Những hạn chế

Một phần của tài liệu 1601 thực trạng và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 95 - 103)

6. Số dự phịng RRTD cịn phải trích 11.01 3.184 12.22 162 + Dự phòng chung

2.2.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất: Mặc dù Ngân hàng đã rất nỗ lực và đã có nhiều cố gắng

trong cơng tác này nhưng nợ xấu vẫn tiềm ẩn. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại Ngân hàng đã khống chế được ở mức dưới 3% trong năm 2011 và 2012 (tỷ lệ tương ứng của các năm là 1,44% và 1,71%), xong lại có xu hướng tăng nhanh và ở con số rất cao vào các năm sau, tỷ lệ này năm 2013 là 4,52% và 6,50% vào năm 2014. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng ở tình trạng tương tự vậy, có xu hướng tăng và cịn ở tỷ lệ khá cao. Năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,75% và vào năm 2014 lên đến 3,56%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng là rất cao.

Cơng tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, việc xử lý nợ quá hạn chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng đó lại là cách tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của Ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu khơng gia

- 78 -

hạn nữa thì việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ dự phịng rủi ro vì việc thu hồi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp không đạt kết quả cao do thủ tục bán tài sản khó khăn, giá trị thu hồi không đủ bù đắp vốn vay. Sau khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, ngân hàng vẫn tiếp tục thu hồi nợ vay vẫn triển khai nhưng không thu được kết quả cao. Như vậy, về lâu dài nếu cứ sử dụng nhiều quỹ dự phịng rủi ro như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quỹ dự phịng ln thiếu khơng đảm bảo để bù đắp tổn thất.

Thứ hai: Cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang áp dụng

chưa đầy đủ và hoàn thiện. Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng cơng cụ để đánh giá rủi ro tín dụng là chấm điểm và xếp hạng khách hàng và xây dựng giới hạn tín dụng cho khách hàng mang tính định tính, chưa tuân thủ nghiêm ngặt mà chủ yếu dựa vào trực quan phán đốn của nhân viên chun mơn. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thực chất mới trong quá trình thử nghiệm, được xây dựng chủ yếu theo mơ hình nước ngồi, chưa có hệ thống phương pháp luận cơ sở, chưa có tính thực tế cao, thời gian áp dụng còn ngắn, chưa đánh giá được hầu hết tính hiệu quả và tính phù hợp với hoạt động tín dụng Việt Nam và đặc thù khách hàng của Ngân hàng. Việc chấm điểm xếp hạng khách hàng chưa được áp dụng triệt để đối với mọi khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng mà chỉ áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xun. Đối với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân vẫn chưa áp dụng việc cho điểm để đánh giá và đưa ra quyết định cấp hay từ chối cấp tín dụng mà vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá hồ sơ của khách vay. Trong khi đó, khách hàng là hộ sản xuất lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất nếu cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng khơng được áp dụng triệt để thì nguy cơ rủi ro xẩy ra là điều không thể tránh khỏi.

Thứ ba: Việc thiết lập tiêu chí chuẩn cho việc cấp tín dụng. Ngân hàng

- 79 -

để lượng hố rủi ro tín dụng, chưa đo lường được rủi ro tín dụng, chưa xây dựng mơ hình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng mà thường chỉ nhận ra rủi ro khi nó thực sự xẩy ra. Vì vậy, việc nhận dạng dấu hiệu rủi ro tín dụng và việc xác định mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm phán đốn, đánh giá, phân tích của cán bộ tín dụng kết hợp với kết quả xếp hạng doanh nghiệp. Điều này sẽ bị hạn chế đối với cán bộ tín dụng mới và đối với cán bộ tín dụng mà trình độ chun mơn chưa thực sự đủ tầm. Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng một phần bị hạn chế.

Thứ tư: Một vấn đề nữa, hiện tại mỗi cán bộ tín dụng đều có Sổ tay tín

dụng khá bài bản, nhưng việc thực hiện theo đúng chuẩn của bộ Sổ tay này thì khơng phải cán bộ tín dụng nào cũng làm tốt. Trong bộ Sổ tay tín dụng có quy định về cơ cấu bộ máy tín dụng, chính sách tín dụng chung, quy trình cho vay, hệ thống bảng chấm điểm với khách hàng khi cấp tín dụng, quản lý hạn mức tín

dụng, quản lý nợ có vấn đề. Đó là những chuẩn mực, nếu tuân thủ đúng sẽ rất rất

tốt trong khâu quản trị rủi ro tín dụng. Hiệu quả tín dụng sẽ đạt mức chuẩn. Trong thực tế việc đưa sổ tay tín dụng vào áp dụng cịn rất hạn chế và đó là hệ quả xuất hiện mầm mống rủi ro tín dụng.

Thứ năm: Chất lượng thẩm định chưa cao, hiệu quả hoạt động kiểm

tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng Có thể nói tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng trong thời gian qua tại Ngân hàng có liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng thẩm định, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát còn yếu, nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao.

Khâu thẩm định là khâu rất quan trọng, là khâu tiên quyết trong q trình tín dụng. Những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm định đều ro một cán bộ tín dụng làm. Khả năng thu thập thơng tin, kết quả tổng hợp thông tin thu thập được và tính nhanh nhậy trong việc tiếp cận với những xu hướng phát

- 80 -

quy mơ tín dụng sẽ là rất hạn chế. điều này gây hạn chế rất nhiều cho các khâu tiếp theo trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Dễ dàng nhận thấy, nếu khâu thẩm định trước khi cho vay, khâu kiểm tra, kiểm sốt sau khi cho vay khơng thực sự hiệu quả và khoa học thì rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi.

Thứ sáu: Về mặt nhân sự, mặc dù đa phần nhân viện tín dụng và

những cán bộ liên quan rất tận tâm với Ngân hàng nhưng cũng khơng thể tránh được hồn tồn rủi ro. Năng lực phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm như thiếu kinh nghiệm thực tiễn hoặc một số cán bộ thiếu am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ nên năng lực thẩm định khách hàng vay còn nhiều hạn chế. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng vẫn cịn xẩy ra, thể hiện ở sự bng lỏng hoặc cố tình thực hiện sai các quy định về thẩm định các món vay. Sự vi phạm này thường xuất hiện từ những mối quan hệ khơng minh bạch giữa khách hàng với cán bộ tín dụng, họ cùng nhau hợp thức hoá chứng từ đi vay để đạt mục đích của mình. Một số cán bộ tín dụng biến chất lợi dụng kẽ hở để mưa đồ lợi ích cá nhân. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính hiện nay, trước những sức ép của cạnh tranh các tổ chức tài chính đang là sức thu hút người tài. Vì vậy, nguy cơ “chẩy máu chất xám” là khó tránh khỏi trong q trình phát triển mạnh và nóng của nền kinh tế. Mất đi người tài đồng nghĩa với việc chất lượng quản trị tín dụng Ngân hàng cũng bị giảm sút.

Thứ bẩy: Thông tin không đầy đủ, thông tin tín dụng đầy đủ và chính

xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay và là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định trong cho vay. Tuy nhiên những thông tin làm cơ sở để thẩm định và quyết định cho vay ở Ngân hàng hiện nay vẫn cịn thiếu, khơng kịp thời, khơng có tính hệ thống,

- 81 -

chất lượng thơng tin cịn chưa cao, như các thơng tin về khách hàng vay, thơng tin mục đích vay vốn, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo... và các thông tin về thị trường, thơng tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước..

Thứ tám: Lạm dụng tài sản thế chấp, do thiếu thông tin trung thực về

khách hàng nên Ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa

cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, dần dần Ngân hàng trở nên

dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương

án kinh doanh nên sẽ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ rất dễ mắc sai lầm chủ quan. Một quan niệm hết sức nguy hiểm cho rằng có tài sản đảm bảo là an toàn

cho khoản vay, khoản vay cần phải được tất tốn bằng tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải tiền bán tài sản thế chấp. Tài

sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án sản xuất kinh doanh của

khách hàng gặp rủi ro ngồi dự kiến mà thơi. Hơn nữa, nếu khách hàng có xẩy ra

rủi ro thì việc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi khoản vay cũng gặp khơng ít

khó khăn do thủ tục thanh lý tài sản rườm rà, phức tạp và giá trị thu hồi từ tài sản

đảm bảo thường thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.

Thứ chín: Do áp lực cạnh tranh với ngân hàng khác, do chạy theo kế

hoạch và chỉ tiêu tín dụng, đơi khi do Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đã đặt các khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh, mà những khoản vay có lợi nhuận cao mức độ rủi ro càng lớn.

- 82 -

- Việc thực hiện thế chấp chưa tốt: Một thực trạng của chi nhánh đó là đối với các khách hàng thân thiết của chi nhánh thì hầu như khi vay vốn khơng cần có tài sản thế chấp, hoặc có nhưng tài sản thế chấp nhỏ hơn

giá trị

của khoản vay rất nhiều, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tình

trạng cho vay khơng có tài sản thế chấp tại chi nhánh tiềm ẩn rủi ro rất

lớn khi

khách hàng có khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Năng lực của một số cán bộ tín dụng cịn hạn chế nhất là đối với các cán bộ tín dụng ít tuổi, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp.

- Cách tổ chức điều hành hoạt động tín dụng và chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro. Có thể thấy điều này trong

chính cung cách làm việc của ngân hàng. Ví dụ như việc tách bạch giữa khâu

đánh giá tài sản thế chấp với khâu ra quyết định tín dụng cũng cịn

nhiều vấn

đề. Nhiều khi chính cán bộ tín dụng tham gia vào việc đánh giá nên có

thể nếu

họ nhận định hồ sơ của khách hàng rất tốt và rất muốn cho vay thì họ có xu

hướng đánh giá tốt TSĐB để hồ sơ được phê duyệt.

+ Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một là, nhiều khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu

quả, giá thành sản xuất cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên khi gặp rủi ro sẽ gây thiết hại lớn cho ngân hàng. Tình hình tài chính của nhiều khách hàng vay khơng minh bạch gây khó khăn trong việc

- 83 -

của thị trường, thấy người khác làm có hiệu quả thì cũng đầu tư làm theo dẫn đến nông sản sản xuất ra không theo nhu cầu thị trường dẫn đến ế ẩm, không tiêu thụ được hoặc giá thành sản phẩm thấp. Khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi là hết sức khó khăn. Mặt khác, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên thiên nhiên. Khi sản xuất nông nghiệp mà gặp điều kiện thời tiết khơng thuận lợi thì rủi ro trong kinh doanh là khơng thể tránh khỏi. Ngân hàng theo đó mà gặp rủi ro.

Ba là, một số khách hàng đã lợi dụng những điểm yếu của Ngân hàng

đã tìm cách lứa đảo để được vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả mạo (với các thơng tin kế tốn sai lệch, khai báo giá trị tài sản không đúng, phương án sản xuất kinh doanh ảo....), hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Họ sử dụng vốn sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Việc thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn khó thực hiện được, rủi ro tín dụng xuất hiện. Rủi ro gian lận của khách hàng là loại rủi ro khó quản lý nhất. Nếu một con nợ thơng minh cố tình lừa đảo thì ván bài gian lận dường như đã sẵn sàng triệt hạ chủ nợ. Khơng có gì ngạc nhiên khi các bằng chứng cho thấy tác giả của những vụ gian lận kinh động nhất lại là những khách hàng vay nợ thơng minh nhất. Vì vậy, đây là nỗi lo lớn của ngân hàng và bản thân cán bộ làm cơng tác tín dụng.

+ Nguyên nhân từ môi trường

Đây là nguyên nhân gây ra nợ xấu vượt ra ngồi tầm khiểm sốt của ngân hàng và bản thân khách hàng.

- Do sự không ổn định của nhiều chính sách, cơ chế trong thời gian kinh tế nước ta vận đơng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, với các biện pháp vừa làm vừa

- 84 -

sửa, nhiều chính sách khơng hợp lý gây rủi ro lớn cho ngân hàng, các khách hàng vay vốn.

- Những biến động của nền kinh tế nói chung như tình trạng lạm phát, thị trường chứng khốn suy giảm, giá cả tăng cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng.

Kết luận chương 2

Trong thời gian qua, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng

An luôn không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng vân cịn nhiều

mặt hạn chế, tồn tại, và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Qua việc xác định và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đã làm rõ hơn nguồn gốc sâu xa dân đến rủi ro trong hoạt động tín dụng làm giảm chất lượng

trong công tác quản trị rủi ro tín dụng để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân

- 85 -

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 1601 thực trạng và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w