Học viện trong những năm đổi mới
Trong 20 năm đổi mới, hoạt động khoa học ở Học viện không ngừng phát triển, đạt được những thành tựu rất quan trọng. Song, hoạt động khoa học ở Học viện cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Đó chính là biện chứng của sự phát triển. Vấn đề được đặt ra là chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá đúng những thành tựu, chỉ ra được những
hạn chế; qua đó, rút ra được những kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục phát huy trong chặng đường tiếp theo.
Thực tiễn hoạt động khoa học ở Học viện trong những năm đổi mới đã cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; về cách thức giải quyết hợp lý các mối quan hệ; về giải pháp, biện pháp xây dựng, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ khoa học. Có thể khái quát một số kinh nghiệm chủ yếu sau đây:
Một là, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của hoạt động khoa học ở
Học viện; bám sát định hướng phát triển lý luận và thực tiễn quân sự để xác định phương hướng, đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học.
Sau nhiều năm quán triệt và quyết tâm đưa hoạt động khoa học lên ngang tầm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, đến nay toàn Học viện đã có nhận thức đúng đắn, coi nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ chính trị trung tâm của Học viện. Với chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của quân đội, Học viện có nhiệm vụ quan trọng trong việc tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị. Thước đo chất lượng, hiệu quả và trình độ phát triển của hoạt động khoa học ở Học viện được tập trung chủ yếu ở tính định hướng chính trị cao, hàm lượng khoa học sâu của các công trình, đề tài nghiên cứu, biên soạn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học. Vì vậy, việc tổ chức
tuyên truyền, giáo dục để thống nhất nhận thức về nhiệm vụ khoa học và việc bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, của quân đội và Học viện để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học không những là yêu cầu mà còn là điều kiện đảm bảo cho hoạt động khoa học ở Học viện phát triển đúng định hướng, thể hiện được đầy đủ và sâu sắc tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn, tính chiến đấu của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội và nhân văn quân sự.
Thực tiễn những năm đổi mới đã cho thấy, do có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ khoa học và luôn bám sát công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, của quân đội nên Học viện đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, chủ động, nhạy bén tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng, trở thành một địa chỉ tin cậy trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của quân đội và quốc gia. Mặt khác, do theo sát thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở các đơn vị nên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh đã sớm được nghiên cứu, làm rõ, cung cấp luận cứ khoa học phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị. Học viện cũng đã chủ động, đi trước một bước việc nghiên cứu, biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ kịp thời yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị ở Học viện và toàn quân.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện, lãnh đạo và chỉ huy các cấp luôn quán triệt sâu sắc nghị quyết, quan điểm của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện về nhiệm vụ của khoa học làm cơ sở cho việc xác định phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của đơn vị. Đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện những năm qua luôn gắn liền với hoạt động nghiên cứu lý luận của Đảng, bám sát thực tiễn quân sự, giữ vững định hướng chính trị trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nâng tầm lý luận và khoa học của các công trình nghiên cứu, biên soạn, của các chuyên đề, bài giảng ở Học viện.
Trong tổ chức thực hiện, Hội đồng Khoa học - giáo dục của Học viện, các hội đồng duyệt đầu vào, nghiệm thu, đánh giá, các ban biên soạn, biên tập luôn đặt ra yêu cầu cao về sự thống nhất nhận thức nhiệm vụ khoa học, về tính định hướng chính trị, tính chiến đấu và tính thực tiễn của các công trình, đề tài. Do đó, các công trình đề tài do Học viện nghiên cứu, biên soạn luôn đúng tiến độ, không mắc sai sót về quan điểm, tư tưởng.
Vấn đề được rút ra từ thực tiễn hoạt động khoa học ở Học viện trong 20 năm đổi mới là phải nhận thức đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ khoa học, luôn bám sát thực tiễn quân sự, lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị làm định hướng hoạt động; thường xuyên thực hiện tốt việc quán triệt, giáo dục ý thức thực hiện nhiệm vụ chinh trị trung tâm cho các tổ chức, các lực lượng khoa học ở Học viện.
Hai là, gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học với hoạt động giáo dục,
đào tạo, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị và xây dựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực.
Hoạt động khoa học là một hoạt động sáng tạo, gắn chặt với các hoạt động khác ở Học viện, trực tiếp và trước hết là hoạt động giáo dục, đào tạo. Theo hướng này, Học viện luôn xác định: lấy nghiên cứu khoa học làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Chính vì vậy, trong chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện, các công trình và đề tài nghiên cứu các cấp được ưu tiên giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc hoàn thiện mục tiêu, mô hình đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, quy trình dạy học mà nhiệm vụ giáo dục, đào tạo đặt ra. Trong tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học hàng năm, các công trình, đề tài trực tiếp phục vụ yêu cầu giáo dục, đào tạo luôn chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả nghiên cứu của các đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học, biên soạn giáo trình, tập bài giảng, sách tham khảo và công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, để đẩy mạnh phong trào toàn Học viện tiến quân vào khoa học, làm cho hoạt động khoa học trở thành nhu cầu thường xuyên của mỗi cán bộ, giáo viên, học viên, thì trước hết phải phát huy tốt vai trò của công tác đảng, công tác chính trị. Thực tế đã cho thấy, nhờ các đảng bộ, chi bộ có nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ khoa học sát đúng, nên hoạt động khoa học đã được phát triển đều khắp ở tất cả các đơn vị trong Học viện. Nếu thời kỳ đầu chủ yếu tập trung ở
các khoa khoa học xã hội và nhân văn thì cho đến nay, hoạt động khoa học đã được đẩy mạnh ở cả các khoa quân sự, các cơ quan và đơn vị học viên. Việc đưa các nhiệm vụ khoa học vào chỉ tiêu thi đua của các đơn vị và của mỗi cán bộ, giáo viên, học viên đã có tác dụng tích cực. Các sinh hoạt khoa học như toạ đàm và hội thảo thường được tổ chức ở hai cấp, thu hút hàng trăm cán bộ, giáo viên, học viên tham gia, trở thành đợt sinh hoạt chính trị, khoa học sâu rộng trong phạm vi toàn Học viện. Công tác tuyên truyền, cổ động không chỉ có ý nghĩa nâng cao nhận thức mà còn có tác dụng thúc đẩy tính tích cực trong lao động khoa học. Công tác xây dựng, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ đã được gắn kết chặt chẽ với việc bồi dưỡng trình độ, năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học, có tác dụng tốt trong nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển của Học viện.
Chế độ, nền nếp hoạt động khoa học cũng được coi là nhiệm vụ xây dựng các cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, trở thành một nội dung trong quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
Ba là, coi trọng hoạt động khoa học của học viên, vai trò tư vấn của
Hội đồng khoa học các cấp, phát huy trí tuệ sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học viên, tiến quân vào nghiên cứu khoa học.
Đây là kinh nghiệm trong tổ chức phân công lao động khoa học và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học ở Học viện những năm qua.
Trong cơ cấu, tổ chức của Học viện, các khoa giáo viên được xác định là đơn vị cơ sở thực hiện chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây cũng là nơi tập trung số đông cán bộ khoa học có học vị, chức danh khoa học, có kiến thức chuyên ngành sâu và đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy. Tuy nhiên, để thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học, cần phải huy động và phát huy năng lực, thế mạnh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị trong toàn Học viện. Bởi lẽ, việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học là phương thức có hiệu quả nhất để bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Qua đó, góp phần xây dựng các cơ quan tham mưu vững mạnh, có đủ năng lực thực hiện tốt chức năng tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở Học viện.
Thực tế đã cho thấy, ở đơn vị nào, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên có trách nhiệm, tích cực trong hoạt động khoa học thì ở đó hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên thực hiện có nền nếp, có kế hoạch chặt chẽ, đạt chất lượng, hiệu quả tốt.
Vai trò tư vấn của hội đồng khoa học các cấp có ý nghĩa to lớn trong việc xác định phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ khoa học. Các thành viên hội đồng khoa học còn là những chuyên gia thẩm định, phản biện, đánh giá các công trình, đề tài nghiên cứu, biên soạn. Thực tế đã cho thấy, nếu các hội đồng khoa học ở các đơn vị, hội đồng duyệt đầu vào, nghiệm thu đánh giá các công trình, đề tài làm việc nghiêm túc, đặt ra
những yêu cầu cao thì chất lượng của các công trình, đề tài được đảm bảo, có tác dụng tốt trong việc xây dựng thái độ, phương pháp lao động khoa học nghiêm túc cho các cán bộ, giáo viên, học viên.
Bốn là, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng, kết hợp giữa diện rộng và chiều sâu, coi trọng chất lượng, hiệu quả nghiên cứu.
Kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng giữa diện rộng và chiều sâu là đòi hỏi tất yếu của hoạt động khoa học ở các nhà trường đại học. Tuy nhiên, giải quyết mối quan hệ này như thế nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của hoạt động khoa học ở các nhà trường đại học. ở Học viện Chính trị quân sự trong những năm đổi mới, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải đưa hoạt động khoa học lên ngang tầm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, phục vụ trực tiếp yêu cầu hoàn thiện mục tiêu, mô hình đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong tổ chức hoạt động khoa học cần phải dành sự ưu tiên thoả đáng cho việc nghiên cứu ứng dụng, mở rộng các đối tượng nghiên cứu, đa dạng hoá các hình thức hoạt động. Điều đó sẽ thu hút được đông đảo cán bộ, giáo viên và học viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cũng là phương thức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là cán bộ khoa học trẻ, khi họ bước đầu tham gia hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với một nhà trường đại học thì hoạt động nghiên cứu cơ bản là yêu cầu không thể thiếu. Hơn nữa, đây còn
là hoạt động chủ đạo, quyết định đến vị thế, uy tín và làm nổi danh "thương hiệu khoa học" của Học viện.
Bước đi trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua ở Học viện là đẩy mạnh hoạt động theo diện rộng, lấy nghiên cứu ứng dụng phục vụ trực tiếp nhiệm vụ trước mắt. Từ đó, làm cơ sở để từng bước đưa hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển theo chiều sâu, tăng dần nghiên cứu cơ bản, coi trọng chất lượng, hiệu quả nghiên cứu. Có thể khẳng định rằng, thực hiện bước đi như vậy là một sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với điều kiện, khả năng, yêu cầu của giai đoạn quá độ trong sự phát triển của hoạt động khoa học ở Học viện.
Tới đây, khi đội ngũ cán bộ khoa học đã phát triển đủ mạnh, các tiến sĩ, thạc sĩ sau vài năm ra trường đã từng bước trưởng thành, kinh nghiệm, tiềm lực khoa học đã được tích luỹ và cho phép thì việc tăng dần tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, đẩy mạnh sự phát triển theo chiều sâu là đòi hỏi khách quan, tự thân và cần thiết. Việc xử lý hợp lý mối quan hệ biện chứng giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng sẽ góp phần đưa hoạt động khoa học ở Học viện trong những năm tới 2006- 2010 có những chuyển biến mới toàn diện, đồng bộ và vững chắc.
Năm là, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và cơ
quan khoa học có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và quản lý hoạt động khoa học; tích cực mở rộng quan hệ hợp tác khoa học với các cơ quan trong và ngoài quân đội.
Có thể khẳng định rằng, một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng, góp phần quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở Học viện trong những năm đổi mới là sự trưởng thành và phát triển không ngừng của đội ngũ cán bộ khoa học và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mưu.
Mặc dù đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Học viện còn thiếu so với yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, song lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Học viện đã sắp xếp và kiên quyết đưa cán bộ đi đào tạo sau đại học. Nhờ có chủ trương đúng đắn và thực hiện tích cực nên trong những năm gần đây, số cán bộ có học vị, chức danh khoa học ở Học viện đã tăng lên đáng kể, đủ sức đảm đương các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thường xuyên và đột xuất, trở thành lực lượng nòng cốt trong hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học ở Học viện.
Việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ được tiến hành tích cực, thông qua nhiều con đường như đưa đi đào tạo cơ bản, tập trung, tại chức, bồi dưỡng thông qua giao nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn, đưa cán bộ trẻ vào tham gia nghiên cứu đề tài, các công trình, tạo các điều kiện cần thiết để giúp cho cán bộ có đủ tiêu chuẩn tham gia bầu chọn các chức danh...
Cùng với việc đầu tư xây dựng các khoa giáo viên, Học viện luôn chú trọng kiện toàn, bổ sung cán bộ cho Viện Khoa học xã hội và nhân văn