Tiếp tục đổi mới, không ngừng cải thiện chất lượng BCKT là mục tiêu mà KTĐL Việt Nam cũng như nhiều cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới hướng đến. Lưu ý rằng, mỗi cuộc kiểm toán đòi hỏi những kỹ năng khác nhau; do đó, BCKT
cũng phải được thể hiện phù hợp với đặc trưng, tính chất của từng loại hình, từng cuộc kiểm toán. Đơn cử, một cuộc kiểm toán hoạt động đặt ra những yêu cầu và kỹ năng cao hơn so với cuộc kiểm toán tài chính hay kiểm toán tuân thủ. Điều này quyết định chất lượng của BCKT hoạt động. Theo đó, BCKT hoạt động phải đánh giá được tầm quan trọng của chương trình kiểm toán, đưa ra được các bằng chứng đáng tin cậy, những kiến nghị có tính thuyết phục cao, giúp cho đơn vị được kiểm toán cải thiện hoạt động.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một BCKT đạt chất lượng phải phản ánh 6 nội dung quan trọng, gồm: nêu rõ lý do, tầm quan trọng của cuộc kiểm toán; trình bày tóm tắt bối cảnh để giúp đại biểu Quốc hội, kể cả những người không phải là chuyên gia trong lĩnh vực được kiểm toán có thể hiểu được vấn đề; nêu bật mục tiêu, phạm vi và phương pháp luận; trình bày các phát hiện chính; đưa ra các kiến nghị, bằng chứng kiểm toán và phải nêu phản hồi của các đơn vị được kiểm toán.
Muốn thu hút người đọc, BCKT phải tạo ra sự hấp dẫn ngay từ câu mở đầu. BCKT phải được trình bày một cách cô đọng, súc tích, dễ hiểu. Thay vì đưa ra quá nhiều số liệu, chú thích, dẫn giải bằng lời, chúng ta có thể đổi mới cách viết bằng việc sử dụng các biểu đồ để lượng hóa thông tin trong BCKT. Trình bày thông tin ở hình thức đồ họa sẽ làm cho BCKT sinh động hơn, giúp người đọc nhận rõ những xu hướng, đặc điểm nổi bật của vấn đề được kiểm toán. Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với trường hợp BCKT được trình bày một cách khái quát, người viết phải nắm được những thông tin nào là quan trọng và cần thiết với các đại biểu Quốc hội để nêu trong báo cáo, còn các thông tin khác có thể đưa vào phụ lục. Trong trường hợp này, phần phụ lục cần được chi tiết hơn.
Như vậy, có thể thấy, kỹ năng viết của kiểm toán viên đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng BCKT. Viết là nghệ thuật nên cần phải luyện tập. Bởi vậy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực cho các kiểm toán viên là điều mà Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa. Để cải thiện kỹ năng này cho các kiểm toán viên, KTĐL Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét đưa môn viết
BCKT vào trong chương trình đào tạo của KTĐL, tạo điều kiện cho người học rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
Ket luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về kiểm toán độc lập, kiểm toán độc lập báo cáo tài chính. Trong đó:
+ Đề cập các khái niệm về báo cáo tài chính trong doanh nghiệp xây lắp, chất lượng kiểm toán, trong đó nói đến khái niệm thế nào là kiểm toán độc lập, doanh nghiệp xây lắp.
+ Đánh giá vai trò của chất lượng kiểm toán độc lập BCTC đối với doanh nghiệp xây lắp.
CHƯƠNG 2
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI
CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH