Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp 1 đỗ thị mai anh CH13 02b (Trang 26 - 33)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

1.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng chính là quy mô nguồn vốn huy động. Ngân hàng hoạt động hiệu quả là ngân hàng có quy mô nguồn vốn huy động và sử dụng vốn phù hợp với năng lực quản lý và nhu cầu sử dụng vốn có hiệu quả. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động huy động. Tuy quy mô vốn là chỉ số tuyệt đối, nếu chỉ được dùng đơn lẻ nó không phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của ngân hàng, do đó tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu bổ sung cho quy mô phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhau:

, , Ấ Quy m ô vố n n ăm i

Tố C độ tăn g trưởn g vố n n ăm i = —----—7---3—:—-

Nếu tỷ lệ trên >100 tức là quy mô vốn của ngân hàng tăng. Neu tỷ lệ trên < 100 tức là quy mô vốn của ngân hàng giảm.

Chỉ tiêu này cho biết sự mở rộng về quy mô của vốn huy động. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng tăng. Sự gia tăng vốn là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Nếu chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động phản ánh quy mô vốn huy động của ngân hàng tăng hay giảm qua các kỳ thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (TLHTKH) để đánh giá quy mô vốn huy động trong kỳ kế hoạch.

_______ Tố ng n gu ồ n vố n h U y độ n g thự C tế _____ _ ʌ

TLHTKH = ' . J ---X 1 0 0 % ( 1.2 )

ổ ồ ố độ ế ạ

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động lớn hơn hoặc bằng 100%, tức là lượng huy động vốn thực tế lớn hơn hoặc bằng so với kế hoạch đề ra. Qua đó, phản ánh các chính sách của huy động của ngân hàng đã mang lại hiệu quả tích cực đến hoạt động huy động vốn. Ngược lại, tỷ lệ này nhỏ hơn 100% chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Do đó, ngân hàng cần tập trung nguồn lực nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn để đảm bảo quy mô vốn đựợc ổn định trong dài hạn.

Vốn của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vốn qua các năm tăng với tỷ lệ xấp xỉ nhau thể hiện sự tăng trưởng vốn ổn định, góp phần giúp ngân hàng dự kiến nguồn vốn huy động được để có kế hoạch điều hòa vốn, tạo sự phù hợp giữa gia tăng tín dụng và phương án mở rộng vốn huy động.

1.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại thì cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng. Vậy cơ cấu vốn huy động được phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng vốn của ngân hàng. Quy mô của lọai vốn i được sử dụng để tính tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động.

, λ Ấ Q uy m ô của 1 ọ ai vố n i Tỷ trọ n g của n gu ô n vố n i = —7----7—— --- ( 1.3 )

Tổ n g vố n h u y độ n g

Nguôn vốn huy động của NHTM lớn và tốc độ tăng trưởng cao chưa đủ để đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Mặt khác, danh mục đầu tư của ngân hàng thì khá đa dạng mà mỗi loại đầu tư lại có đặc điểm riêng, trong đó kỳ hạn đầu tư của từng lọai tiền là đặc điểm quan trọng nhất gắn chặt với cơ cầu nguôn vốn. Nguôn vốn huy động của ngân hàng từ nhiều nguôn khác nhau với các kỳ hạn khác nhau như vốn huy động từ nghiệp vụ nhận tiền gửi, vốn đi vay... song mỗi nguôn vốn này có chi phí trả lãi để được sử dụng vốn là khác nhau. Nguôn vốn huy động của ngân hàng phải đảm bảo tính ổn định, nguôn huy động ổn định nhất vẫn là nguôn vốn từ dân cư. Do đó, một NHTM được coi là ổn định khi nguôn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, nguôn tiền gửi giao dịch của các tổ chức kinh tế cũng có những lợi thế nhất định, đó là chi phí huy động rẻ, nếu ngân hàng có thể tính toán hợp lý chu kỳ thu chi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ chủ động hơn trong tính ổn định của nguôn vốn này.

Cơ cấu huy động vốn được xem xét dưới khía cạnh kỳ hạn vốn huy động và đối tượng khách hàng huy động thông qua các chỉ tiêu dưới đây:

ố ộ ắ ạ Tỷ 1ệ vố n h uy độ n g N H = —7---λ ð— --77— X 1 O O % ( 1.4) ổ ô ố ộ ố ộ ạ Tỷ 1ệ vố n h uy độ n g tru n g d ài h ạn = ---λ \ - - - - -ɪ X 1 O O % ( 1.5 ) ổ ô ố ộ ố ộ ừ ư Tỷ 1ệ vố n h uy độ n g---từ---d â n cư = —7 " —; Γ χ 77— X 1 O O % ( 1.6 ) ổ ô ố ộ ố ộ ừ T 1 v n h uy đ n g t T C KT = —7ỷ ệ ố ộ ừ ---λ \ --- — X 1 O O % ( 1.7 ) ổ ô ố ộ

Dựa trên các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể so sánh cơ cấu vốn tại các thời điểm khác nhau từ đó, tác động điều chỉnh cơ cấu vốn biến đối theo hướng phù hợp đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.

1.2.2.3 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi, chi phí quản lý vốn và các chi phí khác có liên quan, trong đó chi phí trả lãi là thành phần quan trọng nhất.

Chi phí huy động vốn = Lãi trả cho nguồn HĐ + Chi phí huy động khác (1.8) Lãi trả nguồn huy động = Quy mô huy động * Lãi suất huy động (1.9)

Chi phí huy động vốn là một trong các yếu tố quan trọng đánh giá tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Việc tính toán chi phí huy động vốn hợp lý là mục tiêu của các nhà quản lý đặt ra. Nếu chi phí huy động thấp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có khả năng tăng lợi nhuận hay mở rộng quy mô đầu tư và cho vay. Tuy nhiên, chi phí huy động còn phụ thuộc vào lãi suất trong từng thời kỳ, nên khi đánh giá hiệu quả huy động vốn về mặt chi phí huy động chúng ta không so sánh chi phí huy động vốn giữa các thời kỳ mà thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân.Chỉ tiêu này cho biết nếu mức chênh lệch lãi suất cao hơn so với thị trường thì nguồn vốn huy động có hiệu quả cao và ngược lại.

C h i P h í h uy độ n g vố n

L ã i S u ất h uy độ n g vố n b ì n h qu â n = ——---— — ( 1.1 0 )

Tô n g vố n h uy độ n g

Nếu lãi suất huy động vốn bình quân của ngân hàng càng nhỏ so với thị trường thì nguốn vốn huy động càng có hiệu quả cao và ngược lại nếu cao hơn so với thị trường thì hiệu quả huy động là không cao.Vì vậy, như ở trên đã nói chi phí trả lãi là thành phần quan trọng nhất của chi phí huy động vốn nên hoạt động huy động vốn chỉ đạt được hiệu quả về chi phí khi lãi suất huy động thấp hơn lãi suất huy động bình quân trên thị trường.

Như vậy, để đạt huy động vốn có hiệu quả thì quy mô huy động vốn phải lớn và tăng trưởng đều đặn qua các năm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn có hiệu quả, quy mô và cơ cấu huy động phải phù hợp với quy mô sử dụng vốn, chi phí huy động

vốn thấp.

1.2.2.4 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một ngân hàng. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tư. Vì vậy, mức độ thay đổi cơ cấu nguồn vốn này sẽ tác động trực tiếp đến quyết định cho vay và đầu tư của ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng luôn tuân thủ nguyên tắc cân bằng theo thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Đồng thời hoạt động sử dụng vốn cũng như chiến lược sử dụng vốn của ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn về quy mô, cơ cấu, kỳ hạn.. .Nếu trong thời gian tới, chiến lược sử dụng vốn của ngân hàng là chủ yếu hướng vào đầu tư và cho vay vào các dự án ngắn hạn, ngân hàng sẽ thực hiện huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn. Còn nếu ngân hàng có chiến lược cho vay trung và dài hạn thì họ phải cố gắng huy động nguồn vốn trung dài hạn để đảm bảo sự cân bằng theo thời hạn giữa vốn và sử dụng vốn.Khi đạt được hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng cho vay và đầu tư nhằm đạt được lợi nhuận cao. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn không chỉ thể hiện ở kỳ hạn, mà còn thể hiện ở việc huy động các loại tiền và mức chi phí huy động tương ứng với các loại tiền và kỳ hạn của loại tiền đó. Hiểu được mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo mục tiêu tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận.

1.2.2.5 Mức độ hoạt động của vốn huy động

Do hoạt động tín dụng của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng trong hoạt động kinh doanh.Vì vậy, khi xem xét mức độ hoạt động của vốn trong bài luận văn này để cập đến hiệu quả sử dụng vốn huy động khi cho vay để đi lường và đánh giá mức độ hoạt động của vốn.

Mức độ hoạt động của vốn huy động được đánh giá qua hệ số sử dụng vốn, hệ số sử dụng vốn càng tiến đến một càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới

hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh), tức là nguốn vốn huy động được sử dụng tối đa. , , , Tổng dư nợ ch O vay ... H S s d n g v n H Đ tr O n g kỳ = —7ệ ố ử ụ ố 7— ---77— X 1 0 0 % ( 1.1 1 ) Tổ n g n gu ồ n vố n h uy độ n g

Hệ số này đo lường khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, cho biết ngân hàng cho vay bao nhiêu trong một đồng vốn huy động. Thông thường, các ngân hàng luôn cố gắng khai thác sử dụng vốn tối đa lượng vốn huy động được để cho vay lấy lời và duy trì tỷ lệ này càng tiến đến một càng tốt. Nếu tỷ lệ này lớn hơn một phản ánh nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này nhỏ hơn một chứng tỏ ngân hàng huy động mà không cho vay được, dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn.

ư ợ ắ ạ H ệ S ố sử dụn g vố n n gắn h ạn = ——7—-——77—7—-— X 1 0 0 %( 1.1 2 ) N guồ n vố n H Đ n gắn h ạn ư ợ ạ H ệ S ố sử dụn g vố n T D H = —7-—∈ Ắ — iλ.ι X 1 0 0 % ( 1.1 3 ) N gu ồ n vố n H Đ tr u n g d ài h ạn

Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Trong đó, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu % số vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư ngắn hạn. Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn cho biết một đồng vốn trung và dài hạn huy động đảm bảo cho mấy đồng cho vay trung và dài hạn. Thực tế quá trình phát triển kinh tế luôn đòi hỏi một lượng lớn vốn trung dài hạn trong khi đó hầu như các NHTM huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, vì vậy xảy ra tình trạng thiếu vốn trung dài hạn. Do không muốn bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh trên thị trường nên các ngân hàng thường xuyên chuyển hoán kỳ hạn nguồn tức là dùng nguồn huy động ngắn hạn để cho vay và đầu tư trung và dài hạn (duy trì khe hở lãi suất và khe hở kỳ hạn dương) khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro lãi suất (khi lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng) và rủi ro thanh khoản. Việc tính toán hợp lý tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giúp ngân hàng đảm bảo tính an toàn trong hoạt động.

Mặt khác, vốn huy động được phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng, ổn định về số lượng để có thể thỏa mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn huy động được phải được ổn định về mặt thời gian. Neu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn mà không ổn định về mặt thời gian, thường xuyên có một dòng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lượng vốn dành cho vay, đầu tư sẽ không lớn. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao và ngân hàng thường xuyên đối đầu với vốn để thanh khoản. Ngược lại, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn ổn định thì ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn vốn đó vào các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao và đa dạng hóa được các hoạt động kinh doanh, mở rộng cạnh tranh, nhưng nếu ngân hàng huy động được nhiều mà không sử dụng hết thì vốn sẽ bị đóng băng khiến lợi nhuận giảm sút, do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo. Tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.

Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, một chỉ tiêu thì không thể phản ánh đầy đủ được, ta phải kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới đánh giá đúng và thực chất hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại.

1.2.2.6 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn

- Đối với nền kinh tế: Thông qua hoạt động huy động vốn, hệ thống ngân hàng tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và thu hồi vốn giúp tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng số vòng quay mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn.

Huy động vốn còn là kênh thông thương giữa nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới.

tiền tệ lưu thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ.

- Đối với ngân hàng thương mại: Huy động vốn là kênh cung cấp đầu vào

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp 1 đỗ thị mai anh CH13 02b (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w