nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội
2.3.1 Ket quả đạt được
- về trình độ năng lực của KTV:
Trình độ năng lực của KTV được thể hiện trong việc hoàn thiện báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp thông báo kết quả cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho người sử dụng báo cáo tài chính, kiểm toán viên đã nêu được những đánh giá của mình về sự phù hợp và tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- về qui trình và phương pháp kiểm toán
Hầu hết các công ty kiểm toán đều vận dụng cả 2 hệ thống phương pháp kiểm toán. Một số đơn vị KTĐL đã áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ, áp dụng các phương pháp và quy trình kiểm soát chặt chẽ để tránh sai sót .
- Về kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập báo cáo tài chính
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp trong nền kinh tế thị trường đáp ứng được yếu tố minh bạch, lành mạnh. Một trong những điều kiện để tạo sự minh bạch, lành mạnh đó là Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp được kiểm toán.
Tổ chức Kiểm toán độc lập hình thành và phát triển tại Việt Nam trên 20 năm, bên cạnh những kết quả đạt được khi kiểm toán BCTC nói chung và BCTC doanh nghiệp xây lắp (DNXL) nói riêng đã làm cho chất lượng và hiệu quả trong công việc kiểm toán được nâng lên rõ rệt, đảm bảo các thông tin tài chính tin cậy để các đối tượng sử dụng thông tin có quyết định đúng đắn.
Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp đã cung cấp cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của kiểm toán viên
về nội dung, phần trình bày ý kiến của kiểm toán viên phản ánh trên các báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính DNXL đã đúc kết và khẳng định lại toàn bộ những kết luận về đối tượng kiểm toán.
Nhìn chung, hầu hết các tổ chức KTĐL đã xây dựng một quy trình để kiểm tra và soát xét chất lượng từng cuộc kiểm toán. Các tiêu chí và nguyên tắc kiểm soát đã được xây dựng và ban hành thống nhất cho các cấp soát xét.
- về các yếu tố khác
Các yếu tố như giá và phí của cuộc kiểm toán độc lập BCTC DNXL đã được ghi cụ thể, chi tiết theo từng phần, hạng mục kế toán.
Tuy nhiên, trong hoạt động kiểm toán BCTC DNXL còn tồn tại những hạn chế làm ảnh ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Vấn đề này ảnh hưởng đến việc: Các đối tượng sử dụng thông tin không thỏa mãn về kết quả kiểm toán, các tổ chức KTĐL không phát huy hết vai trò và trách nhiệm nghề nghiệp, rủi ro kiểm toán cao, sự minh bạch về thông tin bị hạn chế, rủi ro trong quản lý kinh tế, tài chính. Do đó, những tồn tại trong công tác kiểm toán BCTC DNXL cần phải được chỉ rõ và khắc phục kịp thời.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất: Về trình độ năng lực của kiểm toán viên
Tính bảo mật đòi hỏi KTv phải bảo mật thông tin về DNXL không chỉ trong thời gian làm việc mà cả sau khi đã thôi việc. Do tính chất nhạy cảm của thông tin trên BCTC DNXL, nhất là vào các thời điểm chia tách, sáp nhập, bất cứ một thông tin nào của DNXL được tiết lộ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của DNXL, do vậy, yêu cầu KTV phải đảm bảo bí mật thông tin theo qui định nghề nghiệp.
Theo qui định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tính bảo mật yêu cầu không được tiết lộ thông tin, kể cả không được sử dụng thông tin để thu lợi; Phải đảm bảo các nhân viên dưới quyền và chuyên gia mời tư vấn cũng phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật; Chỉ được cung cấp hay sử dụng thông tin về khách hàng, doanh nghiệp khi được khách hàng đồng ý hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, của pháp luật.
Theo kết quả kiểm soát chất lượng, vấn đề giáo dục ý thức nghề nghiệp cho các KTV tại một số CTKT có qui mô nhỏ không được chú trọng, khiến chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu. Do vậy, ý thức của KTV là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNXL trên TT Việt Nam hiện nay.
Nếu KTV phải chịu quá nhiều áp lực về mùa vụ kiểm toán sẽ dẫn đến KTV có thể bỏ qua các thủ tục kiểm toán cần thiết, vì thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Vì thế, Áp lực của KTV xác định là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNXL trên TT Việt Nam hiện nay.
Thứ hai: Về quy trình và phương pháp kiểm toán
*) Về quy trình kiểm toán BCTC DNXL
Thực tế hiện nay ở tất cả các tổ chức KTĐL đều chưa xây dựng riêng để thực hiện dịch vụ kiểm toán BCTC DNXL. Do đó khi thực hiện kiểm toán BCTC loại hình DNXL thường áp dụng quy trình kiểm toán BCTC chung đã được thiết kế sẵn hoặc theo hướng dẫn của chuẩn mực.
Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB chưa được đầy đủ, kết quả đánh giá chưa được sử dụng đúng đắn.
Việc nghiên cứu đánh giá HTKSNB và tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết về kiểm soát chưa được quan tâm đúng mức. Việc sử dụng kết quả kiểm toán về kiểm soát nội bộ để đánh giá mức độ trọng yếu, rủi ro chưa được KTV chú trọng để làm căn cứ để xác định khối lượng kiểm toán nghiệp vụ và số dư tài khoản. Thực tế tại các tổ chức KTĐL - đặc biệt là các công ty có quy mô nhỏ chưa thiết kế, xây dựng một quy trình kiểm toán toàn diện hoặc những bộ tài liệu để đánh giá KSNB DNXL. Điều này làm cho công việc kiểm toán bị dàn trải, không đúng trọng tâm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kiểm toán.
Việc khảo sát thu thập thông tin ban đầu chưa được thực hiện tốt
Thu thập đầy đủ thông tin về DNXL trong giai đoạn khảo sát sẽ giúp KTV xác định đúng khối lượng, phạm vi, thời gian và mức phí kiểm toán. Việc này góp phần giúp tổ chức KTĐL thực hiện tốt dịch vụ với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, thực tế tại các tổ chức KTĐL, việc khảo sát ban đầu chưa được chú
trọng. Công việc khảo sát thường rất đơn điệu, thời gian khảo sát ngắn, thông tin khảo sát chưa phong phú, chưa tìm hiểu nhiều về kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Đối với kiểm toán lần 2, 3 thì công việc khảo sát thường không thực hiện hoặc chỉ tìm hiểu rất hời hợt. Ket quả khảo sát không được tập hợp và thể hiện đầy đủ trong các tài liệu hay báo cáo khảo sát. Cá biệt có những tổ chức KTĐL chỉ căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu hoặc giá trị tài sản của DNXL để đưa ra quyết định về mức phí, thời gian và chấp nhận kiểm toán mà không cần khảo sát ban đầu.
Việc lập kế hoạch kiểm toán chưa được chú trọng
Thực tế ở các tổ chức KTĐL, cho dù kiểm toán nhiều năm tài chính hoặc kiểm toán DNXL có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng cũng chỉ lập một kế hoạch kiểm toán (KHKT). KHKT được lập cho một cuộc kiểm toán (hay một hợp đồng kiểm toán). Hoặc khi KTV kiểm toán BCTC niên độ nào thì lập KHKT cho niên độ đó. Tổ chức KTĐL chỉ lập một KHKT cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Nội dung thể hiện trên KHKT thường không đầy đủ dẫn đến nhiều nội dung trong KHKT sẽ phải được tiếp tục bổ sung và sửa đổi trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Một số trường hợp kiểm toán BCTC, tổ chức KTĐL còn không lập KHKT, hoặc có kế hoạch nhưng chỉ là hình thức vì kế hoạch giống nhau trong hầu hết các hợp đồng mà chưa chi tiết cho phù hợp với từng DNXL, từng hợp đồng khác nhau.
Ngoài ra, do công việc lập KHKT chưa được chú trọng đến việc xác định mức độ trọng yếu và đánh giá rủi ro cũng như xem xét mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro, dẫn đến việc xác định mẫu và đưa ra các thủ tục kiểm toán chưa phù hợp, tình trạng kiểm toán dàn trải không có trọng yếu ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kiểm toán.
Đối với DNXL kiểm toán năm đầu tiên, chưa thực hiện thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm tài chính; không thực hiện thủ tục trao đổi với KTV năm trước trước khi chấp nhận kiểm toán. Đối với DNXL kiểm toán năm thứ hai trở đi, không phân tích và xem xét các tình huống ngoại trừ cũng như ý kiến lưu của KTV năm trước...
Các công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thường đơn điệu và máy móc.
Việc không xác định hoặc xác định không đúng danh mục tài liệu đã ảnh hưởng đến nguồn tài liệu phục vụ cho kiểm toán. Nhiều khi, các KTV khi xuống đơn vị kiểm toán mới yêu cầu tài liệu nên nhân viên kế toán không chủ động đáp ứng đầy đủ tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán, ảnh hưởng đến tâm lý và thời gian cho cả chủ thể và khách thể kiểm toán. Cũng có những trường hợp việc liệt kê quá nhiều danh mục tài liệu cần chuẩn bị cho kiểm toán cũng dẫn đến tình trạng khách hàng không biết chuẩn bị tài liệu gì trước và mức độ như thế nào.
Khi thực hiện các thủ tục khảo sát về kiểm soát hay khảo sát cơ bản không được tiến hành đồng thời trong mối quan hệ, dẫn đến tình trạng kết quả thực hiện các thủ tục không có tác dụng hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình kiểm toán. Việc khảo sát về kiểm soát có thực hiện nhưng không nhiều, kết quả khảo sát càng không tác động nhiều đến việc thực hiện các thủ tục kiểm toán nghiệp vụ và số dư tài khoản.
Việc thực hiện các thủ tục phân tích thường chỉ để giúp KTV xác định phạm vi kiểm toán chứ chưa đưa ra nhận định về khả năng sai phạm chủ yếu. Do đó thường không giảm nhiều khối lượng kiểm toán.
Việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết không xác định rõ thủ tục nào để thực hiện kiểm toán nghiệp vụ và thủ tục nào để thực hiện kiểm toán số dư. Có nhiều đơn vị KTĐL không thực hiện các thủ tục cơ bản như: kiểm tra hiện trường thi công, kiểm kê, gửi thư xác nhận số dư; không yêu cầu và thu thập bản giải trình của giám đốc; chưa xem xét và đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của DNXL; chưa kiểm tra và đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; chưa kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế toán.. .Có những thủ tục kiểm toán đã thực hiện nhưng không lưu lại bằng chứng kiểm toán. Công việc kiểm toán diễn ra thường mang tính chất là hoạt động kiểm tra kế toán, chưa mang tính chất là kiểm toán.
Việc kiểm tra số dư đầu kỳ không thực hiện hoặc việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán số 510-kiểm toán năm đầu tiên (số dư đầu năm tài chính) còn lúng túng, nên KTV thường lấy theo số liệu báo cáo của đơn vị kiểm toán. Hơn nữa, việc kiểm tra thực tế hiện trường xây dựng các công trình không được tiến hành hoặc tiến hành không đầy đủ. Điều này dẫn đến việc xác nhận thông tin không phù hợp hoặc phải đưa ra báo cáo kiểm toán giới hạn ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán cũng như hoạt động của khách hàng.
Khi kiểm toán BCTC của DNXL thực hiện ghi sổ kế toán bằng máy tính, KTV chưa thực hiện các thủ tục kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán số 401-Kiểm toán trong môi trường tin học.
Nhìn chung, các bước công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán còn đơn điệu, chưa đầy đủ. Việc kiểm toán thường dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, việc vận dụng các phương pháp kiểm toán còn máy móc và hạn chế nên kết quả kiểm toán chưa cao.
Việc tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán chưa được thực hiện đúng đắn, đầy đủ các bước công việc.
Ở hầu hết các tổ chức KTĐL, việc xây dựng quy trình hướng dẫn thực hiện các công việc để tổng hợp, lập báo cáo và và lưu trữ hồ sơ kiểm toán chưa được thực hiện đầy đủ và khoa học. Chính vì vậy, công việc tổng hợp kết quả kiểm toán và kiểm soát chất lượng thường bị làm sai, bỏ sót hoặc bị kéo dài.
Một số hồ sơ kiểm toán bảo quản, sắp xếp lộn xộn, không tìm được tài liệu khi có yêu cầu. Phần lớn các đơn vị KTĐL chưa lưu đủ các thông tin tài liệu theo quy định của chuẩn mực kiểm toán số 230-Hồ sơ kiểm toán như: không lưu báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính (bản chính thức, bản dự thảo). Ngoài ra, hồ sơ kiểm toán của một số công ty không lưu các thư từ liên lạc với các KTV khác, các chuyên gia khác và các bên liên quan. Phần lớn các hồ sơ không có bằng chứng về việc tham gia kiểm kê hàng tồn kho và tài sản cố định (TSCĐ); gửi thư xác nhận khoản phải thu, phải trả và kể cả tiền gửi ngân hàng hoặc đã gửi thư nhưng không tổng hợp kết quả đã nhận cũng như phân tích chênh lệch; đánh giá về hoạt động liên
tục của khách hàng; các sự kiện phát sinh; các thủ tục thay thế.. .Đặc biệt nhiều hồ sơ không có bằng chứng về việc kiểm tra soát xét của các cấp trong công ty. Một số hồ sơ có lưu dấu hiệu soát xét thì chủ yếu là dấu hiệu soát xét của KTV và giám đốc. Trong đó chủ yếu là dấu hiệu soát xét Báo cáo kiểm toán và BCTC, còn rất ít dấu hiệu soát xét trên các giấy tờ làm việc của KTV. Hầu hết các hồ sơ kiểm toán chưa có nhận xét tổng quát về kết quả của từng giai đoạn kiểm toán hoặc thiếu kết luận của KTV về những vấn đề trọng yếu, bao gồm cả những vấn đề bất thường mà KTV đã thực hiện giải quyết các vấn đề này. Có những trường hợp ý kiến kiểm toán không thống nhất với bản tóm tắt kết quả kiểm toán.
Đối với việc lập báo cáo kiểm toán và việc thể hiện ý kiến nhận xét của KTV còn chưa tuân thủ các quy định trong chuẩn mực kiểm toán. Các sai sót thường liên quan đến: Tiêu đề báo cáo; Mô tả BCTC được kiểm toán; Trình bày nội dung ý kiến;.. .Ngoài ra, báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC thường là ý kiến ngoại trừ do việc kiểm toán không triệt để. Chẳng hạn việc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong trường hợp: không kiểm toán số dư đầu năm; không tham gia kiểm kê; không xác nhận được công nợ.. .Có những trường hợp báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ cho hầu hết các khoản mục chính trên BCTC, trong khi lẽ ra là phải đưa ra ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối đưa ra ý kiến. Rất nhiều sai phạm liên quan đến việc ký báo cáo kiểm toán như: KTV ký báo cáo kiểm toán lại không phải là người tham gia nhóm kiểm toán hoặc không soát xét hồ sơ làm việc; ngày ký báo cáo kiểm toán trước ngày giám đốc đơn vị được kiểm toán ký BCTC hoặc trước ngày ký hợp đồng kiểm toán hoặc trước ngày kết thúc công việc kiểm toán, hoặc ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký hợp đồng kiểm toán được vài ngày.
Hầu hết các tổ chức KTĐL chưa xây dựng và ban hành một bộ tài liệu chuẩn thể hiện trình tự thực hiện các bước công việc kiểm toán một cách khoa học và mang tính nguyên tắc, hướng dẫn để dựa vào đó thực hiện các hoạt động kiểm toán BCTC DNXL. Do vậy, các hoạt động kiểm toán trong mỗi cuộc kiểm toán thường thực hiện mang tính chất chủ quan theo yêu cầu của khách hàng kiểm toán cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV. Vì theo quan điểm của một số tổ chức kiểm