nước
Thanh tra Chi nhánh NHNN giám sát các TCTD trên địa bàn cơ bản theo nội dung trên. Tuy nhiên đối với việc giám sát, đánh giá đối với các chi nhánh TCTD có một số điểm khác so với đánh giá trên toàn hệ thống TCTD. Khi GSTX đối với các chi nhánh TCTD phải chú ý xem xét và đánh giá đối với những vấn đề liên quan khác thông qua việc thu thập thông tin từ chi nhánh TCTD và các thông tin liên quan khác hoặc yêu cầu chi nhánh đó báo cáo giải trình bổ sung. Ngồi các nội dung giám sát phần trên, có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
a. Giám sát về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có:
- Vốn huy động: là nguồn vốn huy động trên địa bàn và vốn do Trụ sở chuyển về bằng phương thức điều hịa vốn. Vì vậy, khi đánh giá cần lấy số
liệu ở các tài khoản thanh toán nội bộ để tính vào vốn huy động. Trong q
trình giám sát, cần so sánh với số liệu của ít nhất 12 tháng trước đó và
so sánh
hịa trong hệ thống.
- Tài sản có sinh lời: tỷ lệ giữa giá trị tài sản có sinh lời so với tài sản có, từ đó đánh giá chất lượng quản lý chất lượng tài sản có của Chi nhánh.
Tuy nhiên khi đánh giá cần quan tâm đến sự chỉ đạo từ Trụ sở chính của TCTD và số vốn điều chuyển của chi nhánh về Trụ sở chính.
- Đánh giá cơ cấu tài sản có có hợp lý, đem lại hiệu quả căn cứ thực tế hoạt động tại chi nhánh và toàn hệ thống TCTD cùng với đặc thù phát triển
kinh tế trên địa bàn.
b. Giám sát về chất lượng tài sản có
- Việc giám sát chất lượng tài sản có chú ý một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh như việc trích lập dự phịng phải thu khó địi,
việc chỉ đạo cho vay từ Trụ sở chính, mức phán quyết cho vay tối đa đối với
khách hàng tại Chi nhánh...
- Một số hoạt động như: góp vốn, mua cổ phần; kinh doanh ngoại hối; bảo lãnh... thì đánh giá tỷ trọng và chất lượng từng hoạt động có phù
hợp và
hiệu quả; đánh giá việc Chi nhánh có thực hiện đúng quy định pháp luật và
quy định nội bộ của ngân hàng.
c. Giám sát đảm bảo khả năng chi trả
Chi nhánh TCTD phải duy trì thường xun tỷ lệ giữa tài sản Có có thể thanh tốn ngay cân đối với tài sản Nợ phải thanh toán ngay theo quy định từ Hội sở TCTD, để đảm bảo khả năng chi trả của chi nhánh cũng như toàn hệ thống TCTD. Việc đánh giá khả năng đảm bảo chi trả của Chi nhánh căn cứ
còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố tác động như: việc điều hành của cấp trên về vốn và sử dụng vốn; việc hạch toán thu chi lãi giữa Trụ sở chính và các Chi nhánh trong quan hệ điều hòa vốn; sự điều chỉnh về lãi suất cho vay và hạn mức tín dụng do cấp trên giao... Việc đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh cần chú ý những cấu phần trong thu nhập, chi phí của chi nhánh; kế hoạch lợi nhuận cấp trên giao cho chi nhánh và mặt bằng lợi nhuận chung của các chi nhánh TCTD trên địa bàn.
d. Phân tích một số vấn đề nổi cộm nếu có
Căn cứ vào kết quả giám sát lịch sử, số liệu báo cáo thống kê các kỳ của chi nhánh, tiến hành phân tích, phát hiện những biến động bất thường, tăng giảm đột biến của Chi nhánh.., từ đó nhận định, làm rõ nguyên nhân, thực chất vấn đề và có phương án xử lý kịp thời, phù hợp đối với Chi nhánh.