- Từ phía khách hàng:
* Năng lực và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Đây là nhân tố quyết định tính hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Điều kiện đầu tiên khi ngân hàng xem xét cho vay đối với một DNNVV là năng lực pháp lý. Tính pháp lý của doanh nghiệp được chứng minh qua Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, điều lệ hoạt động,... Năng lực kinh doanh thể hiện ở khả năng quản lý, điều hành của cán bộ quản lý, người lãnh đạo doanh nghiệp. Năng lực kinh doanh yếu kém, thiếu năng động, khả năng nắm bắt thị trường chậm,.. .sẽ gây ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án vay vốn, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, gây rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng.
* Uy tín và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả, xác lập dựa trên cơ sở lòng tin. Uy tín, đạo đức của doanh nghiệp thể hiện ở thiện chí trả nợ của khách hàng, được phản ánh thông qua lịch sử hoạt động tín dụng, phẩm chất đạo đức người đứng đầu, quan điểm kinh doanh ưa mạo hiểm hay thích an toàn của người quản lý, văn hóa doanh nghiệp, ngoài ra ở nước ta nó còn chịu ảnh hưởng bởi thành phần kinh tế của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
* Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện qua nhiều khía cạnh như: tổng tài sản, vốn tự có, các hệ số khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, cơ cấu vốn, sự biến động của tài sản, sự luân chuyển tiền tệ,.. .Khả năng tài chính lành mạnh chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn một cách tối ưu. Hơn nữa, một doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt sẽ giúp công ty có thể chủ động ứng phó với các rủi ro kinh doanh có thể xảy ra. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ra các quyết định tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
* Tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn
Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn vì đây là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Nếu phương án đảm bảo khả năng sinh lời thì khách hàng không những sẽ có đủ nguồn để trả nợ cho ngân hàng mà còn tích lũy được vốn để tái đầu tư vào sản xuất, năng tiềm lực tài chính, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng tín dụng.
- Từ môi trường: * Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất vừa tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả vừa giúp ngân hàng có thể tránh được những tranh chấp có thể xảy ra. Ngược lại, môi trường pháp lý không đồng bộ, chưa chặt chẽ, nhiều lỗ hổng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi xấu, trái pháp luật, từ đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn vay.
Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước bao gồm: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại....Những chính sách này tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Việc thay đổi các chính sách kinh tế trong từng thời kỳ của chính phủ sẽ quyết định cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của DNNVV nói riêng.
* Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo lòng tin cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn, thúc đẩy hoạt động tín dụng. Ngược lại, khi môi trường kinh tế - xã hội bất ổn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc thu hồi vốn của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng vì thế là cũng bị suy giảm.
* Môi trường tự nhiên
Những sự biến động bất khả kháng của môi trường tự nhiên như hỏa hoạn, lũ lụt, bão, động đất,. làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành có tính chất thời vụ và phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên, đây là những rủi ro bất khả kháng, ngân hàng vẫn có thể tiếp tục tài trợ vốn để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, vượt qua khả năng, tạo cơ hội để ngân hàng có thể thu được nợ. Tuy nhiên, có thể hạn chế rủi ro bằng cách mua bảo hiểm để giảm bớt một phần thiệt hại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã đưa ra những vấn đề cơ bản, mang tính lý luận về chất lượng tín dụng, nêu ra khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNNVV của NHTM.
Như vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp ngân hàng phát triển. Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.
Gắn kết lý luận và thực tiễn, trong Chương 2, luận văn sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thể thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
2.1.1. Vài nét về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập ngày 26/4/1957 theo Nghị định số 177/NĐ-TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ, mục đích chủ yếu là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước cho tất cả các lĩnh vực, kinh tế - xã hội.
* Thời kỳ từ 1957-1981: Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam”
gắn với thời kỳ “lập nghiệp - khởi nghiệp” (1957 - 1981) của BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Giai đoạn này, đất nước trải qua ba thời kỳ lớn gồm: (i) cải tạo phát triển kinh tế đất nước sau khi hòa bình lập lại (1957 - 1960); (ii) vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1961 - 1975); (iii) khôi phục kinh tế sau chiến tranh, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1981).
Sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam gắn với yêu cầu phục vụ công cuộc kiến thiết, xây dựng miền Bắc, trong điều kiện đất nước vừa được giải phóng, hòa bình được lập lại nhưng hai miền vẫn bị chia cắt. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát, quản
lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nước cấp dành cho đầu tư kiến thiết cơ bản được thực hiện theo kế hoạch và dự toán của Nhà nước.
Tuy chỉ kéo dài khoảng 1/4 thế kỷ, song hoạt động của BIDV trong giai đoạn này trải qua ba thời kỳ: thời kỳ phục vụ “kiến thiết” đất nước trong điều kiện hòa bình xây dựng; thời kỳ vừa phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam và thời kỳ cả nước thống nhất, hòa bình, phục vụ công cuộc khôi phục sau chiến tranh, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Thời kỳ từ 1981- 1990: Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990). Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.
Giai đoạn 10 năm 1981 - 1990 là giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, và rộng hơn là của cả đất nước. Sau rất nhiều trăn trở, trả giá, nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đó, ngày 24-6-1981, Ngân hàng Kiến thiết được chuyển từ vị thế trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tên mới là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Đây không đơn thuần chỉ là sự “chuyển vị”, thay đổi cơ quan chủ quản và thay đổi tên gọi của một tổ chức. Về thực chất, sự thay đổi này bắt đầu cho sự thay đổi căn bản, là đổi mới cơ chế vận hành, phương thức hoạt động của Ngân hàng Kiến thiết: Thiết chế tài chính này không còn thuộc hệ thống tài khóa - ngân sách
“cấp phát”, hoạt động theo cơ chế “bao cấp” mà chuyển dần sang hệ thống tài chính - ngân hàng, thực hiện các hoạt động tín dụng để phục vụ nền kinh tế.
* Thời kỳ từ 1990- 2012: Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.
Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Nhưng đây không đơn thuần là việc đổi tên lần thứ ba của Ngân hàng mà thực chất phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong chức năng hoạt động thực tế của BIDV, trong vai trò đối với nền kinh tế mà BIDV đảm nhiệm: chuyển từ giai đoạn đầu tư chỉ đơn giản là “xây dựng” sang một trạng thái chất lượng mới - đầu tư để tăng trưởng, để thúc đẩy phát triển. BIDV không đơn thuần cung ứng một loại dịch vụ phục vụ hoạt động xây dựng mà đã chuyển sang đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển.
Bắt đầu từ đây, BIDV thực sự chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, trong không gian mở cửa - hội nhập với thế giới. Tên gọi mới cũng như thực chất hoạt động của Ngân hàng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của BIDV - cả về chất lượng (cơ chế) lẫn tầm vóc (quy mô và đẳng cấp thị trường). Đặc biệt, trong thời kỳ này, BIDV đã chuyển sang phương thức hoạt động mới là “đi vay để cho vay” nên trọng tâm là huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay các dự án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch nhà nước, cứu sản xuất khỏi tình trạng thiếu vốn khi Nhà nước đã chấm dứt cấp phát không hoàn lại cho các doanh nghiệp.
Đến năm 1995, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại sau khi đã chuyển chức năng cấp phát vốn ngân sách nhà nước và
một phần cán bộ sang Tổng cục Đầu tư - Phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Từ đây, BIDV tiếp tục phát triển và đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ phục vụ, thúc đẩy nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thoát khỏi cơ chế bao cấp, BIDV đã xác lập cho mình một quỹ đạo phát triển mới, phù hợp với logic phát triển của quốc tế và thời đại, tự tin bước vào thế giới mở cửa - hội nhập, chấp nhận cạnh tranh và tiến vượt lên. BIDV chuyển sang giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, trên một thị trường rộng lớn và mang tính cạnh tranh hơn, với việc khẳng định thương hiệu và vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường tài chính, ngân hàng.
* Thời kỳ từ 2012 đến nay: Giai đoạn “Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam” là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.
Đây là chặng mới nhất trong lịch sử phát triển của BIDV. Tuy chỉ là một chặng ngắn trong bề dày truyền thống của BIDV nhưng lại gắn với ba đặc điểm lớn của bối cảnh phát triển:
Thứ nhất, đây là giai đoạn có bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tác động rất mạnh, theo chiều hướng gia tăng thách thức; nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa cao và đang gặp nhiều khó khăn về cơ cấu.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang phải giải quyết đồng thời hai tuyến nhiệm vụ: (i) Phục hồi tăng trưởng, khắc phục các “điểm nghẽn” và tình trạng bất ổn vĩ mô, ổn định nền kinh tế; (ii) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng với tư cách là nhiệm vụ chiến lược trọng tâm.
Thứ ba, BIDV tiến hành cổ phần hóa theo Quyết định số 2124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời kỳ này, chức năng mang tính sứ mệnh của BIDV cơ bản vẫn là cung ứng vốn cho nền kinh tế để giải quyết các công trình dự án mang tầm chiến lược quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mới, khi nền kinh tế bắt đầu giai đoạn “ra khơi”, cần nhiều tàu to để đương đầu với sóng lớn, đã tạo ra hoàn cảnh mang tính động lực thúc đẩy BIDV đẩy nhanh quá trình “cải tổ” chính mình trong khuôn khổ công cuộc tái cơ cấu kinh tế.
Ngày 28-12-2011, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa thông qua việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 27-4-2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 24-01-2014, BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khoán BID trên sàn chứng khoán
Sau cổ phần hóa, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ giảm xuống dưới 100%, đồng nghĩa với việc thay đổi cơ cấu sở hữu của Ngân hàng - từ chỗ chỉ có duy nhất là sở hữu nhà nước sang bao gồm cả sở hữu tư nhân. Tuy phần vốn nhà nước nắm giữ trong BIDV vẫn là áp đảo, song rõ ràng đã có sự thay đổi thực sự về chất - từ cơ cấu sở hữu đến hệ thống quản trị ngân hàng - cả cơ chế lẫn bộ máy và phương thức vận hành. Đó là những thay đổi đảm bảo cho BIDV tăng cường tính minh bạch và theo thông lệ quốc tế, hoạt động hiệu quả trong