chất chính trị tốt, có năng lực hoạt động khoa học giỏi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Theo đó, đội ngũ cán bộ khoa học có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học quyết định tới chất lượng của sản phẩm khoa học và hiệu quả của việc ứng dụng kết quả hoạt động khoa học vào thực tiễn.
Đội ngũ cán bộ khoa học mạnh được thể hiện ở cả số lượng và chất lượng đội ngũ, trong đó chất lượng cán bộ khoa học giữ vai trò quyết định. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học phải chú ý xây dựng cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng tới xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn và quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự; cán bộ quản lý khoa học giỏi, đặc biệt là phải quan tâm, chăm lo gây dựng “đầu nhô” của Học viện đạt đến trình độ chuyên gia tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Việc Học viện có nhiều “đầu nhô” là điều kiện rất tốt để xây dựng “thương hiệu khoa học” của Học viện, làm cho nhiều người biết đến Học viện, là cơ sở để thu hút các chương trình, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ về Học viện. Đây cũng là việc chuẩn bị các điều kiện để hội nhập và hợp tác quốc tế. Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XII xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học bảo đảm tăng cường cả số lượng, chất lượng, nhất là cán bộ đầu ngành”.
Suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Học viện từ khi thành lập, nhất là từ khi đất nước thực hiện sự nghiệp đổi mới đến nay, Học viện đã chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đã có đội ngũ cán bộ khoa học tương đối mạnh. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học cần phải cố gắng hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động khoa học ở Học viện hiện nay và trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:
Một là, thực hiện tốt quan điểm của Đảng, hướng dẫn của Bộ Quốc
phòng, Tổng cục Chính trị về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học.
Quan điểm của Đảng, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học là định hướng đúng đắn bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả. Điều này rất có ý nghĩa đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn quân sự – Những người trực tiếp nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quân sự, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị; những vấn đề xây dựng quốc phòng – an ninh, xây dựng quân đội về chính trị; tham gia đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – lý luận, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Do vậy, những người nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng phải thật sự là những chiến sĩ khoa học, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận cao và kiến thức uyên thâm. Mặt khác, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện cần phải quán triệt Nghị quyết của Đảng uỷ Học viện về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học trong từng thời kỳ.
Lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học là bước khởi đầu của quá trình xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học. Làm tốt việc lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học là cơ sở, tiền đề để xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ phẩm chất và trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoạt động khoa học ngày càng cao.
Công tác lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học ở Học viện nhìn chung đã được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, có khả năng phát triển làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý khoa học, có độ tuổi cho phép phát triển và sử dụng lâu dài và nằm trong quy hoạch sử dụng lâu dài của Học viện. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của hoạt động khoa học.
Để làm tốt việc lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học bảo đảm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đưa lại chất lượng cao, đáp ứng được ý đồ quy hoạch và công tác bố trí, sử dụng, có khả năng phát triển thành những cán bộ khoa học đầu ngành, chuyên sâu, cần phải quán triệt những quan điểm sau:
- Trong lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học phải có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển, phải có kế hoạch , quy hoạch rõ ràng, vừa bảo đảm đáp ứng được yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng được yêu cầu lâu dài; bảo đảm được tính kế thừa, liên tục, ổn
định, chuyên sâu, có khả năng phát triển tốt. Tránh quan điểm xem xét chủ quan, phiến diện, cảm tính trong lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học.
- Lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học phải được tiến hành thận trọng. Kết hợp cả trình độ nhận thức và cả khả năng nghiên cứu, phát hiện vấn đề và cách thức giải quyết vấn đề thông qua thực tiễn công tác, học tập.
- Lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ khoa học; đồng thời phải căn cứ vào tiêu chuẩn riêng của cán bộ khoa học xã hội và nhân văn.
Quán triệt những quan điểm trên, lựa chọn, tạo nguồn cán bộ khoa học phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải lựa chọn những cán bộ, giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng say mê, sáng tạo, có sức khoẻ, có khả năng nghiên cứu, ở độ tuổi cho phép, có trình độ ngoại ngữ theo quy định để phục vụ cho nghiên cứu, tham khảo các tài liệu nước ngoài
- Lựa chọn những người giỏi, có khả năng nghiên cứu và tổ chức các hoạt động khoa học, có hướng phát triển tốt, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu ở các bậc học. Đồng thời, phải có chính sách hấp dẫn để thu hút những cử nhân giỏi, được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học dân sự để bồi dưỡng và sử dụng lâu dài. Kiên quyết không lấy người có năng lực tư duy và trình độ đào tạo đạt trung bình, trung bình khá công tác ở các khoa, các ngành.... và Học viện.
Ba là, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học
Chất lượng, hiệu quả của hoạt động khoa học phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học. Do vậy, cần phải không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học. Học viện Chính trị quân sự là nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn quân sự, có vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng là đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng. Vì vậy, một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện là phải quan tâm xây dựng phẩm chất chính trị, bản lĩnh của nhà khoa học cho họ. Đáp ứng được đòi hỏi đó phải thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, coi đó là công việc gốc để nâng cao chất lượng cán bộ khoa học.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học cần tập trung vào các nội dung sau:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng hợp lý; hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần linh hoạt, thiết thực, sát với yêu cầu nhiệm vụ của đối tượng cán bộ khoa học. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo cơ bản với công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học thông qua hoạt động thực
tiễn như nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, hội thảo, sinh hoạt khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, nghiên cứu đề tài cá nhân...
- Tổ chức tốt việc tự học, tự nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là tự học ngoại ngữ, tin học. Đây là một nội dung, biện pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ khoa học.
- Tạo điều kiện cho cán bộ khoa học tiếp cận được thông tin nhiều chiều, đặc biệt là tiếp cận thực tiễn quân sự bằng cách đi nghiên cứu thực tế đơn vị, nâng cao chất lượng công tác thông tin khoa học, bảo đảm cho cán bộ khoa học có được thông tin phong phú nhiều chiều, nhất là việc tiếp cận thông tin đối lập với ta, thông tin về các đơn vị. Khắc phục tình trạng: nhiều cán bộ công tác ở Học viện hơn mười năm, từ lúc quân hàm từ trung uý đến khi lên quân hàm thượng tá, đại tá mới được đi dự nhiệm.
Bốn là, làm tốt hơn công tác bố trí, sử dụng cán bộ khoa học.
Bố trí, sử dụng đúng cán bộ khoa học là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định không chỉ đến chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học mà còn đối với việc phát huy tiềm năng, sở trường của cán bộ khoa học, tạo cho họ điều kiện thuận lợi để phát huy cái vốn có của bản thân, khơi dậy tinh thần tích cực, hăng say tham gia vào các hoạt động khoa học.
ở Học viện Chính trị quân sự, công tác bố trí, sử dụng cán bộ khoa học, về cơ bản là đúng người, đúng việc, phát huy được vai trò đội ngũ
cán bộ khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy ở Học viện; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ khoa học có bước trưởng thành nhanh chóng, đáp ứng được sự phát triển về nhiệm vụ khoa học ở Học viện. Nhiều cán bộ khoa học đã trở thành những cán bộ khoa học giỏi, có khả năng chủ trì nghiên cứu các công trình khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước đạt chất lượng tốt, trở thành những cán bộ khoa học có uy tín của quân đội và của quốc gia. Tuy nhiên, không phải lúc nào công tác bố trí, sử dụng cán bộ khoa học ở Học viện cũng đã hợp lý, đúng người, đúng việc.
Để làm tốt hơn việc bố trí, sử dụng cán bộ khoa học, phát huy tốt sở trường của họ, cần nắm vững một số vấn đề sau:
- Phải có quan điểm đúng đắn và thái độ khách quan trong bố trí, sử dụng cán bộ khoa học. ở Học viện, nhiệm vụ chính trị trung tâm là giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Do đó, khi bố trí, sử dụng cán bộ khoa học, trước hết phải quán triệt quan điểm của Đảng, của quân đội và của Học viện về bố trí, sử dụng cán bộ khoa học để xếp đúng người, đúng việc, có như vậy mới giúp cán bộ phát huy tốt khả năng vốn có, sở trường, sở đoản của mình.
- Bố trí, sử dụng cán bộ khoa học phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ quân đội và phải phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của Học viện, bảo đảm tính ổn định để cán bộ có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực đào tạo.
- Kết hợp bố trí cán bộ khoa học trẻ với cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn, cán bộ khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy một cách hợp lý để tạo ra các thế hệ kế tục, kế tiếp, thuận lợi cho sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, bảo đảm sử dụng và phát huy tốt đội ngũ hiện có, đồng thời có sự chuẩn bị thay thế kế tiếp, tránh sự hụt hẫng khi có sự thay đổi, luân chuyển cán bộ, hoặc ùn tắc gây tâm lý chán nản, thiếu tính tích cực, không phát huy được năng lực của cán bộ khoa học.
- Bố trí, sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với bố trí sử dụng; tránh đào tạo không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng chuyên ngành, vừa không phát huy được khả năng của cán bộ khoa học, vừa làm cho họ thiếu yên tâm phấn đấu, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm.
Năm là, có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm phát huy mọi khả
năng, tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học.
Cán bộ khoa học là những người hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. Họ không chỉ là những cán bộ, sĩ quan thực hiện nhiệm vụ và thời gian theo quy định của quân đội, của Nhà nước mà còn làm việc trong cả thời gian ngày nghỉ, giờ nghỉ. Lao động của họ là lao động trí óc, thần kinh luôn ở trạng thái suy nghĩ, căng thẳng. Với đặc điểm hoạt động khoa học ở Học viện là hoạt động khoa học xã hội và nhân văn quân sự, thường thiên về các vấn đề lý luận. Do đó, sản phẩm lao động do cán bộ khoa học ở Học viện làm ra khó đo đếm, ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống. Vì vậy, khó xác định thù lao trả cho công sức của họ bỏ ra
một cách hợp lý. Trên thực tế, ở Học viện, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khoa học, thù lao cho sản phẩm của họ làm ra thấp, không đáng kể, không đủ để tái sản xuất sức lao động. Điều đó đã không tạo ra được sự kích thích, động viên cán bộ khoa học để họ đem hết nhiệt tình, trách nhiệm và khả năng ra để lao động, cống hiến. Điều đáng nói là sau nhiều năm nghiên cứu, lao động khoa học công phu, người cán bộ mới tích luỹ được tri thức và kinh nghiệm, thực sự vững tay nghề. Vào thời điểm đó thì tuổi họ đã cao, theo luật Sĩ quan, số cán bộ này phải nghỉ theo chế độ quy định. Đây là một điều đáng tiếc, nếu không nói là lãng phí. Học viện cần nghiên cứu, đề xuất lên Bộ có chính sách rõ ràng và chế độ hợp lý để động viên số cán bộ này tiếp tục nghiên cứu khoa học, cống hiến cho quân đội. Rõ ràng là để phát huy tiềm năng của các thế hệ cán bộ khoa học ở Học viện, động viên, khuyến khích họ mang hết tài năng, trí tuệ và ngọn lửa nhiệt tình, trách nhiệm, niềm say mê nghiên cứu khoa học thì Học viện phải quan tâm đúng mức, có chế độ, chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần thoả đáng; kết hợp giữa khen thưởng, động viên tinh thần với việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ khoa học giỏi, công tác có hiệu quả, chất lượng tốt.