Thứ nhất, cơ chế chính sách còn tồn tại những bất cập
Các chính sách thuế thường xuyên có sự bổ sung, sửa đổi gây khó khăn cho DN trong việc cập nhật chính sách mới để thực thi pháp luật và khó khăn cho CQT trong việc thực hiện quản lý.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành Thuế đã có nhiều giải pháp nhằm cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế để giảm thời gian kê khai, nộp thuế cho DN. Nhất là từ đầu năm 2015, thực hiện Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính, từ ngày 01/01/2015hồ sơ khai thuế được lược bỏ nhiều phụ lục của tờ khai, DN không phải nộp bảng kê hàng hóa mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã làm giảm hiệu quả công tác kiểm tra hồ sơ tại trụ sở CQT, ảnh hưởng trực tiếp đến việc rà soát hóa đơn đầu vào của các DN; đồng thời việc không phải nộp tờ khai thuế TNDN quý cũng làm hạn chế công tác kiểm tra tại trụ sở CQT. Việc kiểm tra sơ bộ 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT của Cục Thuế TP Hà Nội thời gian qua đã được thực hiện tốt, nhưng hiệu quả không cao do khó khăn trong công tác phân tích, phát hiện rủi ro, dẫn đến công tác kiểm tra tại CQT không có nhiều kết quả, phần lớn phải chuyển kiểm tra tại trụ sở NNT, gây mất thời gian cho DN và CQT.
Vấn đề chuyển giá bước đầu đã được Luật hoá tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và kiểm tra. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế mở hiện nay khi các loại hình DN đa dạng và hình thái giao dịch phong phú, thì việc xác định các giao dịch chuyển giá vẫn rất khó khăn. Do đó rất cần thiết phải
ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, đặc biệt là đối với nhóm DN có vốn Đầu tư nước ngoài (FDI) để việc quản lý vấn đề chuyển giá được chất lượng và hiệu quả hơn.
Các chính sách thuế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mới như thương mại điện tử còn chưa cụ thể, chưa theo kịp các hình thái hoạt động của hoạt động thương mại điện tử.
Việc thanh toán bằng tiền mặt còn là thói quen tương đối phổ biến của người tiêu dùng, dẫn đến nhiều tiêu cực trong thanh toán như mua hàng không lấy hóa đơn, hóa đơn khống, khai tăng chi phí... gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.
Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ DN và người dân còn thấp dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và Luật thuế nói riêng do thiếu hiểu biết hoặc cố ý không tuân thủ pháp luật.
Thứ hai, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế
Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại còn hạn chế, các ứng dụng quản lý thuế thiếu tích hợp về quy trình, công nghệ và khả năng tự động hóa do quá trình phát triển nhiều giai đoạn. Hệ thống ứng dụng quản lý thuế giữa các cấp chưa đồng bộ, cơ sở dữ liệu chưa thực sự ổn định, khó khăn cho việc khai thác, tổng hợp và phân tích số liệu.
Dữ liệu được cập nhật và khai thác trên hệ thống toàn quốc (phần mềm quản lý thuế tập trung TMS) nên tốc độ truy cập, khai thác, xử lý dữ liệu chậm, chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Cục Thuế TP Hà Nội đã vận dụng các sáng kiến để xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý riêng, giảm tải và đáp ứng được phần nào nhưng vẫn trong quá trình vừa triển khai vừa cải tiến và nâng cấp các tính năng nên chưa được đầy đủ và chưa đồng bộ.
Hệ thống các quy trình, nghiệp vụ còn đồ sộ, phức tạp, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại CQT các cấp, các thao tác thu thập dữ liệu mất nhiều thời
gian; đồng thời chưa có quy chế, quy trình khai thác thông tin một cách có hệ thống, chưa có phương pháp hữu hiệu kiểm soát tính chính xác dữ liệu đầu vào, làm mất nhiều nguồn lực của ngành Thuế.
Hơn nữa, NNT còn dè dặt trong việc cung cấp thông tin cho CQT, thông tin khai thác trên các nguồn khác như số liệu thống kê, các phương tiện thông tin đại chúng, ... còn rời rạc, chưa đầy đủ.
Thứ ba, công tác nhân lực cho hoạt động kiểm tra thuế còn chưa đáp ứng được yều cầu
Việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế NNT tự khai, tự nộp tự chịu trách nhiệm đòi hỏi CQT phải thay đổi phương thức quản lý, trình độ quản lý và sự cải tổ về nhiều mặt như tái cấu trúc lại tổ chức, thay đổi quy trình nghiệp vụ, kỹ năng quản lý,. cần có thời gian nhất định, đặc biệt là thay đổi nhận thức của các công chức trong ngành Thuế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý giải quyết công việc theo kinh nghiệm mang tính chất công quyền, chưa thực sự tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước và quyền lợi của NNT, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT.
Mặc dù đã được cải cách, đơn giản hóa nhiều nhưng hệ thống thủ tục hành chính vẫn còn đồ sộ, quy trình thủ tục còn chưa gọn nhẹ. Bên cạnh đó, thái độ của một bộ phận công chức thuế còn thiếu tinh thần trách nhiệm gây bức xúc cho NNT trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế.
Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ nghiệp vụ và thực thi chính sách thuế, kỹ năng chuyên sâu còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế.
Việc luân chuyển cán bộ thường xuyên giữa các bộ phận dẫn đến việc nắm bắt tình hình DN chưa sát sao, do đó công tác phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế chưa sâu, nhận định rủi ro chưa chuẩn xác.
Cán bộ kiểm tra thuế phải kiêm nhiệm nhiều việc nhu: thực hiện dự toán thu NSNN (đôn đốc kê khai, nộp thuế, khai thác nguồn thu.), công tác quản lý nợ thuế, hoàn thuế TNCN, xác minh hóa đơn, xử lý hóa đơn bất hợp phápvà làm các báo cáo thuờng xuyên, đột xuất. dẫn đến thời gian dành cho công tác kiểm tra thuế còn ít, kém hiệu quả.
Con nguời là yếu tố quyết định sự thành công, tuy nhiên công chức thuế trong tình trạng chung, chua đuợc cải thiện thỏa đáng về thu nhập và điều kiện, môi truờng làm việc cũng nhu các cơ hội phát triển nghề nghiệp, chua thực sự thu hút đuợc nhân tài làm việc cho ngành thuế (bao gồm chính sách tuyển dụng, đề bạt, nâng luơng.).
Thứ tư, công tác phối hợp của các cơ quan hữu quan còn chưa hiệu quả
Tình trạng chính quyền địa phuơng chua thực sự quan tâm đến quản lý thuế trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Nhiều quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế không đuợc các tổ chức, cá nhân vi phạm tuân thủ. Một số ban ngành liên quan nhu Công an, Viện kiểm sát. chua thật sự quan tâm đến quản lý thuế trên địa bàn nên khả năng thực thi luật thuế chua nghiêm.
Chức năng khởi tố, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật thuế do cơ quan công an thực hiện. Trong khi đó, cơ quan công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về NNT, thiếu chuyên môn về quản lý thuế. Khi chuyển hồ sơ từ CQT sang cơ quan điều tra thì việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của DN lại phải bắt đầu lại từ đầu, cho dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình kiểm tra của CQT. Do vậy, công tác điều tra các truờng hợp vi phạm về thuế của DN kéo dài thời gian và chua hiệu quả.
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa của các ngành là rất khác nhau nên việc kết nối, trao đổi thông tin còn khó khăn trong việc xây dựng cơ chế cụ thể và ứng dụng thông tin giữa các ngành. Trình độ, khả năng
sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giao dịch của DN và người dân mặc dù đã phát triển nhanh chóng nhưng thiếu sự thống nhất và không đồng đều, dẫn đến hiệu quả còn thấp, ảnh hưởng đến công tác quản lý.
Thứ năm, áp lực về dự toán thu ngân sách và kế hoạch kiểm tra thuế được giao
Hàng năm, theo kế hoạch thu ngân sách và kế hoạch kiểm tra được Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế Hà Nội phân bổ dự toán thu và kế hoạch kiểm tra cho từng phòng, đến từng cán bộ quản lý. Ngoài ra, hàng năm Cục Thuế TP Hà Nội còn giao thêm về dự toán, kế hoạch phấn đấu, đây luôn là áp lực cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công chức của Cụcvề hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu được giao.
Nhiệm vụ công tác kiểm tra thuế những năm gần đây cũng rất nặng nề, đặc biệt là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước. Năm 2016, Cục Thuế TP Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm tra 17.183 DN, tăng 20,6% so với kế hoạch năm 2015; kế hoạch tăng thu là 1.900 tỷ đồng, tăng 12% so với kế hoạch tăng thu năm 2015; kế hoạch tăng thu bổ sung, phấn đấu là 2.096 tỷ đồng, tăng 10% so với kế hoạch đầu năm. Năm 2017, Cục Thuế TP Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm tra 21.636 DN, tăng 26% so với kế hoạch năm 2016; kế hoạch tăng thu là 2.500 tỷ đồng, tăng 13% so với kế hoạch tăng thu năm 2016; không giao kế hoạch tăng thu bổ sung, phấn đấu do kế hoạch giao từ đầu năm đã quá cao. Trong 8 tháng đầu năm 2017, Cục Thuế TP Hà Nội đã thực hiện được 64% kế hoạch về số cuộc kiểm tra, nhưng mới chỉ đạt 35% kế hoạch tăng thu. Như vậy, 4 tháng còn lại của năm 2017, Cục Thuế TP Hà Nội còn phải thực hiện 36% kế hoạch về số cuộc kiểm tra và 65% kế hoạch tăng thu qua kiểm tra. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với đội ngũ cán bộ công chức Cục Thuế TP Hà Nội nói chung và đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra nói riêng. Nhất là từ năm 2017,
thực hiện chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hầu hết các Tập đoàn, Tổng công ty, các DN có quy mô lớn đều thuộc kế hoạch thanh, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan cấp trên, do đó Cục Thuế TP Hà Nội không thực hiện kiểm tra các DN này, dẫn đến số thu qua kiểm tra không có nhiều đột biến.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, qua quá trình phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với DN tại Cục Thuế TP Hà Nội, cụ thể phân tích, đánh giá về thực trạng công tác cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiểm tra; thực trạng về công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT; thực trạng công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác kiểm tra thuế đối với DN tại Cục Thuế TP Hà Nội. Việc phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong chương 2 là nền tảng quan trọng để tác giả đưa ra những phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với DN tại Cục Thuế TP Hà Nội ở
Chương 3