Sự phát triển của nhiệm vụ khoa học ở Học viện giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 70)

2006-2010

Những năm tới, hoạt động khoa học ở Học viện diễn ra trong điều kiện vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn do sự tác động, chi phối của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội và nhiệm vụ xây dựng, phát triển của Học viện.

Từ nay đến năm 2010 là khoảng thời gian mà toàn Học viện tiến hành quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VIII và nghị quyết Đảng bộ Học viện lần thứ XIII, biến Nghị quyết của Đảng thành hiện thực sinh động trong mọi lĩnh vực hoạt động của Học viện. Một trong những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của hoạt động khoa học ở Học viện những năm tới là phải tạo ra sự chuyển biến mới và toàn diện về hoạt động khoa học, nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu, biên soạn, hội thảo, sinh hoạt khoa học, quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và xây dựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Theo đó, đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện cần chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng; đồng thời phổ biến, tuyên truyền và quán triệt Nghị quyết của Đảng tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao trình độ lý luận nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội.

Trong những năm tới, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận vẫn tiếp tục diễn ra quyết liệt. Các thế lực thù địch trong nước vẫn tiếp tục lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc" và "tôn giáo" để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", “bạo loạn lật đổ” nhằm chống phá cách mạng nước ta. Nham hiểm và thâm độc hơn là chúng sẽ đẩy mạnh việc phát tán các tài liệu phản động, tung lên mạng internet những bài viết xuyên tạc lịch sử, kích động các phần tử cơ hội, bất mãn, lôi kéo, mua chuộc một bộ phận quần chúng nhân dân nhẹ dạ, cả tin chống phá chính quyền nhân dân, gây rối loạn trật tự xã hội. Đồng thời, lợi dụng diễn đàn khoa học và thông tin đại chúng ở trong và ngoài nước để xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, qua đó hạ thấp uy tín và vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân, chia rẽ quân đội với nhân dân. Điều này, càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn tính chất quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hiện nay. Tình hình đó đòi hỏi cán bộ khoa học ở Học viện phải là một trong những lực lượng xung kích đi đầu, tích cực hơn, nhạy bén hơn và tham gia đấu tranh có hiệu quả hơn nữa trên mặt trận tư tưởng, lý luận; kiên quyết đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, phản động bằng những bài báo, công trình, đề tài khoa học có tầm trí tuệ cao, sắc bén hơn, giàu tính thuyết phục hơn để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, góp phần củng cố vững chắc hơn nữa trận địa tư tưởng, lý luận của Đảng trong quân đội, cùng “binh chủng” tư tưởng – lý luận

– văn hoá của Đảng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giữ trong sạch bầu không khí yên lành của xã hội ta.

Bước vào thời kỳ mới, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội sẽ đặt ra những yêu cầu mới, với những nội dung mới. Việc quân đội ta tiếp tục thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên sẽ đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức, biên chế lực lượng của quân đội; về mối quan hệ giữa lãnh đạo và chỉ huy; về công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học; về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân đội, đặc biệt là bồi dưỡng cán bộ quân sự, tuyển chọn một số lượng lớn cán bộ quân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bồi dưỡng, chuyển sang làm cán bộ chính trị, giữ các chức vụ chính trị viên và chính uỷ. Yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi hoạt động khoa học ở Học viện phải chủ động đề xuất và triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, tăng cường thế trận lòng dân để củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Những năm tới, do yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của Học viện sẽ rất nặng nề. Trong khi lưu lượng học viên ngày càng tăng, đối tượng đào tạo ngày càng đa dạng, Học viện lại phải triển khai thực hiện đề án

xây dựng và từng bước di chuyển về vị trí đóng quân mới (Hoà Lạc – Sơn Tây) theo Chỉ lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Yêu cầu đặt ra đối với toàn Học viện, như Nghị quyết Thường vụ Đảng uỷ Học viện đã xác định là phải tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đây là yêu cầu rất cao, đòi hỏi các hoạt động ở Học viện, trong đó có hoạt động khoa học phải chủ động vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Sự phát triển của hoạt động khoa học ở Học viện những năm tới đây cũng đòi hỏi phải đưa hoạt động này phát triển mạnh mẽ hơn về chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các công trình, đề tài, nghiên cứu, biên soạn, các sinh hoạt, toạ đàm và hội thảo khoa học, cả lý thuyết và ứng dụng, cả khoa học xã hội và nhân văn quân sự và khoa học nghệ thuật quân sự.

Những năm tới đây, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện sẽ có bước trưởng thành vượt bậc. Nhiều nhà khoa học có học vị tiến sĩ đã tích luỹ đủ điều kiện, sẽ được Nhà nước phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Đây là tiền đề vững chắc để củng cố và kiện toàn đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học của Học viện. Điều này cho phép Học viện hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Các công trình khoa học sẽ có chất lượng cao hơn, sách cá nhân và tài liệu phục vụ dạy - học sẽ được viết và xuất bản nhiều hơn.

Với những thành tựu đã đạt được trong 20 năm đổi mới, hoạt động khoa học của Học viện có những thuận lợi rất cơ bản để bước vào thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn 2006 -2010 và những năm tiếp theo.

Trước hết, đó là những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình

lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động khoa học ở Học viện 20 năm qua sẽ giúp cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện, các cơ quan, đơn vị nhận thức đầy đủ hơn, thực hiện có hiệu quả hơn các nhiệm vụ khoa học mà cấp trên giao cho cũng như việc tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động khoa học giai đoạn 2006-2010 của Học viện.

Thứ hai, nhận thức của cán bộ, giáo viên, học viên về vị trí, vai trò,

nhiệm vụ khoa học đã có những chuyển biến cơ bản, các hoạt động khoa học đã đi vào nền nếp, ổn định, trở thành chỉ tiêu thi đua, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện của các cơ quan, đơn vị. Đây là điều kiện rất thuận lợi, đồng thời cũng là một động lực quan trọng, là sức bật mới để thúc đẩy hoạt động khoa học ở Học viện tiếp tục phát triển trong những năm tới đây.

Thứ ba, sau hơn nửa thế kỷ bồi dưỡng, xây dựng, đến nay đội ngũ

cán bộ khoa học của Học viện đã có sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đủ sức thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học mà Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị giao cho.

Thứ tư, với sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của Học viện và sự đầu tư

giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, các trang thiết bị và nguồn lực thông tin khoa học mà Học viện có được đã và đang đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện.

Thứ năm, đời sống vật chất, tinh thần và phương tiện làm việc của

các nhà khoa học được quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt, quan hệ hợp tác khoa học với các cơ quan đơn vị trong và ngoài quân đội được mở rộng; sản phẩm khoa học được công bố và phổ biến ngày càng thuận lợi, được pháp luật bảo đảm và khuyến khích.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên đây, hoạt động khoa học của Học viện trong giai đoạn 2006 - 2010 còn không ít khó khăn; chưa thể khắc phục ngay một sớm một chiều. Có thể nêu khái quát một số điểm chính sau đây:

Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của nhiệm vụ giáo dục, đào tạo

cả về quy mô, chương trình, nội dung và đối tượng đào tạo đã làm cho cường độ dạy - học tăng cao quá mức quy chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động khoa học, nhất là về tổ chức lực lượng, thời gian và sự đầu tư công sức, trí tuệ. Thông thường, mỗi cán bộ khoa học hàng năm phải thực hiện định mức có từ 300 đến 500 giờ lao động quy chuẩn giành cho hoạt động khoa học, nhưng vì nhiệm vụ giáo dục, đào tạo tăng nhanh nên thời gian giành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện rất

hạn chế, hầu hết các nhiệm vụ khoa học được thực hiện trong các giờ nghỉ, ngày nghỉ v.v....

Thứ hai, đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện nhìn chung đã có bước

phát triển, trưởng thành; song so với yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới thì vẫn còn có những hạn chế nhất định. Số cán bộ khoa học đầu ngành và đầu đàn còn mỏng, lại phân bố không đều giữa các đơn vị và giữa cơ sở Hà Đông với cơ sở Bắc Ninh. Vì thế, việc phát triển khoa học theo diện rộng và chiều sâu ở một số đơn vị, nhất là các đơn vị ở cơ sở Bắc Ninh đã và đang gặp không ít khó khăn.

Thứ ba, cơ sở thông tin tư liệu và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ

hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tương xứng với sự phát triển của nhiệm vụ. Kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học còn thấp; khả năng huy động vốn tự có cho hoạt động khoa học rất hạn hẹp. Đây là khó khăn chưa thể khắc phục được ngay trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w