5. Kết cấu của đề tài
2.3.1 Những kết quả đã đạt được
Qua phân tích về thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong 3 năm từ năm 2010-2012 và năm 2013, có thể thấy trước bối cảnh kinh tế chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng lạm phát gia tăng ở các nước. Thị trường tài chính có nhiều biến động mạnh, nhiều ngân hàng cũng gặp khó khăn về huy động vốn, nhưng hoạt động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội vẫn đảm bảo được quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng huy động vốn tốt và hệ số sử dụng nguồn vốn tương đối tốt:
Thứ nhất: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn
Từ năm 2010 đến năm 2012 nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội quy mô vốn luôn tăng, tốc độ tăng trưởng cao năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011 quy mô vốn tăng 1.36 lần so với năm 2010, năm 2012 quy mô tăng 2.23 lần so với năm 2011. Việc tăng này đáp ứng được yêu cầu sử dụng vốn, phục vụ các hoạt động cùng các chiến lược kinh doanh đồng thời luôn đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
Thứ hai: Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn
Nguồn vốn huy động luôn đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra để tạo điều kiện thực hiện các hoạt động khác như hoạt động tín dụng, thanh toán, và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng một cách chủ động và theo chiến lược đã vạch ra.
Thứ ba: Nguồn vốn huy động ngắn hạn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn trong cho vay và đầu tư
Nguồn vốn ngắn hạn có tỷ lệ tăng và quy mô tăng ổn định qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 và năm 2013. Đã đáp ứng nhu cầu vay vốn và đầu tư của khách hàng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động các chiến lược kinh doanh khác.
Thứ tư: Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao
Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đi liền với việc thu hút tiền gửi được cải thiện cả về số lượng và chất lượng: như hiện đại hóa các hệ thống ngân hàng lõi corebanking, mở rộng và cải thiện hệ thống core thẻ, các dịch vụ thanh toán cùng các tiện ích khi thanh toán qua ngân hàng điện tử, biểu phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác ...Điều này có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu sử dụng, vừa giúp ngân hàng hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội có được kết quả trên là do:
Thứ nhất: Ban lãnh đạo đã đưa ra các chiến lược kinh doanh linh hoạt, kịp thời; cùng các phương thức quản lý phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước
và diễn biến của thị trường, từ đó khắc phục những khó khăn và khai thác tối da lợi thế để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Thứ hai: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đưa ra các chính sách hướng tới lợi ích của khách hàng để duy trì nhóm khách hàng trung thành, đồng thời tìm kiếm, phát triển nhóm khách hàng tiềm năng.
Thứ ba: Ngân hàng đã chú trọng vào công tác quảng cáo, marketing gắn liền với các sự kiện xã hội, với các hình thức huy động có trúng thưởng được đưa ra góp phần thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
Thứ tư: Ngân hàng luôn coi trọng trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu công việc đạt hiệu quả cao một cách nhất.