ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
3.1. Định hướng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa củaChi Chi
nhánh Thanh Xuân trong những năm tới
3.1.1. Xu hướng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của cácNgân Ngân
hàng thương mại tại Việt Nam
Hoạt động tín dụng đối với DNNVV là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng tạo nền tảng phát triển bền vững cho các NHTM. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các NHTM ngày nay đều hướng tới việc đa dạng hóa nền khách hàng trong đó có sự quan tâm đặc biệt với nhóm khách hàng DNNVV. Việc này kết hợp và sử dụng một cách hiệu quả các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ nhằm mang lại doanh thu chắc chắn, hạn chế và phân tán rủi ro.
- Tăng số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng đối với DNNVV nhằm hạn chế đầu tư quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn, bộ máy cồng kềnh
trì trệ,
góp phần tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro tín dụng.
- Tăng tỷ lệ cơ cấu cho vay ngắn hạn hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV nhằm quay vòng vốn nhanh, tận dụng nguồn vốn huy
động ngắn hạn ổn định, đồng thời gia tăng các biện pháp tăng nguồn
vốn huy
động trung dài hạn nhằm có nguồn ổn định tài trợ cho nhu cầu vốn
Chi nhánh Thanh Xuân trong những năm tới
Hàng năm, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân luôn bám sát những định hướng của Nhà nước, tư tưởng chỉ đạo của Ban lãnh đạo BIDV để đề ra những mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể và nỗ lực dùng mọi biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu đó ở mức cao nhất.
- Thực hiện kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, giảm tỷ trọng cho vay
dài hạn,
tăng cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng
cao tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Kiên quyết nâng cao tài sản đảm bảo tiền vay bằng nhiều hình
thức, tăng
cường vòng quay vốn tín dụng. Thực hiện nghiêm túc đúng chỉ đạo của BIDV
theo các Công văn về chỉ đạo công tác tín dụng hàng năm. Việc tăng trưởng
tín dụng phải đảm bảo giữ đúng giới hạn, cơ cấu tín dụng và cân đối nguồn
vốn huy động. Hoạt động tín dụng luôn phải thực hiện theo "Kỷ cương, an
toàn, chất lượng và đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng hợp lý".
- Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng, gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển dịch vụ: không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của
có phương án SXKD khả thi, có vốn tự có tham gia và có tài sản đảm bảo nợ vay.
- Từng bước thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các DNNVV. Tăng tỷ trọng cho
vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng sản xuất hàng xuất khẩu, cân đối
giữa nguồn huy động ngoại tệ và cho vay ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro. - Tăng cường phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng để có định
hướng quan hệ tín dụng, chính sách lãi suất phù hợp với nhóm KHDNNVV,
kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp
ứng tối
đa nhu cầu hợp lý khách hàng. Nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín
dụng nội bộ nhằm minh bạch hóa hơn nữa chất lượng tín dụng.
- Tư vấn cho khách hàng là DNNVV ngay từ khi thành lập cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động SXKD ổn định. Giúp cho doanh nghiệp hoàn
thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ khoản vay, đảm bảo tiền vay
khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng thì việc thực hiện nhu cầu cho khách hàng với thời gian ngắn nhất.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ theo quy chế, quy trình tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay. Thường
xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các
chất. Trên cơ sở đó xác định chính xác nợ xấu để có cơ sở trích dự phòng rủi ro đúng quy định đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh.
- Trích dự phòng rủi ro đủ theo quy định.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ vàvừa vừa
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Công việc thẩm định tại Chi nhánh do chính cán bộ tín dụng đảm nhận. Điều này dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao do cán bộ tín dụng đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ, không chuyên sâu. Hơn thế nữa, đa phần cán bộ tín dụng còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định. Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định, BIDV-CN Thanh Xuân cần thành lập một tổ chuyên thẩm định bao gồm các cán bộ, nhân viên có khả năng, kinh nghiệm trong việc thẩm định. Trong tổ thẩm định này là một bộ phận riêng biệt, do phòng Quản lý rủi ro phụ trách và nhận nhiệm vụ thẩm định theo lĩnh vực, đối tượng khách hàng mà khối quan hệ khách hàng tìm kiếm về.
Việc thẩm định trước khi cấp tín dụng cần được thực hiện dựa trên việc thu thập thông tin và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin khách hàng từ phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế khách hàng, từ cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, CIC ... Nếu cần thông tin yêu cầu khách hàng bổ sung, giải trình. Qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng có thể nhận biết được nhân cách của khách hàng. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, đa dạng hóa nguồn thông tin bao gồm thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài để đánh giá toàn diện và chính xác về tính chất dự án.
Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng sau:
+ Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh phải do bộ phận chuyên trách thực hiện mà không phải là cán bộ tín dụng trực tiếp quan hệ với khách hàng để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.
+ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá: đối với các chỉ tiêu tài chính cần hoàn thiện lại theo hướng đánh giá mức độ tin cậy của mỗi chỉ tiêu, có thể áp dụng cách chia nhỏ thang điểm cho phần báo cáo tài chính của khách hàng theo các mức độ tin cậy giảm dần. Đối với các chỉ tiêu phi tài chính do khó xác định cần phải có những hướng dẫn cụ thể trong việc chấm điểm nhằm hạn chế việc chấm điểm dựa trên chủ quan của cán bộ QLKH.
+ Thực hiện xếp hạng TD thường xuyên, quy định rõ các trường hợp thực hiện lại xếp hạng tín dụng như: Có nợ quá hạn; Vi phạm các điều khoản và điều kiện trong việc cấp tín dụng; Có những thay đổi đáng kể về giá trị thị trường về TSĐB sau khi ngân hàng tiến hành định giá lại định kỳ giá trị TSĐB; Có sự giảm sút rõ rệt trong kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng; Thay đổi trong cơ cấu sở hữu và tư cách pháp lý của khách hàng.
Về nội dung thẩm định, ngoài những thông tin pháp lý cơ bản, cần chú ý
đến thông tin sau:
* Thẩm định chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng
Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách đạo đức của khách hàng; thời gian công tác, trình độ và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp; uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh.... và đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật, của ngân hàng để xem xét khách hàng có đủ điều kiện được vay vốn hay không. Xem
xét lịch sử và quá trình kinh doanh của khách hàng để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.
* Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng
Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.
* Thẩm định tính khả thi trong phương án kinh doanh của khách hàng Mục đích của việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện, quản lý được dự án, phương án sản xuất kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Thẩm định các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án, phương án. Thẩm định các yếu tố biến động ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, vận hành của dựa án, phương án. Thẩm định nguồn trả của khoản vay là từ dự án hay các nguồn khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là việc hết sức quan trọng đối với công tác tín dụng của ngân hàng.
* Thẩm định tình hình tài sản đảm bảo
Hiện nay, sự thiếu minh bạch về thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cao, gây khó khăn trong công tác thẩm định và theo dõi của cán bộ ngân hàng nên tài sản bảo đảm được ngân hàng thẩm định kỹ, dự phòng như là một nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng. Do TSĐB của chi nhánh chủ yếu là sổ đỏ nên cán bộ thẩm định phải trực tiếp thẩm định thực tế tài sản, chú
ý các khung giới hạn trên sổ đỏ bởi vì địa chỉ thửa đất/nhà ở trên sổ đỏ ghi rất chung chung, tránh trường hợp nhiều khách hàng qua mắt cán bộ tín dụng, chỉ sang một tài sản có giá trị hơn để được tỷ lệ vay vốn cao hơn. Nhận tài sản bảo đảm, định giá theo đúng quy định của NHNN, BIDV. Không nhận tài sản có tính thanh khoản thấp, có khả năng mất hoặc suy giảm giá trị nhanh
Chi nhánh nên trang bị phần mềm phục vụ công tác thẩm định. Hiện nay, khâu thẩm định tài chính dự án chủ yếu dựa vào phần mềm Microsoft Excel để tính toán các bảng tính bổ trợ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. Việc cập nhật các phần mềm tính toán chuyên dụng cho công tác thẩm định có thể giúp cho công tác thẩm định của Chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đạt được mục tiêu do Ngân hàng đề ra.
Ngoài ra, Chi nhánh cần phối hợp với Ban QLRR tín dụng BIDV Hội sở chính để có những buổi tọa đàm trao đổi học tập kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định tín dụng cho cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng của Chi nhánh. Có chương trình hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực trong việc thẩm định các dự án
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyệnđạo đạo
đức nghề nghiệp
Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó.
Có một thực tế hiện nay, các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản của NHTM nhà nước đều có xu hướng sang làm
việc tại các Công ty, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam. Lý do để các cán bộ này không tiếp tục làm việc tại Ngân hàng là xuất phát từ chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên của Ngân hàng còn hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động. Đặc biệt là đội ngũ chuyên gia giỏi, Ngân hàng cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó với nơi công tác. BIDV-CN Thanh Xuân có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám” BIDV-CN Thanh Xuân cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo đầu công việc, trả lương tính chất công việc (phân biệt giữa cơ chế lương của các bộ làm công tác hành chính với cán bộ quản lý khách hàng, với cán bộ kinh doanh tiền tệ), tăng lương cho người lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ...
Ngoài ra, Ngân hàng nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động, đồng thời gắn kết người lao động đối với BIDV.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý Ngân hàng nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết tập huấn nghiệp vụ để các cán bộ làm công tác quản lý khách hàng và quản lý rủi ro có thể trao đổi, thảo luận những vướng mắc xuất phát từ thực tiễn công việc để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành. Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, BIDV có thể thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên của ngân hàng
3.2.3. Áp dụng cơ chế linh hoạt đối với tài sản đảm bảo tiền vay
Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ cấp của khách hàng, là biện pháp hạn chế tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng xảy ra rủi ro, không thu hồi được nợ. Khi nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV-CN Thanh Xuân ở chương 2, chúng ta có thể thấy Tỷ trọng dư nợ KHDNNVV có đảm bảo bằng tài sản của tương đối cao, bình quân trên 55%. Phần dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản nằm chủ yếu ở các doanh nghiệp có sự tham gia vốn của nhà nước hoặc các Công ty có quan hệ tín dụng uy tín với BIDV-CN Thanh Xuân từ nhiều năm trước. Chính vì vậy, có thể thấy rằng BIDV-CN Thanh Xuân đã có chính sách tài sản bảo đảm chặt chẽ, tuy nhiên để có thể mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp cần có những biện pháp áp dụng linh hoạt:
- Nghiên cứu chi tiết các loại hình tài sản bảo đảm để có quy định, tiêu chuẩn phù hợp, quản lý được rủi ro
- Xem xét quy định rõ ràng về các hình thức bảo đảm tiền vay với các tiêu chí phù hợp và hướng dẫn tư vấn cho khách hàng để khách hàng có điều
kiện tốt hơn tiếp cận với vốn vay
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát