Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 189 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (Trang 63 - 71)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì Ngân hàng cũng có những hạn chế nhất định trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể của những hạn chế đó là:

Một là, chính sách tín dụng còn hạn chế

Thời gian qua, mặc dù BIDV rất quan tâm, chú trọng đến việc phân cấp, phân quyền cho các Chi nhánh, ban hành hệ thống văn bản chính sách tín dụng theo tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên, việc ban hành quy định, quy trình còn chậm, chồng chéo, có những văn bản còn chậm theo sự chỉ đạo của NHNN đã ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng hoạt động cho vay. Cụ thể:

+ Văn bản quy định kiểm tra giám sát vốn vay về việc thực hiện chấm điểm khách hàng còn mâu thuẫn, chưa cụ thể và rõ ràng.

+ Chưa ban hành quy định riêng về cho vay bất động sản theo chỉ đạo của NHNN nhằm hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng.

Chính sách tín dụng của BIDV ví dụ như chính sách cấp tín dụng liên tục được sửa đổi, thay thế, một phần cũng do sự thay đổi chính sách chung của Chính

phủ và NHNN, một phần cũng do hạn chế về mặt kiến thức của nhân viên hướng dẫn nghiệp vụ. Một số hướng dẫn chưa thực sự chặt chẽ, chưa cụ thể, gây khó khăn trong công tác thực hiện. Bên cạnh đó, trên thực tế đang có trường hợp các Ban ban hành văn bản chồng chéo, phân công nhiệm vụ không rõ ràng và hướng dẫn thực hiện của các Ban đôi khi mâu thuẫn nhau. Khi đó chi nhánh nào phát sinh vấn đề thì lại không biết thực hiện theo hướng dẫn của Ban nào cho đúng.

Hai là, chưa tuân thủ quy trình cho vay

Quy trình tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên... Tuy nhiên, việc giám sát thực hiện đúng quy trình tín dụng được đề ra thực sự chưa được chú trọng. Nguyên nhân của vấn đề này do nhiều yếu tố như hạn chế của hệ thống CNTT, thiếu nguồn lực để kiểm tra sự tuân thủ... Thêm vào đó, nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, mang tính cảm tính, chạy theo yêu cầu của khách hàng, phụ thuộc vào tài sản bảo đảm mà không được phân tích, thẩm định tín dụng kỹ

càng. Nhiều chi nhánh không tuân thủ quy định của Trụ sở chính, đầu tư tín dụng ra ngoài địa bàn hoạt động nên không kiểm soát được tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay, dòng tiền của khách hàng.

Việc giám sát sau khi cho vay cũng chưa được nhiều chi nhánh tuân thủ mặc dù công tác giám sát là công tác rất quan trọng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, không lừa đảo ngân hàng cũng như đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng còn hiệu quả, đủ khả năng trả nợ ngân hàng. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do cán bộ khách hàng có nhiều công việc phải thực hiện, không có đủ thời gian giám sát sau khi cho vay nhưng chủ yếu là do tâm lý chủ quan, ngại gây phiền hà đối với khách hàng.

Ba là hạn chế trong công tác đo lường, phân tích tín dụng - Cơ sở vật chất còn hạn chế

Hiện phần mềm đang sử dụng chưa tân tiến, chỉ chiết xuất được dữ liệu thô dẫn đến nhiều số liệu báo cáo phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến các phân tích tổng quan của Ban lãnh đạo về ngành hàng, nhóm khách hàng và đôi khi thiếu chính xác, dẫn đến quyết định cho vay chính xác, không kịp thời.

- Hạn chế trong chấm điểm/ xếp hạng khách hàng

Thực tế các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng hạng khách hàng có thể thay đổi theo ý chí chủ quan của cán bộ đánh giá. Một vài tiêu chí chấm điểm về chỉ tiêu tài chính và phi tài chính còn hơi đơn giản, không thể diễn tả được hết tình hình thực tế của khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá xếp hạng khách hàng được thực hiện một quý một lần trong khi tình hình kinh tế, tình hình kinh doanh của khách hàng thay đổi liên tục, hàng ngày.

- Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng luôn ở mức cao

Mặc dù có thể khẳng định BIDV luôn kiểm soát các các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ở mức cho phép theo quy định của NHNN. Tuy nhiên,

trong thực tế các chỉ tiêu như kết cấu dư nợ tín dụng, hệ số rủi ro tín dụng luôn cao ở gần mức cho phép của NHNN và đã có một thời gian Trụ sở chính không cho phép tăng trưởng tín dụng vì đã đến hạn mức quy định. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, uy tín của BIDV mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của những khách hàng tốt, những người có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ nhưng không được giải ngân phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bốn là trình độ của đội ngũ cán bộ khách hàng còn hạn chế gây ra một số sai sót không đáng có trong phân tích đo lường RRTD

Nghiệp vụ cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng và lợi nhuận đem lại từ nghiệp vụ này là cao nhất so với nghiệp vụ khác và đòi hỏi cán bộ khách hàng phải có trình độ cao, hiểu biết về quy trình thực hiện cũng như nhạy bén trong đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng . Tuy nhiên thực tế các chi nhánh, có một số cán bộ khách hàng còn trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm nhiều trong thẩm định hồ sơ tín dụng... Ngoài ra, do áp lực doanh số và áp lực chăm sóc khách hàng, nhiều cán bộ đã không nghiên cứu kỹ các quy trình, quy chế cho vay hiện hành và thực hiện cho vay sai quy chế hiện hành.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Từ phía ngân hàng cho vay

Các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong hoạt động cho vay tại BIDV thời gian qua là do chính sách, quy trình cho vay chưa chặt chẽ, công tác quản trị tín dụng chưa hữu hiệu, chưa chú trọng phân tích khách hàng, xếp loại RRTD để tính toán điều kiện cho vay và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, việc không chấp hành tốt các nguyên tắc tín dụng, công tác giám sát việc thực hiện đúng quy trình cho vay chưa được chú trọng đúng mức cũng làm gia tăng RRTD. Cụ thể như sau:

- Chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho quản trị rủi ro tín dụng hoạt động cho vay của ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng hoạt động cho vay chưa được ưu tiên hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của ngân hàng mà chỉ thể hiện ở những văn bản chỉ đạo mang tính chung chung như cảnh báo, hạn chế cấp tín dụng đối với ngành nghề, hướng dẫn thực hiện cấp tín dụng. BIDV đã ban hành khung quản lý rủi ro nhưng không đầy đủ với nội dung rủi ro tín dụng và không được tuyên truyền rộng rãi đến các cán bộ của BIDV. Do đó, cần phải có một thông điệp mạnh mẽ, tuyên truyền đến toàn ngân hàng về quản trị rủi ro tín dụng hoạt động cho vay để xây dựng kim chỉ nam khi thực hiện, nâng cao nhận thức của cán bộ.

- Quy định về định giá tài sản thế chấp còn nhiều bất cập

Đây là yếu tố quan trọng trong việc quyết định cho vay, thu hồi nợ và xử lý rủi ro; tuy nhiên cùng với tính đa dạng của khách hàng thì việc định giá tài sản thế chấp hiện tại còn mang tính ước lượng chủ quan, chưa được Ban đầu mối hướng dẫn chi tiết hoặc cập nhật các tình huống phát sinh.

- Biện pháp thu hồi nợ và xử lý TSBĐ chưa kiên quyết

Quy trình phát mại tài sản đảm bảo tiền vay còn phức tạp, khi khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản thì gần như bế tắc trong việc thu hồi tài sản phát mại. Bên cạnh đó nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, ỷ thế vào các mối quan hệ quen biết và ngân hàng không có biện pháp kiên quyết để xử lý. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình phát mại tài sản, thu hồi nợ của ngân hàng.

- Thông tin tín dụng của Ngân hàng không đầy đủ và chính xác:

Trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay một phần nguyên nhân là do thông tin thu thập từ CIC và Trụ sở chính là chưa đầy đủ nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ ngại thu thập thông tin về khách hàng, quyết định cấp tín dụng hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm.

- Sử dụng vốn sai mục đích: Thông thường khi vay vốn, khách hàng đều phải có phương án sử dụng vốn vay chi tiết và hợp lý. Tuy nhiên, có nhiều khoản vay có đặc điểm: Cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng, khách hàng có nhiều chi nhánh hoặc nhà xưởng ở xa địa bàn của chi nhánh cho vay; cho vay đầu tư dự án không phù hợp với khả năng của khách hàng.... Những lý do này dẫn tới việc không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và gây ra rủi ro đối với ngân hàng.

- Khách hàng không có thiện chí trả nợ vay, cố tình lừa đảo Ngân hàng: Khách hàng có chủ đích lừa đảo ngân hàng thường xảy ra đối với doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm hoặc sử dụng tài sản bảo đảm với số lượng nhiều, giá trị thấp dẫn đến tiền vay luân chuyển trong nội bộ các công ty và vay được nhiều vốn của ngân hàng. Việc quyết định trả nợ vay của khách hàng liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, BIDV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay khi gặp những khách hàng cố tình không trả nợ vay.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Cùng với sự phát triển của thế giới và xã hội, nếu khách hàng không quan tâm đến cách thức quản lý kinh doanh thì các vấn đề phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát không được xử lý chính xác, nhanh gọn, hợp lý thì thường dễ dấn đến rủi ro đối với khách hàng và ngân hàng cho vay.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Do thói quen hoàn thiện sổ sách kế toán chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực nên báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức. Bên cạnh đó, quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy bản phân tích tài

chính của cán bộ ngân hàng lập có thể không phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.

Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nhất là những ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu thô, may gia công.... Trong khi Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, hàng năm phải chịu thiên tai, lũ lụt thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ ngân hàng.

- Môi trường kinh doanh bất ổn

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam hòa mình vào dòng chảy của kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự vững mạnh nên rất dễ bị ảnh hưởng khi thị trường thế giới gặp phải những biến động xấu. Khi đó, môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và khả năng trả nợ ngân hàng.

- Môi trường pháp lý chồng chéo, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất

Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa ổn định và đồng bộ, còn chồng chéo, bất cập ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cơ chế chính sách quản lý chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến các chính sách thay đổi thường xuyên, mâu thuẫn nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN

Thanh tra NHNN hiện nay thiếu về số lượng cũng như chất lượng chưa được nâng cao, phương pháp thanh tra hiện nay chủ yếu theo phương pháp truyền thống chưa thật sự cải tiến nên việc thanh tra chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó, với số lượng các ngân hàng trên địa bàn hiện nay thì trong năm NHNN chỉ thực hiện thanh tra thực tế tại một ít ngân hàng, phần lớn là giám sát từ xa dựa trên báo cáo hàng tháng, quý của các NHTM.

- Hệ thống thông tin tín dụng chưa phát triển

Nguồn cung cấp thông tin từ CIC vẫn còn tồn tại những hạn chế sau như mới chỉ cung cấp số liệu dư nợ vay, phân loại nợ vay tại các tổ chức tín dụng, chưa có thông tin phi tài chính, năng lực quản trị điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin còn chậm và chưa chủ động dự báo về rủi ro tín dụng mà chỉ cung cấp thông tin về khách hàng khi TCTD yêu cầu ảnh hưởng đến quá trình quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, thông tin về khách hàng nhiều lúc chưa được CIC cập nhật kịp thời và CIC không có thông tin về khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại các TCTD cũng ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trong luận văn đã giới thiệu về tổng quan, thực trạng cho vay, rủi ro và các hạn chế trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Có thể thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong kiểm soát rủi ro lúc cho vay, Ngân hàng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Để đảm bảo hoạt động cho vay tại Ngân hàng an toàn và có hiệu quả trong những năm tiếp theo, đòi hỏi Ngân hàng phải có các định hướng tín dụng đúng đắn và phải có các giải pháp cần thiết để quản lý rủi ro trong cho vay. Sau đây luận văn sẽ kiến nghị và đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu 189 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w