Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 189 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (Trang 38 - 41)

- Quy định về kế toán, kiểm toán

khách quan liên quan đến công tác quản lý rủi ro của ngân hàng. Điều này giúp

ngân hàng có góc nhìn toàn cảnh đối với hoạt động kinh doanh của mình và từ đó

giám sát được thực tế việc cho vay. Từ đó có thể nhận định được tình hình hoạt

động của doanh nghiệp và kịp thời có các biện pháp để hạn chế, giảm thiểu được

rủi ro trong quá trình cho vay đối với khách hàng.

- Cơ chế giám sát của NHNN

Việc giám sát của NHNN là rất quan trọng, bởi chỉ khi đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, các chính sách, các quy định cũng như quy trình quản lý rủi ro mới được NHTM quan tâm và thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, hiện nay trên thế giới, các tiêu chuẩn về Basel II, Basel III đã và đang được coi là một chuẩn mực cho các ngân hàng quan tâm, nghiên cứu để thực hiện. Vì vậy, việc tăng cường giám sát của NHNN sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng.

- Sự phát triển của thị trường tài chính

Với một thị trường tài chính phát triển, nguồn vốn huy động của ngân hàng không bị quá phụ thuộc vào tiền gửi, tiền thanh toán của các tổ chức, các cá nhân, ... Ngân hàng có thể trực tiếp huy động tư việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ngân hàng.

Việc phát triển thị trường tài chính đã giúp nâng cao khả năng quản lý rủi

ro tín dụng của ngân hàng. Cụ thể, khi các doanh nghiệp huy động vốn trung, dài

hạn trên thị trường chứng khoán thì lúc này kênh tín dụng ngân hàng sẽ cung cấp

chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Từ đó sẽ giảm thiếu rủi ro cho ngân hàng.

Hơn nữa, trong một thị trường tài chính hiện đại, ngày càng xuất hiện các công cụ tín dụng phái sinh như hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng trao đổi cộng đồng các khoản tín dụng rủi ro.

- Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án vay vốn, là người trực tiếp sử dụng vốn vay vì vậy năng lực tài chính cũng như sự trung thực của khách hàng là các nhân tốt rất quan trọng, ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng

của ngân hàng:

+Năng lực của khách hàng

Năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng là nhân tố quyết định đến

rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém không dự đoán được biến động của thị trường, không hiểu biết nhiều về sản xuất,

phân phối và quảng bá sản phẩm.. .thì sẽ không đạt được lợi nhuận như mong đợi

và từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, chất lượng tín dụng của ngân hàng. +Sự trung thực của khách hàng

Trong quá trình vay vốn, cán bộ cần phải kiểm tra hồ vay vốn của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không trung thực trong khi khai hồ sơ hoặc cố tình làm giả hồ sơ, che dấu thông tin của doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định cho vay không phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, trong kinh doanh, việc đương đầu với rủi ro trong cho vay là một việc khó tránh khỏi, việc thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Tuy nhiên vấn đề là làm thế nào để quản lý rủi ro và hạn chế ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 1 trong luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro trong cho vay cũng như đề cập đến các biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay để làm cơ sở lý luận, sau đây luận văn sẽ đề cập đến thực trạng về cho vay và rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU

Một phần của tài liệu 189 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w