TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan dẫn tới rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại là những nhân tố bắt nguồn từ chính các Ngân hàng. Một số nhân tố chủ quan tiêu biểu là:
- Công nghệ thông tin
Những thông tin từ hồ sơ xin vay của doanh nghiệp, những thông tin do ngân hàng lưu trữ và những thông tin do ngân hàng tìm hiểu bên ngoài có thể chỉ phản ánh một phần về doanh nghiệp, cần thiết phải phân tích và tìm hiểu kỹ càng hơn mới có thể đánh giá được toàn diện về doanh nghiệp. Do công nghệ và trang thiết bị ngân hàng còn yếu kém cho nên việc thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến những đánh giá
không chính xác làm ảnh hưởng tới quá trình quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Cơ chế giám sát nội bộ
Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát tốt sẽ hạn chế và khắc phục kịp thời
những sai sót trong quá trình thực hiện công tác tín dụng qua đó hạn chế được rủi
ro. Điều này giúp cho các bộ phận trong ngân hàng phối hợp chặt chẽ hơn, vừa có
tác dụng kiểm tra, vừa cung cấp bổ sung những thông tin cần thiết không những
để giám sát chặt chẽ từng khoản vay giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra.
- Chuyên môn hoá cán bộ khách hàng
Với thực tế các cán bộ khách hàng không được chuyên môn hoá, phần lớn các bước cũng như các quy trình tín dụng đều do một cán bộ thực hiện. Trong khi các doanh nghiệp vay vốn là những loại hình doanh nghiệp khác nhau với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác phân tích đánh giá của ngân hàng. Bên cạnh
đó, với một loại hình doanh nghiệp khác nhau, ngành nghề khác nhau, thì cán bộ lại phải thực hiện các phương án khác nhau. Điều đó có thể gây khó khăn về
mặt quản lý cho cán bộ khách hàng, qua đó làm tăng rủi ro của khoản vay.
- Phẩm chất và trình độ cán bộ
Các cán bộ khách hàng cần phải nó năng lực chuyên môn cũng như nhạy
bén để có để đánh giá được khách hàng, phương án kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo và hành vi vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ
khách hàng cần có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm khi làm việc để không câu kết với khách hàng, cố ý làm trái quy định của pháp luật cũng như quy
trình của ngân hàng. Ngoài ra cán bộ khách hàng cần có sự hiểu biết về kinh tế xã hội, luật pháp, dự đoán được sự biến động của thị trường để kịp thời đưa ra tư vấn phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.
1.4.2. Nhân tố khách quan
- Quy định về kế toán, kiểm toán
khách quan liên quan đến công tác quản lý rủi ro của ngân hàng. Điều này giúp
ngân hàng có góc nhìn toàn cảnh đối với hoạt động kinh doanh của mình và từ đó
giám sát được thực tế việc cho vay. Từ đó có thể nhận định được tình hình hoạt
động của doanh nghiệp và kịp thời có các biện pháp để hạn chế, giảm thiểu được
rủi ro trong quá trình cho vay đối với khách hàng.
- Cơ chế giám sát của NHNN
Việc giám sát của NHNN là rất quan trọng, bởi chỉ khi đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, các chính sách, các quy định cũng như quy trình quản lý rủi ro mới được NHTM quan tâm và thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, hiện nay trên thế giới, các tiêu chuẩn về Basel II, Basel III đã và đang được coi là một chuẩn mực cho các ngân hàng quan tâm, nghiên cứu để thực hiện. Vì vậy, việc tăng cường giám sát của NHNN sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng.
- Sự phát triển của thị trường tài chính
Với một thị trường tài chính phát triển, nguồn vốn huy động của ngân hàng không bị quá phụ thuộc vào tiền gửi, tiền thanh toán của các tổ chức, các cá nhân, ... Ngân hàng có thể trực tiếp huy động tư việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ngân hàng.
Việc phát triển thị trường tài chính đã giúp nâng cao khả năng quản lý rủi
ro tín dụng của ngân hàng. Cụ thể, khi các doanh nghiệp huy động vốn trung, dài
hạn trên thị trường chứng khoán thì lúc này kênh tín dụng ngân hàng sẽ cung cấp
chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Từ đó sẽ giảm thiếu rủi ro cho ngân hàng.
Hơn nữa, trong một thị trường tài chính hiện đại, ngày càng xuất hiện các công cụ tín dụng phái sinh như hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng trao đổi cộng đồng các khoản tín dụng rủi ro.
- Các nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là người lập phương án vay vốn, là người trực tiếp sử dụng vốn vay vì vậy năng lực tài chính cũng như sự trung thực của khách hàng là các nhân tốt rất quan trọng, ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng
của ngân hàng:
+Năng lực của khách hàng
Năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng là nhân tố quyết định đến
rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém không dự đoán được biến động của thị trường, không hiểu biết nhiều về sản xuất,
phân phối và quảng bá sản phẩm.. .thì sẽ không đạt được lợi nhuận như mong đợi
và từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, chất lượng tín dụng của ngân hàng. +Sự trung thực của khách hàng
Trong quá trình vay vốn, cán bộ cần phải kiểm tra hồ vay vốn của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không trung thực trong khi khai hồ sơ hoặc cố tình làm giả hồ sơ, che dấu thông tin của doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định cho vay không phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, trong kinh doanh, việc đương đầu với rủi ro trong cho vay là một việc khó tránh khỏi, việc thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Tuy nhiên vấn đề là làm thế nào để quản lý rủi ro và hạn chế ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 1 trong luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro trong cho vay cũng như đề cập đến các biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay để làm cơ sở lý luận, sau đây luận văn sẽ đề cập đến thực trạng về cho vay và rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Pháttriển Việt Nam triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Trong 55 năm phát triển, chức năng và tên gọi của ngân hàng đã thay đổi song song với sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ khác nhau:
- Ngày 24/06/1981, Chính phủ có quyết định số 259/QĐ-CP chuyển Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
- Ngày 14/11/1990 theo quyết định số 401-CT chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Năm 1996, Ngân hàng được tổ chức lại thành NHTM quốc doanh độc lập.
- Sau tiến trình cổ phần hóa thành công, tháng 05/2012, Ngân hàng
Đầu tư
và Phát triển Việt Nam hoạt động dưới hình thức ngân hàng thương mại cổ phần.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất, có một bề dày lịch sử và uy tín cao cả trong và ngoài nước, cũng là NHTM đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2015. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của BIDV đạt 1.201.661 tỷ đồng, thu nhập lãi thuần đạt 31.021 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.800 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đạt và vượt chuẩn quốc tế.
2.1.2. Giai đoạn phát triển 2013-2017
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:
* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
đoạn 2013 - 2017, tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 35%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 31%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 25%/năm.
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận. Bên cạnh đó, năm 2016, BIDV vinh dự là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai Basel II, góp phần chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu.
* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát
triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.
* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.
Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 - 2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. BIDV đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm:
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội.
Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương
hiệu của ngân hàng, đến ngày 31/12/2017, BIDV đã có 191 chi nhánh và 854 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM, POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc và là một trong 3 ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam.
* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên...
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB..