rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy trình cho vay hiện đang được xây dựng khá hợp lý và chặt chẽ, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn trong việc xét cấp tín dụng cho khách hàng, cần phải bổ sung một số nội dung sau:
❖ Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, nhân viên phân tích tín dụng cần khai thác tất cả các nguồn thông tin để tìm hiểu khách hàng để thẩm định, nhất là đối với các tiêu chí định tính, cần sự nhạy bén của người làm tín dụng vì thông tin khách hàng cung cấp có thể không đúng với thực tế.
❖ Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay
Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng phải nghiên cứu, đề xuất những phương án hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng nhưng cũng phải tạo được lợi nhuận đối với ngân hàng.
- Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh. Đây là việc
cần phải thẩm định kỹ đối với phương án kinh doanh của khách hàng để từ chối cấp tín dụng rõ ràng đối với những phương án không hợp lý, tránh gây tổn thất cho ngân hàng cũng như mất thời gian của khách hàng.
- Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, nguồn trả nợ này phải chứng minh được bằng chứng từ và nhân viên thẩm định phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của những chứng từ này. Loại bỏ những nguồn thu nhập bất thường và tính tỷ lệ hợp lý đối với nguồn thu nhập ổn định những không có tài liệu chứng minh.
- Thẩm định sự trung thực, đạo đức của khách hàng cũng như tinh thần hợp tác với ngân hàng để đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp.
- Nghiên cứu kỹ quy định của nhà nước, chính sách của BIDV để đảm bảo không cho vay trường hợp sử dụng vốn vào các mục đích trái pháp luật, những khách hàng thuộc đối tượng hạn chế và cấm cho vay và kịp thời phát hiện những trường hợp vay hộ...
Thẩm định tài sản đảm bảo
- Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ chính trong trường hợp khách hàng thực hiện không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, do vậy cần thiết phải thẩm định kỹ càng, chính xác tài sản đảm bảo của khách hàng. Việc định giá tài sản cũng như xử lý tài sản nên được phân tách rõ ràng với bộ phận tín dụng, tránh tiêu cực, quen biết giữa khách hàng và cán bộ tín dụng.
- Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho việc ngân hàng có thể phát mại tài sản khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Do đó cần phải xem xét kỹ các yếu tố sau:
+ Tình trạng pháp lý của tài sản: hợp pháp, không tranh chấp, ngăn chặn. + Phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải thật chính xác, an toàn, đảm bảo tính khách quan.
+ Xem xét các yếu tố về điều kiện an toàn (phòng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an toàn), có cần phải mua bảo hiểm hay không.
+ Lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý.
- Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp, hồ sơ tín dụng tập trung để giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng.
- Thực hiện tuyển dụng và đào tạo nhân sự để có kiến thức, kinh nghiệm nhận biết được những rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro khi phát sinh tại chi nhánh và có những kiến nghị hợp lý khi xử lý hồ sơ vay.
- Việc định giá tài sản lại phải được thực hiện thường xuyên, cập nhật những biến động của thị trường để có biện pháp thu hồi nợ cũng như yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo kịp thời, tránh rủi ro đối với ngân hàng. Cần quan tâm đến các tài sản được bảo lãnh bởi bên thứ ba và thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, thường xuyên xem xét mối quan hệ của khách hàng và bên bảo lãnh để tránh tình trạng không kịp thời xử lý được tài sản đảm bảo hoặc khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo.
❖Giai đoạn phê duyệt hồ sơ vay
với các tiêu chuẩn cụ thể để bổ nhiệm các chức danh phù hợp. Đối với những
cán bộ phê duyệt các hồ sơ mắc nhiều lỗi, hoặc nợ quá hạn cao nên có hình thức xử lý, luân chuyển công việc phù hợp hơn nhằm nâng cao vai trò của cán
bộ phê duyệt.
- Cần phải đưa ra các điều kiện cấp tín dụng phù hợp, có tính khả thi và hiệu quả, giảm thiểu RRTD, tránh trường hợp đưa ra điều kiện gây hiểu nhầm đối với khách hàng và nhân viên thực hiện tác nghiệp.
- Cho vay thêm: Ngân hàng có thể xem xét bổ sung vốn trong trường hợp khách hàng tạm thời gặp khó khăn do thiếu vốn nhưng phải thẩm định kỹ, tránh tình trạng cho vay đảo nợ hoặc che giấu nợ xấu của khách hàng.
❖ Giai đoạn kiểm tra sau cho vay
- Kiểm tra sau cho vay bao gồm: kiểm tra tình hình tài chính, sử dụng vốn đúng mục đích và kiểm tra về tài sản đảm bảo. Do chạy theo chỉ tiêu kinh doanh cũng như khối lượng công việc của một cán bộ tín dụng quá lớn, việc kiểm tra sau cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa được thực hiện thực sự nghiêm túc, chỉ khi có yêu cầu kiểm tra, kiểm toán thì cán bộ mới bổ sung chứng từ. Do vậy, chính bản thân từng chi nhánh cần phải tuyên truyền đến các cán bộ, có chế tài xử lý trong công tác kiểm tra sau cho vay, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
- Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, Ngân hàng cần tìm nguyên nhân rõ ràng để có hướng xử lý phù hợp như tiếp tục cho vay thêm để khắc phục tình trạng mất thanh khoản tạm thời hay cảnh báo chuyển nhóm nợ đối với khách hàng, thực hiện phát mại tài sản để thu hồi vốn vay.
3.2.2.2. Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng
❖ Nhận diện và phân loại rủi ro:
- Thường xuyên quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của khách hàng, thị trường và nhận diện, phân tích, dự báo diễn biến tình huống có thể phát sinh để giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng.
- Nên thường xuyên thu thập thông tin trên CIC, ít nhất định kỳ 3 hoặc 6 tháng tùy từng đối tượng khách hàng để nắm bắt kịp thời tình hình của khách hàng vay.
❖ Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ
Bộ phận kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong ngân hàng nên ngân hàng cần phải quan tâm hơn đến việc đào tạo chuyên môn cũng như bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ, để các cán bộ này có đủ khả năng và trình độ nhận biết, phát hiện ra những sai phạm cũng như những thiếu sót trong hồ sơ tín dụng của phòng tín dụng, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về vốn cho ngân hàng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng.
Để công việc kiểm tra kiểm soát nội bộ có hiệu quả, đòi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải có sự hiểu biết thông suốt về pháp luật, quy trình, quy định của ngành cũng như của hệ thống; có trình độ năng lực chuyên môn cao; có khả năng nhận định và phân tích tình hình tài chính tốt.
Trong quá trình kiểm tra giám sát còn đòi hỏi cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật cũng như của ngân hàng, kiểm tra công tâm, trung thực, kịp thời phát hiện các sai sót, báo cáo Ban lãnh đạo để chỉnh sửa, khắc phục, đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
❖ Tăng cường công tác xử lý nợ xấu
Khi phát sinh nợ xấu với tỷ lệ cao cần thành lập Tổ xử lý nợ xấu với nhiệm
vụ chủ yếu của Tổ xử lý nợ xấu là tham mưu cho lãnh đạo trong việc xử lý, thu hồi nợ, là đầu mới lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch thu hồi và báo cáo về các khoản nợ đó. Để công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao nhất cần thiết phải phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của khách hàng để từ đó có những biện pháp tháo gỡ phù hợp.
nhánh có thể thực hiện các biện pháp xử lý cụ thể như sau:
- Theo dõi đặc biệt, tăng cường tần suất kiểm tra khách hàng về tình hình tài chính và sử dụng vốn vay; yêu cầu khách hàng báo cáo thường xuyên để có thể nắm bắt được tình hình.
- Hạn chế, giảm dần dư nợ đồng thời xác định lộ trình cụ thể để có cơ sở theo dõi thực hiện.
- Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp đảm bảo an toàn cao hơn. - Dừng cấp tín dụng.
- Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu hồi nợ.
- Cấu trúc lại thời gian trả nợ, chuyển đổi đồng tiền nhận nợ, các giải pháp tài chính khác.
- Yêu cầu các bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay. - Phát mại TSĐB.
- Bán nợ.
- Nhận lại TSĐB để trừ nợ cho khách hàng. - Khởi kiện khách hàng.
- Các biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Khi xử lý nợ xấu cần thực hiện thận trọng và nên giao nhiệm vụ đối với cán bộ không liên quan đến quá trình cho vay để quá trình xử lý nợ xấu được kiên quyết, công tâm và phát huy được hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng hoàn thiện, việc phân loại, xếp hạng và các chính sách tín dụng đối với khách hàng ngày càng chính xác, đầy đủ, BIDV cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Mở rộng, chi tiết thêm các ngành nghề cho vay để việc đánh giá sẽ chính xác hơn. Chẳng hạn, nếu chỉ có một bộ chỉ tiêu chấm điểm cho ngành công nghiệp thì việc đánh giá không thể chính xác được, mà chi tiết thêm trong ngành công nghiệp thành các ngành như: cơ khí, thủy điện, nhiệt điện, chế biến, khai thác mỏ, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng công nghiệp.
- Điều chỉnh, bổ sung chính sách tín dụng đối với từng loại khách hàng: Trên
cơ sở định hướng về hoạt động tín dụng như thị trường cần hướng tới, nhóm khách hàng cần hướng tới, các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng,... để điều chỉnh, bổ sung chính sách tín dụng đối với từng nhóm, loại khách hàng phù hợp.
- Thường xuyên rà soát các mức điểm, khoảng điểm để phù hợp với sự vận động, thay đổi, phát triển liên tục của nền kinh tế, vùng kinh tế và địa bàn hoạt động của chi nhánh.
- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để có sự phản ánh và đánh giá đầy đủ, chính xác hơn kết quả chấm điểm từng khách hàng.