Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 067 chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (Trang 99 - 102)

Công việc thẩm định tại Chi nhánh do chính cán bộ tín dụng đảm nhận. Điều này dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao do cán bộ tín dụng đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ, không chuyên sâu. Hơn thế nữa, đa phần cán bộ tín dụng còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định. Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định, BIDV-CN Thanh Xuân cần thành lập một tổ chuyên thẩm định bao gồm các cán bộ, nhân viên có khả năng, kinh nghiệm trong việc thẩm định. Trong tổ thẩm định này là một bộ phận riêng biệt, do phòng Quản lý rủi ro phụ trách và nhận nhiệm vụ thẩm định theo lĩnh vực, đối tượng khách hàng mà khối quan hệ khách hàng tìm kiếm về.

Việc thẩm định trước khi cấp tín dụng cần được thực hiện dựa trên việc thu thập thông tin và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin khách hàng từ phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế khách hàng, từ cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, CIC ... Nếu cần thông tin yêu cầu khách hàng bổ sung, giải trình. Qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng có thể nhận biết được nhân cách của khách hàng. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, đa dạng hóa nguồn thông tin bao gồm thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài để đánh giá toàn diện và chính xác về tính chất dự án.

Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng sau:

+ Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh phải do bộ phận chuyên trách thực hiện mà không phải là cán bộ tín dụng trực tiếp quan hệ với khách hàng để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.

+ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá: đối với các chỉ tiêu tài chính cần hoàn thiện lại theo hướng đánh giá mức độ tin cậy của mỗi chỉ tiêu, có thể áp dụng cách chia nhỏ thang điểm cho phần báo cáo tài chính của khách hàng theo các mức độ tin cậy giảm dần. Đối với các chỉ tiêu phi tài chính do khó xác định cần phải có những hướng dẫn cụ thể trong việc chấm điểm nhằm hạn chế việc chấm điểm dựa trên chủ quan của cán bộ QLKH.

+ Thực hiện xếp hạng TD thường xuyên, quy định rõ các trường hợp thực hiện lại xếp hạng tín dụng như: Có nợ quá hạn; Vi phạm các điều khoản và điều kiện trong việc cấp tín dụng; Có những thay đổi đáng kể về giá trị thị trường về TSĐB sau khi ngân hàng tiến hành định giá lại định kỳ giá trị TSĐB; Có sự giảm sút rõ rệt trong kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng; Thay đổi trong cơ cấu sở hữu và tư cách pháp lý của khách hàng.

Về nội dung thẩm định, ngoài những thông tin pháp lý cơ bản, cần chú ý

đến thông tin sau:

* Thẩm định chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng

Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách đạo đức của khách hàng; thời gian công tác, trình độ và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp; uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh.... và đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật, của ngân hàng để xem xét khách hàng có đủ điều kiện được vay vốn hay không. Xem

xét lịch sử và quá trình kinh doanh của khách hàng để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.

* Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng

Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.

* Thẩm định tính khả thi trong phương án kinh doanh của khách hàng Mục đích của việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện, quản lý được dự án, phương án sản xuất kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Thẩm định các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án, phương án. Thẩm định các yếu tố biến động ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, vận hành của dựa án, phương án. Thẩm định nguồn trả của khoản vay là từ dự án hay các nguồn khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là việc hết sức quan trọng đối với công tác tín dụng của ngân hàng.

* Thẩm định tình hình tài sản đảm bảo

Hiện nay, sự thiếu minh bạch về thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cao, gây khó khăn trong công tác thẩm định và theo dõi của cán bộ ngân hàng nên tài sản bảo đảm được ngân hàng thẩm định kỹ, dự phòng như là một nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng. Do TSĐB của chi nhánh chủ yếu là sổ đỏ nên cán bộ thẩm định phải trực tiếp thẩm định thực tế tài sản, chú

ý các khung giới hạn trên sổ đỏ bởi vì địa chỉ thửa đất/nhà ở trên sổ đỏ ghi rất chung chung, tránh trường hợp nhiều khách hàng qua mắt cán bộ tín dụng, chỉ sang một tài sản có giá trị hơn để được tỷ lệ vay vốn cao hơn. Nhận tài sản bảo đảm, định giá theo đúng quy định của NHNN, BIDV. Không nhận tài sản có tính thanh khoản thấp, có khả năng mất hoặc suy giảm giá trị nhanh

Chi nhánh nên trang bị phần mềm phục vụ công tác thẩm định. Hiện nay, khâu thẩm định tài chính dự án chủ yếu dựa vào phần mềm Microsoft Excel để tính toán các bảng tính bổ trợ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. Việc cập nhật các phần mềm tính toán chuyên dụng cho công tác thẩm định có thể giúp cho công tác thẩm định của Chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đạt được mục tiêu do Ngân hàng đề ra.

Ngoài ra, Chi nhánh cần phối hợp với Ban QLRR tín dụng BIDV Hội sở chính để có những buổi tọa đàm trao đổi học tập kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định tín dụng cho cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng của Chi nhánh. Có chương trình hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực trong việc thẩm định các dự án

Một phần của tài liệu 067 chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w