Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp 1 đỗ thị mai anh CH13 02b (Trang 77 - 83)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được về hiệu quả họat động huy động vốn tại ngân hàng vẫn còn tồn tại cần được xem xét qua hai khía cạnh về nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:

Thứ nhất: Nguyên nhân chủ quan

- Sự yếu kém trong công tác xây dựng sản phẩm huy động vốn.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội luôn cố gắng nghiên cứu và đa dạng các sản phẩm huy động vốn. Sản phẩm huy động vốn mà ngân hàng đưa ra vừa căn cứ vào quy định của ngân hàng nhà nước, vừa xuất phát từ nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Ngân hàng luôn coi phương châm hoạt động của mình là đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, trên cơ sở đó tối đa hóa lợi ích của mình. Nhìn chung, các sản phẩm mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội áp dụng là tương đối phù hợp, tuy nhiên sản phẩm thường áp dụng sau các ngân hàng khác và không có gì nổi bật hơn. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cùng một lúc triển khai nhiều sản phẩm có thể lệ gần giống nhau, làm cho các sản phẩm bị chồng chéo, vừa khiến cho khách hàng bị rối và nhầm lẫn các sản phẩm với nhau, vừa mất thời gian cho nhân viên giao dịch khi tư vấn cho khách hàng. Đồng thời, hình thức huy động vốn còn đơn điệu và mang tính chất truyền thống chưa phát triển theo những sản phẩm có tính ứng dụng theo công nghệ hiện đại. Vì vậy, sản phẩm huy động chưa thực sự hấp dẫn các tầng lớp dân cư đến gửi tiền.

- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn còn nhiều hạn chế

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chỉ chú trọng phát triển các chính sách về lãi suất huy động và sản phẩm huy động mà bỏ qua, chưa quan tâm đến chính

sách hỗ trợ. Từ cuối năm 2010 đến nay, khi không thể thực sự cạnh tranh bằng lãi suất huy động, SHB mới thực sự đưa ra các chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn. Như đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng VIP, khách hàng thân thiết nhân dịp ngày lễ ngày sinh nhật, và có những ưu đãi cho khách hàng này đi kèm các sản phẩm huy động vốn. Tuy nhiên, do mới triển khai nên cán bộ xây dựng cũng như cán bộ thực hiện chính sách hỗ trợ còn thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, mà chưa khai thác hết được những lợi ích tiềm năng mà các giải pháp này mang lại.

- Đội ngũ cán bộ

Hiện nay, đội ngũ cán bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội hầu hết là trẻ tuổi, mới tốt nghiệp các trường đại học. Ưu điểm là sự chủ động, nhiệt tình và tinh thần làm việc tích cực nhưng lại có hạn chế là chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó xử lý tình huống phát sinh là chưa linh hoạt, hiệu quả chưa cao.

- Hệ thống công nghệ thông tin

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế đó là chưa khai thác hết tính năng của phần mềm ứng dụng, có quá nhiều phân hệ gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng khi tác nghiệp. Có một số sản phẩm, dịch vụ mà phần mềm không hỗ trợ. Từ đó, hạn chế việc thu hút tiền gửi.

Thứ hai: Nguyên nhân khách quan

- Sau khi gia nhập WTO, nước ta có nhiều thuận lợi đan xen là những thách thức. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, ngành ngân hàng đã chủ động thực hiện các chủ trương, chính sách của ngân hàng nhà nước, đã xây dựng cơ sở quan trọng cho một nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế, cơ chế thị trường. Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình lới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là việc mở chi nhánh, phòng giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tín dụng ở Việt Nam còn chưa vững mạnh: trình độ chuyên môn, và trình độ quản lý

còn hạn chế, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp; hoạt động mở rộng tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ; sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp; hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán chưa hiện đại. Vì thế, các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội nói riêng mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống phân phối.

- Mặc dù nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức nhưng với đà phục hồi nhanh sau khủng hoảng đã vươn lên và đạt được mức tăng trưởng khá. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch cao, từ đó hạn chế được tỷ lệ nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiện tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, giá vàng và USD nhiều biến động...Về chính sách tiền tệ trong việc điều hành lãi suất trong năm 2010 như NHNN ban hành thông tư 07 và 12 hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa lãi suất theo đúng sự vận hành của cơ chế thị trường.

+ Mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng do những nguyên nhân chính như nhu cầu vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi. Đồng thời, chịu sức ép về lạm phat do tác động trễ từ việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó là cạnh tranh thiếu lành mạnh của một số tổ chức tín dụng thêm nữa là kỳ vọng của người dân tâm lý gửi tiền luôn muốn lãi suất cao.

+ Từ ngày 05/11/2010, sau hơn 11 tháng (tính từ ngày 1/12/2009) liên tiếp duy trì lãi suất cơ bản ở mức 8%, NHNN đã quyết định tăng lãi suất cơ bản bằng đồng

Việt Nam lên 9%; Các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm cũng được NHNN điều chỉnh tương ứng.

+ Trước tình hình biến động lãi suất vào cuối năm, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nội dung đồng thuận lãi suất giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

+ NHNN đã ban hành Thông tư 13 và 19 quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng để phù hợp hơn với diễn biến mới của hoạt động ngân hàng tại Việt Nam và thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

+ Sau khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, các NHTM đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND. Khách hàng có xu hướng chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn và so sánh lãi suất huy động giữa các ngân hàng để chuyển tiền gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn. Từ nửa cuối tháng 11 bắt đầu có cuộc đua lãi suất huy động làm cho thị trường luôn căng thẳng, kể cả trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dầu Hiệp hội ngân hàng đã có vài lần cam kết đồng thuận lãi suất nhưng nhiều ngân hàng đã không thực hiện đúng như thỏa thuận. Nguyên nhân của tình trạng này là do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thị trường có hiện tượng dịch chuyển tiền nên các NH thừa vốn cũng phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng. Ngoài việc tăng lãi suất huy động thì các ngân hàng phải tăng cường các hình thức khuyến mại cộng thưởng giá trị và quà tặng hiện vật để níu giữ và thu hút thêm tiền gửi của khách hàng. Do vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cũng bị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

- Ngày 03-03-2011, Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 02/2011/TT- NHNN, quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam. Theo đó, các TCTD ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức ( trừ tổ chức tín dụng ) và cá nhân bao gồm cả chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14% năm. Ngoài ra, NHNN còn ban hành thông tư 04/2011/TT-NHNN, theo đó TCTD áp dụng mức lãi suất tối da bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền trước

hạn; mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn này là thấp nhất tại thời điểm tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn. Tiền gửi bao gồm các hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ TCTD ), cá nhân. Do vậy, khách hàng không dám gửi tiền với kỳ hạn dài do lo sợ sự biến động xấu của nền kinh tế. Mặt khác, lạm phát tăng cao khiến hoạt động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

- Năm 2012 nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn do tác động của khủng khoảng, suy thoái kinh tế từ những năm trước. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu cao, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, hàng tồn kho lớn, số lượng doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động tăng cao. Ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng suy giảm, gây ra sự chưa tương xứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn, khiến hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội là chưa cao.

- Năm 2013 theo đà giảm mặt bằng lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cũng giảm đáng kể, riêng 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất cho vay của ngân hàng còn 10.5%. Ngân hàng nhà nước ngoài điều chỉnh giảm lãi suất còn đẩy lùi được tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Về phía ngân hàng thương mại nhờ được sự giám sát và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm lãi suất nên việc huy động được cạnh tranh một cách công bằng minh bạch hơn. Kết quả là tiền gửi của dân cư tăng so với năm 2012, đường cong lãi suất được hình thành phù hợp với cơ chế thị trường, từ đó phân bổ vốn cho nền kinh tế hợp lý hơn.

Sự biến động của nền kinh tế gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn. Qua phân tích nguyên nhân ở trên có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đóng vai trò quan trọng, các nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả tạo bước chuyển biến rõ rệt cho hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Trên đây là hiệu quả tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Tuy còn có hạn chế nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động huy động vốn là tương đối tốt. Để thực hiện công tác này tốt hơn, ngân hàng cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Để thấy được thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn, chương này đã khái quát đưa ra tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội về tình hình huy động và hoạt động tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó làm căn cứ, và số liệu thực tế để đánh giá các chỉ tiêu như quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khi nghiên cứu phân tích các số liệu từ năm 2010-2012 và năm 2013 cho thấy chỉ tiêu này ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội là tương đối tốt sở dĩ có thể nói như vậy vì có sự so sánh với hai ngân hàng TMCP Á Châu và ngân hàng TMCP Sacombank là hai ngân hàng có những yếu tố tương đương với ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội như quy mô vốn tự có, tổng tài sản, cơ cấu tổ chức...; cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động, cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và cơ cấu nguồn vốn theo công cụ huy động cho thấy thực trạng hoạt động huy động vốn; chi phí huy động vốn hiệu quả chưa cao do chi phí trả lãi của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội còn ở mức tương đối cao, trong đó hiệu quả huy động vốn còn được thể hiện qua sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn như nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn là tương đối cao trong khi nguồn huy động lại không đủ để tài trợ ngân hàng phải dùng vốn khác để bù đắp, điều này cho thấy hiệu quả huy động vốn trung và dài hạn là chưa cao. Từ đó, cho thấy những kết quả đạt được về công tác huy động vốn có quy mô và tốc độ tăng trưởng tương đối cao và luôn hoàn thành chỉ tiêu kế họach huy động vốn, nguốn vốn ngắn hạn huy động có hiệu quả tương đối tốt đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn trong cho vay và đầu tư, cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó, là cơ sở để đưa ra các giải phấp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp 1 đỗ thị mai anh CH13 02b (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w