Xây dựng các cơ quan khoa học vững mạnh và các yếu tố bảo đảm tốt cho hoạt động khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91 - 100)

* Xây dựng các cơ quan khoa học vững mạnh, làm tốt công tác tham mưu cho Đảng uỷ, Giám đốc Học viện trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động khoa học.

Các cơ quan khoa học của Học viện không chỉ có chức năng làm tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động khoa học mà còn có chức năng quản lý, hướng dẫn, tổ chức và trực tiếp tham gia các hoạt động khoa học ở Học viện. Do vậy, nâng cao chất lượng hoạt động khoa học ở Học viện không thể không chăm lo xây dựng các cơ quan khoa học vững mạnh, làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chất lượng, hiệu quả và sự phát triển của các hoạt động khoa học ở Học viện những năm qua đều có sự đóng góp tích cực của các cơ quan khoa học của Học viện. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá một cách khách quan là công tác tham mưu, đề xuất của các cơ quan khoa học của Học viện trong hoạt động khoa học cũng còn những mặt hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động khoa học mà Học viện đặt ra. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động khoa học ở Học viện hiện nay cần phải xây dựng các cơ quan khoa học vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan khoa học làm tốt vai trò, chức năng của mình. Muốn vậy, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Giáo dục, quán triệt cho cán bộ, nhân viên trong các cơ quan khoa học nhận thức rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, chỉ cho họ thấy rõ chức trách, quyền lợi và nghĩa vụ cũng như

chỗ đứng của mỗi người trong cơ quan, trong hoạt động khoa học; từ đó có ý thức và trách nhiệm rõ ràng đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động khoa học của cơ quan và Học viện.

Có biện pháp cụ thể để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ, nhân viên trong các cơ quan khoa học; từng bước nâng cao trình độ, năng lực tham mưu, tổ chức, quản lý của cơ quan khoa học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành khoa học xã hội nhân văn quân sự thời gian tới.

Phát huy vai trò, chức năng của Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường trong tổ chức, hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động khoa học; Phòng Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường trong việc cung cấp, bảo đảm tốt thông tin cho hoạt động khoa học, quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin ở Học viện; Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự làm tốt vai trò, chức năng là cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,... phục vụ công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng Học viện...

Kiện toàn, củng cố bộ máy cơ quan gọn nhẹ và đủ mạnh, có khả năng làm tốt vai trò tham mưu, quản lý và trực tiếp tham gia các hoạt động khoa học, thẩm định chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học.

Quan tâm xây dựng và phát huy vai trò của các hội đồng khoa học, bảo đảm cho các hội đồng này có phẩm chất chính trị, bản lĩnh khoa học và năng lực, đủ khả năng, tinh thần trách nhiệm để thẩm định nội dung các mặt hoạt động khoa học, chất lượng các công trình, sản phẩm khoa học.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài quân đội để xã hội hoá, phổ biến các sản phẩm khoa học, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi các hình thức, phương pháp hoạt động khoa học có hiệu quả để vận dụng vào nâng cao chất lượng hoạt động khoa học ở Học viện.

* Nâng cao chất lượng các yếu tố bảo đảm cho hoạt động khoa học

Trong bất cứ hoạt động nào, các yếu tố bảo đảm cũng đều đóng vai trò quan trọng, là yêu cầu khách quan cần thiết để cho mọi hoạt động được tiến hành và có hiệu quả. Trong hoạt động khoa học ở Học viện hiện nay và trong những năm tiếp theo, vấn đề này đặt ra rất bức thiết, có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với sự phát triển của hoạt động khoa học. Vì vậy, cần tập trung làm tốt những yếu tố bảo đảm cơ bản sau:

Một là, tăng nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học

Trong mọi lĩnh vực, vấn đề tài chính luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm, có vai trò rất quan trọng, chi phối quá trình hoạt động cũng như hiệu quả công việc. Hoạt động khoa học nói chung, hoạt động khoa học xã hội và nhân văn quân sự nói riêng cũng vậy, vấn đề tài chính, xem xét ở một góc độ nào đó, nó còn có ý nghĩa quyết định tới

chất lượng hoạt động và hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn của kết quả nghiên cứu khoa học.

ở Học viện Chính trị quân sự, việc bảo đảm tài chính cho hoạt động khoa học nhiều năm nay đang là vấn đề bức xúc đặt ra nhưng chưa giải quyết được. Kinh phí sử dụng cho hoạt động khoa học ở Học viện còn ở mức thấp, mỗi năm chỉ có vài chục triệu chi cho tất cả các mặt hoạt động khoa học. Để nâng cao chất lượng hoạt động khoa học ở Học viện, rất cần tăng nguồn tài chính cho hoạt động này. Muốn vậy, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Xây dựng một cơ chế thống nhất trong toàn Học viện để huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khoa học.

Tài chính bảo đảm cho hoạt động khoa học bao gồm kinh phí do trên cấp, kinh phí huy động từ các ngành khác và kinh phí từ dịch vụ khoa học đem lại... Nhưng trên thực tế, nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động khoa học ở Học viện chủ yếu vẫn là nguồn kinh phí trên cấp (nguồn kinh phí này rất ít, mỗi năm chỉ vài chục triệu đồng). Còn kinh phí từ các nguồn huy động khác, chỉ có từ nguồn kinh phí đào tạo mỗi năm được vài chục triệu đồng, các ngành khác không có; tài chính từ dịch vụ khoa học đem lại thì chưa có cơ chế để thực hiện. Chính vì vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động khoa học dù rất cố gắng nhưng triển khai thực hiện rất khó khăn.

Để huy động được nguồn kinh phí ổn định, bảo đảm cho hoạt động khoa học phát triển, đòi hỏi Học viện phải xây dựng được quy chế, gắn

trách nhiệm của các ngành trong tham gia đóng góp kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khoa học.

- Tăng nguồn kinh phí từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp trên

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của trên về mọi mặt là điều kiện rất quan trọng để hoạt động khoa học ở Học viện phát triển. Trong đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ về tài chính là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện hiện nay, Học viện không có điều kiện làm kinh tế phụ như một số nhà trường quân sự khác.

Nhiều năm nay, nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động khoa học ở Học viện vẫn là nguồn tài chính do trên cấp. Đây là nguồn tài chính chủ yếu và ổn định. Vì vậy, để tăng nguồn kinh phí và hỗ trợ, giúp đỡ của trên, Học viện cần thuyết trình, thuyết phục bằng các chương trình, đề án cụ thể để các cơ quan chức năng cấp trên hiểu, đồng thuận và giúp đỡ; mặt khác, mở rộng mối quan hệ để tìm nguồn hỗ trợ, cung cấp kinh phí cho hoạt động khoa học như: Cục Khoa học, công nghệ và môi trường, Cục Nhà trường, Cục Tư tưởng – Văn hoá, Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường – Tổng cục chính trị... Phải làm cho các cơ quan cấp trên thấy được tiềm lực và khả năng tham gia các mặt hoạt động khoa học, đặc biệt là khả năng nghiên cứu và thực hiện thành công các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ thuộc chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn của Học viện; thấy rõ trình độ, khả năng tổ chức, nghiên cứu của Học viện là điều rất cần thiết. Trên cơ sở đó, các cơ quan cấp trên sẽ có sự giúp đỡ về kinh phí.

- Khuyến khích các đơn vị trong Học viện tự huy động thêm nguồn tài chính đơn vị cho hoạt động khoa học.

Đây chính là nội dung, biện pháp nhằm động viên, khuyến khích các đơn vị tích cực, chủ động tạo ra nguồn tài chính từ kết quả tăng gia, chăn nuôi; gây quỹ “bồi dưỡng tài năng khoa học”.... để tiến hành hoạt động khoa học. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Tránh vì thành tích mà thực hiện huy động tài chính không đúng, không rõ ràng, làm ảnh hưởng tới đời sống đơn vị cũng như các mặt hoạt động khác.

Hai là, xây dựng môi trường lành mạnh, tạo các điều kiện thuận lợi

thúc đẩy hoạt động khoa học phát triển.

Lao động khoa học là lao động sáng tạo. Do đó, để kết quả của lao động khoa học có chất lượng và hiệu quả cao thì không thể gò ép, bắt buộc mà phải phát huy tính tự giác, tích cực của người tham gia lao động khoa học.

Những năm qua, môi trường, điều kiện đảm bảo cho hoạt động khoa học ở Học viện ngày càng được cải thiện tốt hơn, hoạt động khoa học đã dần đi vào nền nếp, ổn định... Do đó, một số hoạt động khoa học ở Học viện đã và đang đi vào chiều sâu, đạt chất lượng hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, cũng còn có những khó khăn, bất cập nên chưa phát huy hết được tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện.

Vì vậy, xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khoa học ở Học viện phát triển là một vấn đề cấp thiết

đặt ra. Giải quyết tốt vấn đề này cũng là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động khoa học ở Học viện. Muốn vậy, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Nâng cao trình độ nhận thức và tạo được sự thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ khoa học ở Học viện cho mọi đối tượng ở Học viện.

- Có cơ chế hoạt động khoa học phù hợp, bảo đảm vừa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của các cá nhân, của các tổ chức Đảng, Đoàn, quần chúng trong hoạt động khoa học, vừa bảo đảm tính chặt chẽ, nghiêm túc, khoa học của hoạt động khoa học.

- Tạo ra động lực về vật chất và tinh thần cho hoạt động khoa học. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động khoa học, đồng thời cũng là một khâu yếu của Học viện hiện nay.

Tạo ra động lực về vật chất và tinh thần chính là vấn đề bảo đảm lợi ích cho những cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động khoa học. Khi đề cập tới vấn đề lợi ích cá nhân, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng giá một xu nhỏ, chừng nào mà người ra không biết kết hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của chính ngay những người đang tham gia cuộc đấu tranh kinh tế, chừng nào mà người ta không biết kết hợp những lý tưởng đó với những vấn đề “chật hẹp” và nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày của giai cấp ấy” [32, tr.510-511]. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (Khoá VI) của Đảng cũng khẳng định: “Động lực thúc đẩy phong trào quần

chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Trong xã hội do nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội gắn chặt và thống nhất với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp” [4; tr.11].

ở Học viện, những năm qua, việc quan tâm về vật chất và tinh thần đối với những tập thể và cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học dù đã rất cố gắng, song vẫn còn hạn chế nhất định. Vì vậy, đã làm cho một bộ phận cán bộ, giáo viên, học viên của Học viện chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động khoa học. Họ tham gia hoạt động khoa học mang tính bắt buộc và trách nhiệm phải làm. Do đó, chất lượng một số hoạt động khoa học, nhất là đề tài cá nhân không cao. Bên cạnh việc động viên, khích lệ bằng vật chất và tinh thần, phải có biện pháp quản lý, kiểm tra chặt chẽ sản phẩm và có biện pháp bắt buộc đối với những cá nhân không thực hiện nhiệm vụ khoa học hoặc thực hiện đối phó.

Ba là, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động khoa học ở

Học viện.

Quy chế quản lý hoạt động khoa học ở Học viện là văn bản pháp lý quy định mọi vấn đề liên quan tới hoạt động khoa học nhằm bảo đảm cho hoạt động khoa học ở Học viện hoạt động đúng định hướng chính trị của Đảng và có chất lượng tốt trên tất cả các mặt, các nội dung của hoạt động khoa học ở Học viện.

Trong từng giai đoạn, theo sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ của Học viện, trong đó có hoạt động khoa học, quy chế quản lý hoạt động khoa học ở Học viện sẽ có những vấn đề hạn chế, lỗi thời, không còn phù hợp, do đó không kích thích, thúc đẩy hoạt động khoa học phát triển. Ngược lại, đôi khi còn tác động tiêu cực tới hoạt động khoa học. Vì vậy, cần phải bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động khoa học ở Học viện.

Hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động khoa học ở Học viện phải căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ của Học viện, nhất là nhiệm vụ hoạt động khoa học trong từng giai đoạn cụ thể và những vấn đề bất hợp lý của quy chế quản lý qua thực tiễn hoạt động khoa học ở Học viện để bổ sung, hoàn thiện quy chế.

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w