5. Kết cấu của đề tài
2.3.2 Những hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội vẫn tồn tại hạn chế như:
Thứ nhất: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và theo công cụ huy động chưa hợp lý
Từ năm 2010 đến năm 2012 và năm 2013, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong khi, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, ngày càng giảm qua các năm. Nguồn vốn này không đủ để phục vụ hoạt động cho vay trung dài hạn, đây là tình trạng chưa hợp lý do tăng trưởng vốn thì đều đặn mà nguồn huy động này lại rất thấp.
Cơ cấu vốn theo công cụ huy động vốn cũng chưa hợp lý, do tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn rất thấp, giảm dần qua các năm. Đây là nguồn vốn chính phục vụ cho hoạt động thanh toán qua tài khoản của ngân hàng. Ngược lại, nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù, đây là nguồn vốn ổn định của ngân hàng song ngân hàng phải duy trì một khoản dự trữ bắt buộc cao tại ngân hàng nhà nước cho loại tiền gửi này, làm cho một phần nguồn vốn bị ứ đọng vốn. Mặt
khác, nguồn huy động tiền gửi có kỳ hạn có chi phí tiền cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, vì vậy tối thiểu hóa chi phí là chưa đạt được. Ngoài ra, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn thấp sẽ làm giảm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ tài khoản, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai: Hệ số sử dụng vốn giảm qua các năm
Như ta đã biết huy động vốn là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nguồn vốn huy động cào dồi dào càng giúp ngân hàng có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn phải phù hợp với việc huy động vốn. Một trong các chỉ tiêu đánh giá quan trọng đó là hệ số sử dụng vốn. Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội trong giai đoạn 2010- 2012 và năm 2013 có hệ số sử dụng vốn là chưa cao, và lại bị giảm qua các năm. Ngân hàng cần tìm ra giải pháp để cải thiện hệ số này thì hiệu quả vốn sẽ phat huy tác dụng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ.
Tuy tỷ hệ số sử dụng vốn trong kỳ từ năm 2010 đến năm 2012 và năm 2013 đều trên 70%, song tỷ lệ này chưa xứng với quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Cho thấy khả năng tận dụng nguồn vốn của ngân hàng là chưa hợp lý, chưa cao. Dan tới tình trạng ứ đọng vốn, trong khi ngân hàng vẫn phải trả chi phí huy động vốn, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng.Ngoài ra, hệ số sử dụng vốn giảm do một phần nợ quá hạn, nợ khó đòi của ngân hàng tăng là biểu hiện rõ nét của chất lượng khoản vay khiến cho việc sử dụng vốn là chưa cao.
Thứ ba: Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn là chưa hợp lý
Cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn và cho vay trung dài hạn là chưa hợp lý. Chưa đảm bảo giữa nhu cầu sử dụng vốn và huy động vốn, gây ra tình trạng thiếu vốn trung dài hạn trầm trọng, khiến ngân hàng mất cơ hội kinh doanh cho vay trung dài hạn các dự án lớn, nếu lấy từ các nguồn khác bù đắp cho vay lại khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản.
Thứ tư: Tăng trưởng quy mô vốn huy động chủ yếu bằng hình thức tăng lãi suất huy động
Theo bảng tình hình huy động vốn (bảng 2.1) và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB từ năm 2010-2012 và năm 2013 (bảng 2.3) cho thấy năm 2011 tốc độ tăng về chi phí trả lãi cao hơn tốc độ tăng về quy mô vốn huy động. Chi phí trả lãi năm 2011 tăng 2.33 lần so với năm 2010, trong khi nguồn vốn huy động tăng có 1.35 lần. Khi mà chi phí huy động tăng kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư.
Thứ năm: Mức độ đa dạng các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, thời gian triển khai các sản phẩm thường chậm trễ
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội áp dụng các hình thức huy động vốn còn đơn giản, mang tính chất truyền thống, không có điểm gì nổi bật so với các ngân hàng khác nên chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng. Ví dụ như Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.. .có hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm online, trong khi đó SHB chỉ có hình thức huy động vốn trực tiếp tại quầy giao dịch. Hơn nữa, sản phẩm mới khi triển khai trên toàn hệ thống của SHB sẽ không mang tính đặc trưng của từng vùng miền nên khó mang lại sự hài lòng cho tất cả các khách hàng.
Khi các ngân hàng khác đã triển khai những sản phẩm dịch vụ mới, thu hút được sự quan tâm của khách hàng thì ngân hàng SHB mới đưa ra các sản phẩm dịch vụ có tính chất tương tự, mà không có gì nổi trội hơn, dẫn tới việc khách hàng rút tiền khỏi SHB để gửi các ngân hàng khác, ảnh hưởng tới tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng bị giảm sút.
Thứ sáu: Bộ phận hỗ trợ khách hàng còn yếu, một số chi nhánh còn chưa có bộ phận này
Bộ phận này chịu trách nhiệm tiếp đón khách hàng đến ngân hàng giao dịch, trả lời các thắc mắc của khách hàng, giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng.
Tóm lại, trong giai đoạn vừa qua hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội một mặt đã đạt được kết quả tương đối tốt, mặt khác vẫn còn có những hạn chế nhất định. Điều này do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Việc phân tích các nguyên nhân này có vai trò quan trọng để Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tìm ra các biện pháp khắc phục, nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.