Đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế Thứ nhất, chất lượng công tác kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

Một phần của tài liệu 1602 thực trạng và giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 63 - 71)

Thứ nhất, chất lượng công tác kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế ngày càng được nâng cao

Chất luợng công tác kiểm tra tại trụ sở của NNT ngày càng đuợc nâng cao thể hiện qua số cuộc kiểm tra có sự phản đối của NNT về kết quả kiểm tra

giảm thiểu; số thuế xử lý qua kiểm tra tăng nhiều qua các năm, đóng góp không nhỏ vào số thu NSNN. Chính công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Cục Thuế TP Hà Nội đã góp một phần không nhỏ trong việc chống thất thu NSNN, phát hiện và xử lý những đối tuợng có hành vi gian lận thuế, kịp thời truy thu về NSNN số tiền gian lận thuế, trốn thuế.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, các Phòng, Chi cục Thuế của Cục Thuế Hà Nội đã tích cực đẩy nhanh tiến độ công tác kiểm tra tại trụ sở NNT và đã hoàn thành 11.066 cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT, đạt 64,3% kế hoạch đuợc giao, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là kết quả cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Trong năm 2016, “chiến dịch 1353” triển khai Quyết định 1353/QĐ- BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính về kế hoạch kiểm tra chống thất thu thuế đối với DN ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thuơng mại, ăn uống, dịch vụ, Cục Thuế TP Hà Nội cũng đã thu đuợc những kết quả buớc đầu, góp phần tăng thu ngân sách, phát hiện, điều chỉnh những truờng hợp kê khai chua chính xác. Để phát huy kết quả đã đạt đuợc, ngày 04/8/2017 Tổng Cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1359/QĐ-TCT về kế hoạch chống thất thu và chấn chỉnh công tác quản lý thuế đối với các cơ sở kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực của pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT, bảo vệ quyền lợi, đảm bảo công bằng trong thực thi pháp luật giữa những NNT. Thực hiện “chiến dịch 1359” của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã và đang triển khai chiến dịch với quy mô sâu rộng hơn, thực hiện có trọng tâm trọng điểm, thiết thực, hiệu quả; kết hợp đồng bộ và hài hòa các biện pháp kiểm tra, vận động, tuyên truyền để NTT tự giác kê khai doanh thu sát thực tế, đảm bảo khách quan, bình đẳng; từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý thuế.

Thứ hai, các chính sách về quản lý và thi hành thuế thường xuyên được cập nhật, phản ánh với cơ quan quản lý để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiên

Thông qua các cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT,nhiều vuớng mắc và kẽ hở trong cơ chế chính sách đuợc Cục Thuế TP Hà Nội ghi nhận, phản ánh với Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế để có huớng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Từ đó, tăng cuờng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho NNT và hạn chế thất thu NSNN.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối mỗi năm, Cục Thuế TP Hà Nội đều tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế, chỉ ra những điểm đã đạt đuợc, những điểm cần khắc phục vànguyên nhân tồn tại, hạn chế của công tác kiểm tra thuế, từ đó định huớng các giải pháp triển khai trong thời gian tiếp theo. Đồng thời, những buổi tọa đàm cũng là cơ hội để cán bộ công chức bộ phận kiểm tra trao đổi những kinh nghiệm, vuớng mắc trong quá trình làm việc, triển khai tại DN. Từ đó, những vuớng mắc, bất cập của các chính sách về quản lý và thi hành thuế đuợc tổng hợp, phản ánh với Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn quản lý; tháo gỡ khó khăn, phiền toái cho DN; ngăn chặn các hành vi lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách để trục lợi.

Thứ ba, nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế điển hình và có tính hệ thống được phát hiện để từ đó tổng hợp, dự báo, đề ra các biện pháp phòng ngừa

Trong thời gian qua, Cục Thuế TP Hà Nội đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm về chấp hành pháp luật thuế qua công tác kiểm tra tại trụ sở NNT, đặc biệt một số hành vi vi phạm điển hình và có tính hệ thống. Đồng thời, cũng phát hiện nhiều hành vi vi phạm mới, có quy mô, có tính chất phức tạp nhằm giảm tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp. Trên cơ sở đó, Cục Thuế TP Hà Nội đã tổng hợp để từ đó nghiên cứu, dự báo, đề ra các biện pháp phòng ngừa.

Như vậy, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Cục Thuế TP Hà Nội đã và đang thực sự là công cụ hữu hiệu để phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu NSNN, đồng thời tổng kết các hành vi vi phạm và nghiên cứu dự báo các hành vi vi phạm về thuế, đề ra các biện pháp phòng ngừa.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Đối với công tác cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phầnmềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiểm tra mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiểm tra

Thứ nhất, hệ thống phần mềm quản lý thuế, các ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ và tốc độ khai thác còn chậm

Kiểm tra thuế rủi ro đòi hỏi phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, tập trung về đối tượng kiểm tra và được hỗ trợ bằng một hệ thống các phần mềm ứng dụng. Để phục vụ cho công tác kiểm tra thuế, ngành Thuế đã triển khai nhiều ứng dụng tin học để hỗ trợ như: Ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính DN (BCTC); Ứng dụng quản lý thuế (QLT); Quản lý tình trạng thuế (QTT); Ứng dụng quản lý thông tin về quản lý thuế đối với NNT (TlNC)... Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, kết cấu dữ liệu phân tán theo từng cấp độ hồ sơ, từng ứng dụng đơn lẻ; hệ thống báo cáo còn thiếu đồng nhất, chưa tập trung một đầu mối thống nhất; mỗi ứng dụng chỉ hỗ trợ được một phần công việc kiểm tra thuế. Vì vậy cản trở đến việc sử dụng, khai thác dữ liệu của cán bộ kiểm tra cho mục đích phân tích, so sánh, đối chiếu và tổng hợp. Hơn nữa, qua một thời gian khai thác, mỗi ứng dụng phần mềm lại biểu hiện những bất cập riêng, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác kiểm tra thuế.

Để khắc phục dần những hạn chế trên, hiện nay Tổng Cục Thuế đang triển khai phần mềm quản lý thuế tập trung toàn ngành Thuế (phần mềm

TMS). Tuy nhiên, phần mềm được sử dụng cho 63 tỉnh, thành phố nên tốc độ truy cập, khai thác, xử lý dữ liệu chậm, chưa đáp ứng nhu cầu công việc.

Cục Thuế TP Hà Nội cũng nghiên cứu, triển khai nhiều phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả công việc. Phần mềm quản lý riêng (ASM) của Cục Thuế Hà Nội mới được đưa vào sử dụng chưa đầy một năm, vẫn trong quá trình vừa triển khai vừa cải tiến và nâng cấp các tính năng nên chưa được đầy đủ và chưa đồng bộ. Phương án nâng cấp về quản trị dữ liệu phục vụ công tác quản lý và kiểm tra DN do tổ dữ liệu của Cục xây dựng đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa đưa vào sử dụng đồng bộ. Do đó, việc ứng dụng công nghệ vào công tác kiểm tra thuế chưa hiệu quả và còn nhiều bất cập.

Thứ hai, hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về người nộp thuế còn chưa

đồng bộ và chưa đầy đủ

Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT của toàn ngành thuế nói chung và Cục Thuế TP Hà Nội nói riêng còn nhiều bất cập. Việc tập hợp và khai thác các thông tin liên quan còn nhiều khó khăn, nhất là các thông tin so sánh về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phục vụ việc phân tích còn hạn chế; thời gian tiến hành thu thập hồ sơ tại trụ sở CQT kéo dài.

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của NNT về quy mô hoạt động, lĩnh vực ngành nghề chi tiết, tình hình hoạt động, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, ...chưa đầy đủ và chưa đảm bảo để làm cơ sở cho việc ấn định thuế. Đồng thời,chưa có quy chế, quy trình khai thác thông tin một cách có hệ thống, chưa có phương pháp hữu hiệu kiểm soát tính chính xác dữ liệu đầu vào.

Bên cạnh đó để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngày càng phức tạp, CQT còn cần rất nhiều các thông tin khác nhau mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, NNT còn rất dè dặt khi cung cấp những thông

tin mà CQT yêu cầu. Phần sợ bị lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì không đảm bảo rằng những thông tin đó không bị lạm dụng, gây ảnh huởng đến triển vọng phát triển của DN. Thực tế này có thể đuợc hiểu là do thiếu các quy định mang tính pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa CQT và NNT. Từ đó dẫn đến tình trạng DN tìm mọi cách để giữ thông tin, còn CQT thì tìm mọi cách để khai thác thông tin không chính thức.

Chính hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT chua đầy đủ đã gây khó khăn cho công tác phân tích, đánh giá, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Thứ ba, nguồn lực tin học, trình độ đội ngũ cán bộ công chức về công nghệ thông tin còn hạn chế

Mặc dù đội ngũ cán bộ ngành thuế đang dần đuợc trẻ hóa, tuy nhiên độ tuổi trung bình của cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thuế của Cục Thuế Hà Nội vẫn ở độ tuổi trung niên, có thâm niên trong nghề, có kinh nghiệm trong xử lý, vận dụng các chính sách thuế nhung khả năng thành thạo các ứng dụng tin học và áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc vẫn còn hạn chế.

Nguồn nhân lực ngành Thuế nói chung, của Cục Thuế Hà Nội nói riêng còn nhiều thiếu hụt, đặc biệt là chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý thuế chuyên sâu. Việc sắp xếp, phân bổ số luợng cán bộ công chức vào các chức năng còn chua phù hợp, thuờng phải huy động, luân chuyển giữa các bộ phận để đảm bảo tiến độ, yêu cầu công việc. Hơn nữa, hệ thống tin học của ngành thuế bị quá tải, có quá nhiều dự án tin học cùng triển khai nên bị phân tán nguồn lực, chua có sự uu tiên nguồn lực rõ ràng, nguồn lực tin học còn hạn chế.

Ngành Thuế những năm gần đây đã tổ chức thi tuyển nhân sự đầu vào công khai, minh bạch, rộng khắp nhung chính sách quản lý nguồn nhân lực

của ngành chưa có biện pháp thu hút nhân tài. Hơn nữa, sự cạnh tranh của khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút nguồn nhân lực có chất lượng từ ngành thuế chuyển sang. Việc đào tạo cán bộ thuế đã được triển khai nhưng còn thiếu chiến lược dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nâng cao để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý tiên tiến và có trình độ chuyên môn cao, do đó hiệu quả xử lý công việc chưa thực sự hiệu quả.

2.3.2.2.Đối với công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quanthuế thuế

Thứ nhất, công tác phân tích còn chưa bám sát tình hình thực tế doanh nghiệp, chưa đi sâu phân tích thông tin doanh nghiệp

Công tác phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế để nhận định rủi ro, xây dựng kế hoạch kiểm tra của Cục Thuế TP Hà Nội chưa thực sự sâu sắc, chưa đi sâu phân tích thông tin DN, chưa bám sát tình hình kinh doanh, chưa nắm sâu sắc đặc điểm kinh doanh, ngành nghề DN, không cập nhật những đột biến bất thường phát sinh của DN. Công tác phân tích, đánh giá đối với hồ sơ khai thuế của một số DN có quy mô nhỏ còn mang tính hình thức, việc phát hiện các sai sót, gian lận của DN còn hạn chế.

Do đó, việc phân tích, nhận định và đánh giá rủi ro còn chưa hiệu quả, chưa sát đúng với yêu cầu; dẫn đến kết quả công tác kiểm tra tại trụ sở CQT của Cục Thuế TP Hà Nội chưa cao như kỳ vọng; số tiền thuế nộp điều chỉnh sau giải trình, bổ sung của NNT chưa đạt như yêu cầu đặt ra.

Thứ hai, Cục Thuế TP Hà Nội chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá rủi ro riêng cho từng ngành nghề, loại hình doanh nghiệp

Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro được Cục Thuế TP Hà Nội xây dựng chung cho tất cả các ngành nghề, các loại hình DN nên việc đánh giá, xếp hạng rủi ro còn chưa thiết thực, chưa đánh giá được đầy đủ những rủi ro của NNT, nhất là đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. Trong bộ tiêu chí

đánh giá rủi ro, một số tiêu chí còn đơn giản, hoặc không phù hợp với loại hình DN nên việc đánh giá, xếp hạng là chưa chính xác, chưa đầy đủ cơ sở.

Mặt khác, công tác kiểm tra theo chuyên đề về ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn còn chưa được hệ thống vào tiêu chí rủi ro, không nhận diện được hết các rủi ro. Do đó, việc lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch kiểm tra còn chưa bao quát được hết các DN rủi ro.

Thứ ba, việc thu thập thông tin về người nộp thuế từ các cơ quan liên quan còn hạn chế

Việc thu thập các nguồn thông tin từ các cơ quan hữu quan như ngân hàng, kho bạc, kiểm toán, quản lý thị trường, tài nguyên môi trường, kế hoạch và đầu tư, công an, tòa án,... và đặc biệt là trên các phương tiện truyền thôngđể phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế chưa có phương pháp hữu hiệu. Do vậy, việc đánh giá rủi ro để xây dựng kế hoạch, xác định trọng yếu, trọng điểm kiểm tra mới chỉ dựa trên thông tin nội bộ ngành là chủ yếu, sự kết nối thông tin bên ngoài còn hạn chế.

Thứ tư, việc nhận định rủi ro đối với hồ sơ khai thuế đôi khi còn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ kiểm tra

Mặc dù công tác kiểm tra hiện nay tại Cục Thuế TP Hà Nội được thực hiện thống nhất theo quy trình trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, cá biệt vẫn còn một số cán bộ nhận thức về hình thức kiểm tra còn chưa đổi mới, vẫn còn hiện tượng kiểm tra không tập trung theo dấu hiệu rủi ro, vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan.

Chính vì vậy, nhiều hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay từ công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế nhưng không yêu cầu NNT kịp thời điều chỉnh, mà chỉ khi thực tế kiểm tra tại trụ sở NNT mới phát hiện như: không phân bổ thuế GTGT được khấu trừ cho hoạt động chịu thuế GTGT và không chịu thuế, đối với hoạt động kinh doanh bất động sản có thu tiền trước của

khách hàng nhưng chưa kê khai thuế kịp thời, kê khai miễn giảm thuế TNDN chưa đúng đối tượng, chuyển lỗ sai quy định... Do đó làm giảm hiệu quả công tác kiểm tra do tốn thêm thời gian và nhân lực thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT.

Thứ năm, việc ấn định số thuế phải nộp sau kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT đối với trường hợp phát hiện rủi ro về thuế không áp dụng được

Trường hợp NNT giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng thì CQTcó quyền ấn định số thuế phải nộp. Tuy nhiên, việc ấn định không thực hiện được do thiếu cơ sở, không có căn cứ; phần lớn những hồ sơ khai thuế đánh giá rủi ro cao chuyển kiểm tra tại trụ sở NNT. Những trường hợp còn lại sẽ đưa vào diện rủi ro cần

Một phần của tài liệu 1602 thực trạng và giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w