❖ Đối với công tác phân tích, đánh giá, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Bộ phận kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin thu thập đuợc về NNT để kiểm tra các hồ sơ khai thuế.
Tại Cục Thuế TP Hà Nội, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT đuợc thực hiện kết hợp cả phuơng pháp thủ công và phần mềm ứng dụng.
> Đối với phương pháp thủ công
Sau khi tiến hành thu thập các thông tin và dữ liệu cần thiết, cán bộ kiểm tra tiến hành so sánh, phân tích các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế; kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp, số tiền thuế đuợc miễn giảm, số tiền thuế hoàn, ... theo phuơng pháp đối chiếu so sánh với: quy định của các văn bản pháp luật về thuế; các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo; các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng truớc, quý truớc, năm truớc; các dữ liệu của NNT có cùng quy mô, cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh; các thông tin thu thập đuợc.
Hàng năm, bộ phận kiểm tra phải xem xét sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế, phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo các tiêu thức sau:
- Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp nhu: + Nộp hồ sơ khai thuế thuờng không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.
+ Khai thuế hay sai sót, không đúng với số thuế thực tế phải nộp, điều chỉnh nhiều lần; CQT đã nhiều lần nhắc nhở nhung chậm khắc phục.
+ Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thuờng xuyên có tình trạng nợ thuế.
- Có dấu hiệu khai thuế bất thuờng so với tháng truớc hoặc năm truớc: + Có số thuế GTGT âm liên tục nhung không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhung hồ sơ khai thuế không đầy đủ, CQT có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhung không thực hiện đuợc.
+ Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp.
- Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm truớc hoặc số thuế phải nộp lớn.
Ngoài ra, tùy vào tình hình thực tế từng năm để xác định trọng tâm các lĩnh vực cần tăng cuờng công tác kiểm tra để chống thất thu NSNN nhu: chuyền đề chống chuyển giá đối với các DN có hoạt động liên kết; “chiến dịch 1353” năm 2016,“chiến dịch 1359” năm 2017 về kiểm tra chống thất thu thuế đối với DN ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thuơng mại, ăn uống, dịch vụ.
> Đối với phương pháp sử dụng phần mềm ứng dụng
Cán bộ kiểm tra sử dụng phần mềm ứng dụng để gán điểm cho từng tiêu chí; sắp xếp hồ sơ khai thuế theo từng tiêu chí rủi ro và sắp xếp NNT theo mức độ rủi ro tổng thể của toàn bộ tiêu chí theo thứ tự từ rủi ro cao đến rủi ro thấp giúp cho việc phân loại, đánh giá hồ sơ khai thuế.
Hiện nay Cục thuế TP Hà Nội đang thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra dựa trên cơ sở đánh giá theo bộ tiêu chí rủi ro (chi tiết tại Phụ lục 2.1).
Tại Cục Thuế TP Hà Nội, việc đánh giá NNT theo bộ tiêu chí rủi ro hàng năm đuợc phòng Thanh tra 1 là bộ phận đầu mối thực hiện. Sau khi khai thác toàn bộ cơ sở dữ liệu chung của tất cả các DN đang quản lý, bộ phận đầu mối sẽ đua dữ liệu vào ứng dụng chấm điểm riêng (TTR) để chạy dữ liệu chấm điểm rủi ro.
Việc kiểm tra rủi ro dựa trên bộ tiêu chí đã đuợc xây dựng gồm các nhóm tiêu chí: Nhóm tiêu chí phân loại DN theo loại hình kinh tế, nhóm tiêu chí phân loại quy mô DN, nhóm tiêu chí đánh giá về việc tuân thủ quy định khai thuế và tính thuế, nhóm tiêu chí đánh giá sự biến động kê khai giữa các kỳ tính thuế, nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính của DN, nhóm tiêu chí về lịch sử thanh tra kiểm tra của NNT.
Ví dụ, với nhóm tiêu chí phân loại quy mô DN đuợc căn cứ trên ba chỉ tiêu: vốn điều lệ, doanh thu phát sinh trong năm, số nộp NSNN hàng năm. Trong đó, chỉ tiêu doanh thu phát sinh trong năm đuợc đánh giá là chỉ tiêu quan trọng để phân loại quy mô DN. Căn cứ thực tế quản lý trên địa bàn, bộ phận xây dựng bộ tiêu chí sẽ xây dựng hệ thống phân nguỡng để phân loại DN. Hiện nay đối với các phòng kiểm tra thuộc văn phòng Cục, các DN có doanh thu năm trên 1.000 tỷ đồng đuợc xếp loại DN có quy mô lớn và chấm điểm rủi ro với số điểm 4, các DN có doanh thu năm từ trên 500 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng đuợc xếp loại DN có quy mô vừa và chấm điểm rủi ro với số điểm 3, các DN có doanh thu năm từ trên 100 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng đuợc xếp loại DN có quy mô nhỏ và chấm điểm rủi ro với số điểm 2, các DN có doanh thu năm từ 100 tỷ đồng trở xuống đuợc xếp loại DN có quy mô rất nhỏ và chấm điểm rủi ro với số điểm 1.
Tuỳ theo chính sách của từng thời kỳ và sự phân tích, đánh giá mức độ trọng yếu của từng chỉ tiêu, thì mỗi chỉ tiêu sẽ đuợc gắn với những trọng số
cụ thể để chấm điểm, chỉ tiêu nào được đánh giá là quan trọng và trọng yếu thì sẽ được gán trọng số cao và ngược lại.
Ví dụ, hiện nay vần đề về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp đang là vấn đề nóng và phức tạp, do đó đối với các DN có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sử dụng hóa đơn của DN bỏ trốn, mất tích, có dấu hiệu lập hóa đơn khống, bất thường... được coi là rủi ro cao và có thể chấm với số điểm cao nhất là 5.
Trên cơ sở kết quả chấm điểm rủi ro dựa trên bộ tiêu chí đã được xây dựng, bộ phận kiểm tra thực hiện xếp hạng DN theo rủi ro từ điểm rủi ro cao đến điểm rủi ro thấp tương ứng với DN có rủi ro cao đến DN có rủi ro thấp; đồng thời kết hợp kết quả phân tích theo phương pháp thủ công, nhận định của cán bộ kiểm tra qua thực tiễn quản lý để xác định, khoanh vùng rủi ro.
Căn cứ vào nguồn nhân lực và chỉ tiêu được giao hàng năm, bộ phận đầu mối sẽ lựa chọn các DN có rủi ro từ cao xuống thấp để thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT của Cục Thuế TP Hà Nội dao động từ 22% đến 25% số NNT đang quản lý trên địa bàn.
❖ Đối với công tác xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Sau khi kiểm tra xong mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra phải lập bản nhận xét kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT để lưu cùng hồ sơ khai thuế. Bản nhận xét phải nêu được các nội dung sau về hồ sơ khai thuế: Nhận xét việc phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế; nhận xét về căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế; các đề xuất, kiến nghị của cán bộ kiểm tra. Đối với hồ sơ khai thuế có rủi ro thì bản nhận xét phải có cảnh báo rủi ro về thuế, đồng thời báo cáo trưởng phòng kiểm tra trình lãnh đạo Cục ký thông báo đề nghị NNT giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Đối với những hồ sơ khai thuế đã có thông báo đến NNT đề nghị giải trình, bổ sung thông tin tài liệu thì phần lớn Cục Thuế Hà Nội đều nhận đuợc phản hồi, hợp tác từ phía DN. Truờng hợp NNT phát hiện ra sai sót, chấp hành khai bổ sung thì NNT sẽ nộp lại hồ sơ điều chỉnh và xác định lại nghĩa vụ về thuế theo quy định hiện hành. Truờng hợp NNT giải trình, bổ sung nhung không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục phát hành thông báo lần hai yêu cầu NNT khai bổ sung. Hầu hết đối với truờng hợp hết thời hạn khai bổ sung mà NNT không khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc không chứng minh đuợc số thuế đã khai là đúng thì Cục Thuế Hà Nội sẽ ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT do không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Trong thời gian qua, kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở CQT tại Cục Thuế TP Hà Nội có số luợng hồ sơ đuợc kiểm tra, số luợng hồ sơ phải điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp, giảm lỗ, giảm số thuế đuợc khấu trừ tăng qua các năm. Cụ thể kết quả nhu sau:
Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế giai đoạn 2014-2016
kiểm tra nhận chỉnh định tra tại DN trừ 2014 165.286 160.237 1.756 0 3.293 53.377 12.650 77.517 2015 182.864 177.518 1.872 0 3.474 59.030 15.590 97.930 2016 190.510 182.115 2.675 0 3.792 64.043 19.398 138.335 Tổng 538.660 519.870 6.303 0 10.559 176.450 47.638 313.782
(Nguồn: Cục Thuế TP Hà Nội)
Theo báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT giai đoạn 2014 - 2016, Cục Thuế TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 538.660 hồ sơ, trong đó: số hồ sơ chấp nhận theo kê khai: 519.870; số hồ sơ điều chỉnh: 6.303 (trong đó: điều chỉnh tăng thu: 176,5 tỷ đồng; giảm khấu trừ: 47,6 tỷ đồng; giảm lỗ: 314 tỷ đồng); số hồ sơ ấn định: 0; số đề nghị kiểm tra tại DN là: 10.559 hồ sơ.
Trong 8 tháng đầu năm 2017, toàn ngành Thuế Thủ đô đã kiểm tra 127.301 hồ sơ, trong đó: chấp nhận 121.620 hồ sơ; điều chỉnh 788 hồ sơ: số thuế tăng 9,5 tỷ đồng, giảm lỗ gần 3 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 4,5 tỷ đồng; đề
nghị kiểm tra tại trụ sở NNT 1.437 hồ sơ; Không phát sinh hồ sơ ấn định qua công tác kiểm tra.
Nhu vậy, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT không những góp phần tăng thu NSNN trên địa bàn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát các DN trong việc chấp hành pháp luật thuế và thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Xét ví dụ đối với truờng hợp kiểm tra hồ sơ khai thuế năm 2016 của Công ty cổ phần Chứng khoán ngân hàng A do phòng Kiểm tra thuế số 2 thuộc Cục Thuế TP Hà Nội quản lý với những thông tin tổng quan nhu sau:
- Tên NNT: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng A, mã số thuế: 0101074805.
- Địa chỉ: Số 06 đuờng Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
- Ngành nghề: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Luu ký chứng khoán, Tu vấn đầu tu chứng khoán.
-Tài liệu kiểm tra: Báo cáo quyết toán thuế TNDN, báo cáo tài chính và các tờ khai thuế năm 2016.
Qua thông tin thu thập đuợc, cán bộ kiểm tra tiến hành đánh giá các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế năm 2016 của DN, phân tích so sánh dữ liệu qua hai
năm 2015 và 2016; đồng thời sử dụng phần mềm ứng dụng để xem xét mức độ rủi ro của DN. Cán bộ kiểm tra thuế nhận thấy DN có rủi ro cao, phát hiện nghi vấn có sai phạm về việc kê khai doanh thu, chi phí trong kỳ, việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN, có nhiều nội dung cần xác minh liên quan đến số thuế phải nộp.
Dựa trên những phân tích, nhận định trên, cán bộ kiểm tra đã kiến nghị ban lãnh đạo ra thông báo bằng văn bản yêu cầu DN giải trình, bổ sung các thông tin liên quan và các tài liệu để chứng minh. Nội dung cụ thể của thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu tại Phụ lục 2.2.
Sau khi ra thông báo, DN đã đến CQT làm việc để cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh số liệu theo yêu cầu. CQT đã chấp nhận giải trình của DN về nguyên nhân của khoản thuế GTGT tháng 9 năm 2016 đơn vị điều chỉnh giảm do DN kê khai nhầm doanh thu dịch vụ môi giới chứng khoán là đối tuợng không chịu thuế GTGT thành doanh thu chịu thuế suất thuế GTGT 0%, đồng thời DN cũng đã cung cấp đuợc tài liệu chứng minh các khoản thuế TNCN trả cho hoạt động môi giới. Tuy nhiên, đối với doanh thu, chi phí kê khai để xác định thuế TNDN, DN chua giải trình đuợc rõ ràng, cũng như chua cung cấp đuợc tài liệu làm cơ sở kê khai và tính thuế TNDN. Do đó, cán bộ kiểm tra đã kiến nghị ban lãnh đạo đua DN vào kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT, đồng thời trình lãnh đạo ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở của NNT.
Thực hiện quy chế phối hợp số 724/QCPH-BHXH-CT ngày 16/04/2015 giữa Cục Thuế TP Hà Nội và Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội, Cục Thuế TP Hà Nội thực hiện kết hợp kiểm tra việc chấp hành quy định về thuế và việc trích đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định. Quyết định về việc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT có nội dung cụ thể tại Phụ lục 2.3.