Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 189 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (Trang 84 - 88)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng:

- Nhằm nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng, trong đó cần phối hợp với các cơ quan để xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động của NHTM cũng như các thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo. NHNN nên có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

- Sớm hoàn thiện dự án Luật trong trong hoạt động ngân hàng và nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn... phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho các NHTM có một chuẩn mực nhất định trong hoạt động kinh doanh, nhằm giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng.

Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả:

NHNN cần có công cụ để theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát hơn diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng

để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt được

các mục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo

- Bên cạnh đó, việc điều hành linh hoạt chính sách lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối.

Công tác thanh tra:

- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, xây dựng hệ thống thanh tra có chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát được an toàn của hệ thống ngân hàng cũng như đảm bảo việc kiểm tra có hiệu quả cao.

- Công tác kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên đối với các NHTM để đảm bảo ngân hàng thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các vấn đề tồn đọng trong ngân hàng.

Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng (CIC)

CIC là một trong những công cụ được NHTM sử dụng để tìm hiểu thông tin về khách hàng. Do đó yêu cầu hệ thống thông tin tín dụng phải đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịp thời để nâng cao chất lượng thông tin được cung cấp, giảm rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống CIC cần phải được hoàn thiện, có khả năng thu thập, phân tích và đưa ra những cảnh báo thích hợp đối với các NHTM. Do vậy, hệ thống CIC cần:

- NHNN cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng cho CIC ngành NH, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trường hợp phát hiện thông tin không chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng như bồi thường thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thông tin không chính xác đó gây ra.

- Thông tin cung cấp cần có nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chỉ tiêu định lượng như hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ như: tư cách người vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, dư nợ

vay và chất lượng tín dụng trong các thời kỳ, ...

- Hiện nay các NHTM muốn giữ bí mật đối với thông tin khách hàng nên thường không hợp tác tích cực với CIC. Do vậy thanh tra NHNN cần kiểm tra và xử lý nghiêm đối với NHTM khi có các hành vi báo cáo thiếu hoặc thông tin sai lệch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng có tài sản lớn nhất và là một trong bốn Ngân hàng có quy mô dư nợ lớn nhất Việt Nam. Trong những năm qua, song song với việc tăng trưởng tín dụng, BIDV luôn quan tâm đến công tác quản lý, hạn chế rủi ro trong cho vay để nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới xây dựng một ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hạn ché ủi ro trong cho vay tại BIDV vẫn còn tồn tại những vướng mắc, hạn chế cần được tháo gỡ, khắc phục trong thời gian tới. Việc triển khai, áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của riêng đối tượng nào, mà để giải quyết được nó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, NHNN, các NHTM và các cấp ủy chính quyền địa phương.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại trong hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động của Ngân hàng nói chung, góp phần tạo nên tính ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với lý do đó, đề tài “Gải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ” đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau:

- Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay.

- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chỉ ra được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

- Thứ ba, đề xuất phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Nhìn chung, rủi ro tín dụng mang tính chất phức tạp, đa dạng, có cả rủi ro kiểm soát được và những rủi ro không kiểm soát được. Hơn nữa, quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là vấn đề lớn với nhiều khía cạnh phức tạp. Trong khi đó, thời gian và năng lực nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp. Chân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.Saunder - H.Lange (2012), Finacial Institutions Management - A Modern Perpective, Australia.

2. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Trần Đình Định (2006), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

4. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống Kê.

6. Ngô Quang Huân (2008), Quản trị rủi ro, Đại học Kinh Tế Tp. HCM.

7. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Phan Thị Linh (2012), “Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới”,

Tạp chí Pháp lý.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư SỐ02/2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt đồng, Hà Nội.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02 /2013/TT-NHNN V/v Ban hành quy định về phân loại nợ phải trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng,

Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền đối với khách hàng là doanh nghiệp, Hà Nội 12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Sổ tay tín dụng,

Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2014, 2015, 2016,2017

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Hướng dẫn triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hà Nội.

15. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự,

NXB Lao động, Hà Nội.

16. Phạm Thị Nguyệt (2011), “Nguyên nhân và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, (9).

17. Lê Văn Tề (1999), Từ điển kinh tế - tài chính - ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 189 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w