ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu 1627 tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện với tăng cường kiểm soát nộ bộ tại CTY CP nhiệt điện quảng ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 96)

3.1.1. Định hướng phát triển ngành Điện và Công ty

Trong Chiến lược Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII) của Chính phủ đã phê duyệt, để dáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng 8,5%- 9% GDP năm giai đoạn 2011-2020 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện ở nước ta tăng bình quân hàng năm 17% và có thể tăng đột biến lên 22%. Đồng thời với phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải.

Quyết định Số 117/2005/NĐQN-QĐ-HĐQT ngày 05 tháng 11 năm 2015 của HĐQT Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh về việc đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh với mục tiêu thực hiện quy hoạch điện VII đã được Chính phủ phê duyệt, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về điện phía Bắc, tăng cường độ tin cậy cấp điện khu vực tam giác Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh, với quy mô dự án; Nhiệt điện đốt than theo công nghệ than bột tiên tiến, hiện đại đáp ứng được tiêu chuẩn về mơi trường.

Mục tiêu của Tập đồn Điện lực Việt Nam và việc ra đời Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Quảng Ninh là để gắn trách nhiệm của người quản lý dự án và người vận hành dự án là một. Ngay từ đầu thành lập Công ty đã xác định được hướng đi là phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của Cơng ty có đủ năng lực quản lý, vận hành một dự án có quy mơ lớn nhất vùng Đơng bắc, khai thác hiệu quả nguồn sản xuất điện, cung cấp sản phẩm điểm có chất lượng cao ra thị trường.

Theo đó, thực hiện mục tiêu của Chính phủ đề ra là trong năm 2020 Việt Nam

phải có thị trường phát điện cạnh tranh. Theo đó các cơng ty phát điện trên cả nước bất kỳ ở ngành nào cũng được chào giá bán cho đơn vị phân phối điện theo từng loại

giờ sử dụng (giờ cao điểm và giờ thấp điểm) giá được xếp theo thứ tự ưu tiên mua từ thấp lên cao. Điện là loại hàng hoá đặc biệt khi đã tạo ra dịng điện là khơng thể dự trữ

được như các hàng hoá khác mà nhu cầu sử dụng điện của xã hội không thể phân bố đồng đều trong cùng thời gian (có lúc dùng nhiều dẫn đến thiếu, lúc dùng ít lại thừa, mà dư thừa thì khơng cất giữ được mà phải tự triệt tiêu bằng biện pháp kỹ thuật). Đối

với nhà máy nhiệt điện đốt than quy trình vận hành phức tạp hơn các nhà máy thuỷ điện, trước khi đốt lò phải khởi động bằng 200 tấn dầu FO tương đương khoảng 2,5 tỷ

VND với chi phí khởi động ban đầu là rất lớn. Để giữ được lị ổn định vào lúc cao điểm và duy trì lị ở giờ thấp điểm (tránh lò tắt phải khởi động lại) là vấn đề hết sức cấp

bách đối với Lãnh đạo Công ty trước cơ chế thị trường giá điện cạnh tranh.

3.1.2. Định hướng tổ chức kế tốn của Cơng ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Để thực hiện định hướng phát triển chung, tiết kiệm được chi phí và có được giá điện canh tranh, Cơng ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh đặt ra định hướng tổ chức kế

tốn chi phí sản xuất và tính giá thành điện với tăng cường kiểm sốt nội bộ tại Công như sau:

Thứ nhất: Thực hiện hạch toán kế tốn ở Cơng ty theo hướng xác định được chi phí của từng hoạt động cũng như tổng chi phí hàng năm. Bên cạnh đó cần xây dựng kế hoạch định mức tiêu hao vật liệu cho 1kwh, so với thực tế SXKD từ đó có đường hướng tăng giảm ở khâu nào cho phù hợp mà không ảnh hưởng đến cơng suất của máy phát và các chi phí cố định kèm theo trên cơ sở công suất thiết kế ra, quy trình cơng nghệ; Vận dụng hệ thống TK tương thích được theo Chuẩn mực kế tốn phù hợp với quá trình đổi mới chung của nền kinh tế và dễ ứng dụng trong điều kiện sử dụng kế toán máy; Sử dụng rộng rãi dịch vụ ngân hàng trong hoạt động tổ chức kế

toán; Ban lãnh đạo, quản lý trong Cơng ty về tài chính cần phải có am hiểu nhất định.

Thứ hai: Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, kỹ thuật vi tính trong tổ chức

hạch tốn kế tốn. Để hạch tốn kế toán thực sự là một phân hệ hoạt động hữu hiệu của quản lý kinh tế - tài chính trong Cơng ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện mở cửa hội nhập với nền kinh tế thị trường, phương hướng huy động các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, những kiến thức

khoa học mới nhất, bằng những phương tiện hiện đại.

Thứ ba: Tiến hành tồn diện các yếu tố trong tổ chức hạch tốn kế toán theo yêu cầu của CĐKT, phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Kế toán quốc tế được thừa nhận, đáp ứng được yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào cơng tác kế tốn để tiết kiệm chi phí kế tốn, nâng cao năng suất lao động kế toán, đáp ứng yêu cầu cung cấp những thơng tin kinh tế chính xác, kịp thời phục vụ cho quản lý, điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu của KSNB, góp phần tăng cường vai trị của KSNB tại Cơng ty.

Thứ tư : Căn cứ vào tình hình thực tế và phương hướng phát triển của Công ty

về tổ chức bộ máy hoạt động, về yêu cầu quản lý, cần tổ chức bộ máy kế tốn và phân cơng, phân nhiệm hợp lý. Để thực hiện được yêu cầu này, Công ty phải căn cứ vào quy mô hiện tại và định hướng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như khả năng và năng lực cán bộ quản lý; xác định cơ chế tài chính và phân cấp quản lý tài chính trong từng giai đoạn để tổ chức.

Thứ năm : Quán triệt các nguyên tắc chung về kiểm soát, đặc thù của nghành và quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu 1627 tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện với tăng cường kiểm soát nộ bộ tại CTY CP nhiệt điện quảng ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w