Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu 067 chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (Trang 104 - 106)

Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải có trách nhiệm xác minh, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt động, cung cấp các sản phẩm tín dụng, cần có sự phân rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ trong ngân hàng đối với các dự án, phương án. Trong quá trình kiểm tra, giám sát các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn nữa tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro như:

- Sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.

- Việc cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo từ khách hàng.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát.

- Soạn thảo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, gây khó hiểu và có thể dẫn tới tranh chấp.

Chi nhánh có thể tăng cường công tác kiểm soát nội bộ bằng các biện pháp sau:

- Đảo bảo tính độc lập cho bộ phận kiểm soát nội bộ thông qua việc phân rõ quyền hạn, chức năng bộ phận kiểm soát, đảm bảo quyền lợi

của bộ

phận kiểm soát không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chi nhánh. -Thực hiện kiểm tra, kiểm soát một cách thường xuyên, có kế hoạch. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát đưa ra những tổng hợp, đánh giá về rủi ro của chi nhánh để có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã phân công. Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát nội bộ. Tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát

nội bộ thường là rất cao như: có kiến thức chuyên môn, có phẩm chất trung

thực, có ý thức chấp hành pháp luật và có sự nhìn nhận các vấn đề một cách

khách quan, và có kinh nghiệm; có kiếm thức quản trị kinh doanh và các

nghiệp luôn công bằng, tránh tình trạng cả nể, dẫn đến những đánh giá thiếu chính xác, giảm hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng

và mục đích kiểm tra cho cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu 067 chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w