Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu 009 các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán độc lập báo cáo tài chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 32 - 35)

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc hạ thấp chi phí (đặc biệt giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên thấp hơn dưới mức chi phí bỏ ra) sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Hạ thấp chi phí (lowballing) có thể dẫn đến quỹ thời gian và chi phí dự tính cho cuộc kiểm toán bị hạ thấp và điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng. DeAngelo (1981) đã thiết lập mô hình phí kiểm toán năm đầu tiên (chi phí khởi động kiểm toán- start-up cost) với chi phí phát sinh liên quan đến việc thay đổi CTKT của đơn vị được kiểm toán.

Mô hình này cho thấy, một CTKT đương nhiệm có thể định ra giá phí kiểm toán dưới mức chi phí thực tế bỏ ra trong năm đầu tiên và sẽ thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai do thực hiện hợp đồng kiểm toán này. Ngoài ra, nhu cầu có được sự giảm giá cho năm đầu tiên để có được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng. Từ các mối quan hệ đó, DeAngelo đã đưa ra mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ kinh tế với khách hàng. Mối quan hệ kinh tế này có thể làm giảm tính độc lập của KTV và khi giảm tính độc lập sẽ làm suy giảm chất lượng kiểm toán.

Do vậy, mức phí kiểm toán sẽ tác động đến chất lượng kiểm toán, mức phí kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV và việc giảm giá phí kiểm toán thường đưa đến giảm chất lượng kiểm toán, đây là quan điểm được chấp nhận rộng rãi. Hơn nữa, BCTC đòi hỏi chất lượng kiểm toán cao hơn, trong khi rủi ro kiểm

toán cũng cao hơn, do đó chi phí kiểm toán sẽ là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán, nhất là đối với BCTC của DNXL.

- Quy mô

Quy mô CTKT là một trong những tiêu chí thường được sử dụng như là nhân tố tiêu biểu cho chất lượng kiểm toán BCTC.

Vào cuối thập niên 1970, nhiều người không đồng tình quan điểm cho rằng, các CTKT lớn luôn có chất lượng tốt hơn CTKT nhỏ và các CTKT quy mô nhỏ bị phân biệt đối xử. Để giải quyết vấn đề này, DeAngelo (1981) đã tiến hành các phân tích về sự ảnh hưởng của quy mô kiểm toán đến chất lượng kiểm toán và kết luận rằng, CTKT quy mô lớn thường có chất lượng được đánh giá (bởi thị trường) cao hơn các CTKT quy mô nhỏ. Theo DeAngelo, CTKT càng nhiều khách hàng thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng kiểm toán.

Ngoài ra, Dye (1993) kết luận, chất lượng kiểm toán có mối quan hệ với nguồn tài chính của CTKT. Quy mô CTKT càng lớn với nhiều nguồn lực (deep- pocket) thì có thể thanh toán được tiền phạt khi có kiện tụng, điều này cũng làm tăng điều kiện duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao và do vậy cũng sẽ làm giảm tối thiểu khả năng xảy ra các vụ kiện tụng. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm này như Lennox (1999), Shu (2000).

Tuy nhiên, kể từ sau vụ phá sản của tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Mỹ Enron năm 2001, liên quan đến sự sụp đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002 đã làm lung lay quan điểm cho rằng chất lượng kiểm toán thường được đảm bảo tốt hơn bởi các công ty kiểm toán lớn.

Dù vậy, đến nay hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy qui mô CTKT là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán cũng như ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Các DNXL cũng thường chấp nhận mức phí kiểm toán cao hơn để mời KTV của CTKT lớn kiểm toán BCTC nhằm tăng uy tín của chính DNXL.

- Tính độc lập

Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán về tính độc lập là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết

quả kiểm toán (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008). Khi KTV/nhóm kiểm toán độc lập với khách hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn.

Tính độc lập trong kiểm toán được xác định là độc lập về hình thức biểu hiện và độc lập trong thực tế (độc lập trong tư tưởng). Độc lập trong tư tưởng thể hiện KTV cần phải đưa ra ý kiến khách quan và vô tư (Richard, 2006). Tính độc lập trong hình thức biểu hiện nhằm đáp ứng đòi hỏi về tính độc lập đối với người sử dụng, ngoại trừ sự độc lập trong mối quan hệ với khách hàng (bao gồm cả sự cần thiết luân phiên KTV), các bên thứ ba phải nhận thấy KTV là người có khả năng duy trì sự vô tư trong các phán đoán và chống lại các sức ép từ phía các nhà quản lý của khách hàng (Richard, 2006), vì vậy phải đảm bảo độc lập về phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp và phí kiểm toán.

Liên quan đến phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán mà CTKT cung cấp tới cùng một khách hàng. Mautz và Sharaf (1961) đã chỉ ra rằng, dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn thuế của CTKT cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của CTKT [94]. DeAngelo (1981) cũng cho rằng, CTKT càng sợ mất khách hàng thì khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC càng giảm [80]. Cuộc điều tra 1.500 KTV trước và sau khi có sự kiện Enron, Lindberg và Beck (2002) nhận thấy, phần lớn KTV đều cho rằng dịch vụ phi kiểm toán sẽ làm tổn hại tính độc lập của KTV [92].

Liên quan đến việc luân chuyển KTV: Sau sự kiện Enron/Arthur Andersen, nhiều kiến nghị liên quan đến giới hạn nhiệm kỳ KTV và thực hiện việc luân phiên thay đổi KTV. Theo Đạo luật SOX 2002, KTV không được coi là độc lập nếu họ thực hiện kiểm toán cho một khách hàng trong bốn năm. Thực tế ở các quốc gia, vấn đề luân phiên thay đổi KTV với chất lượng kiểm toán còn có 2 ý kiến khác nhau, trong đó phần lớn cho rằng, nhiệm kỳ KTV càng dài thì càng có thể làm giảm chất lượng kiểm toán vì điều này làm gia tăng sự phụ thuộc của KTV vào ban lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán (Mautz và Sharaf, 1961)[94]. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc bắt buộc thay đổi luân phiên KTV và CTKT khiến phát sinh chi phí, trong khi KTV cũ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu hơn tình hình hoạt động đặc thù

của doanh nghiệp và liệu KTV mới có đủ kiến thức chuyên ngành hoặc có đủ năng lực để kiểm toán một khách hàng mới hay không [28].

Tuy nhiên, các nghiên cứu đều khẳng định, KTV/nhóm kiểm toán độc lập với khách hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn. Nhất là đối với với việc đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp có lợi ích công chúng (trong đó có DNXL), tuân thủ tính độc lập càng trở nên quan trọng, nếu không, các sai phạm trọng yếu trên các BCTC của DNXL dù đã được KTV phát hiện, nhưng có thể không được báo cáo do KTV/CTKT thông đồng với khách hàng, cũng như để phục vụ các lợi ích nhóm cổ đông hay cá nhân của KTV/CTKT. Điều này có thể gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các NĐT cũng như lòng tin vào sự minh bạch của BCTC. Do vậy, bảo đảm tính độc lập cũng nhằm bảo đảm lòng tin của những người sử dụng dịch vụ đối với chất lượng cũng như vai trò của kiểm toán BCTC của doanh nghiệp nói chung và của DNXL nói riêng.

- Môi trường pháp lý

Bao gồm hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán và các văn bản pháp lý liên quan, nhằm làm cơ sở cũng như hướng dẫn công việc kiểm toán của KTV và công ty kiểm toán.

- Khách hàng kiểm toán

Là các nhân tố thuộc về ý thức, trình độ ban lãnh đạo của khách hàng là DNXL (những người có trách nhiệm thiết lập và trình bày các BCTC) hay các nhân tố thuộc về đặc điểm ngành nghề, tính chất các khoản mục nghiệp vụ của DNXL.

1.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập báo cáo tàichính với các doanh nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu 009 các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán độc lập báo cáo tài chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w