5. Kết cấu của đề tài
1.3.1 Nhân tố khách quan
Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn của ngân hàng nói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là môi trường hành lang pháp lý và môi trường kinh tế.
1.3.1.1 Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiều chính sách, quy định của chính phủ và của Ngân hàng trung ương và các quy định về pháp luật
Việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thế, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì vậy mà hoạt động của ngân hàng cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, đôi khi rất chặt chẽ. Trên thực tế, ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều chính sách như luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, quy định khác.Do sự dàng buộc về pháp luật, nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ thay đổi và quy mô, hiệu quả của công tác huy động vốn cũng bị tác động. Cụ thể như chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất.thay
đổi sé ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn.
1.3.1.2 Môi trường kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội trong và ngoài nước cũng là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn do bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà môi trường chính trị không ổn định thì không thể phát triển được. Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nếu một nước có nền an ninh ổn định thì kinh tế phát triển, đời sống cũng như thu nhập của người dân tăng, họ sẽ có nhu cầu tích lũy và gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, mọi hoạt động thanh toán, giao dịch thông qua ngân hàng nhiều hơn. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng chung việc mở rộng và khơi thông nguồn vốn của nền kinh tế.
Lạm phát cũng là yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng, người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng họ sẽ thu được khoản lãi nhất định, khi lạm phát cao, biến động mạnh có thể làm trượt giá đồng tiền thì họ sẽ chuyển sang kênh đầu tư khác. Do đó, nó có tác động mạnh đến việc huy động vốn của ngân hàng.
1.3.1.3 Tâm lý dân cư
Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền cũng ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại vì người dân có nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm cũng như mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào TCTD hay quyết định đầu tư vào động sản, bất động sản, vàng, chứng khoán là khác nhau.
Ngoài ra, mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Nhìn chung, thu nhập của người dân càng cao nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản và tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên.