Hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần từng bước hoàn thiện với nhiều điều luật chung và luật chuyên ngành được ban hành. Việc ban hành Luật NHNN số 46/2010/QH12, Luật các TCTD số 47/2010/QH12, Luật thanh tra số 56/2010/QH12 và các văn bản pháp luật liên quan đã góp phần hồn thiện khn khổ pháp lý về hoạt động giám sát ngân hàng.
Hiện tại NHNN đang thực hiện GSTX đối với các NHTM theo Quy chế GSTX đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 398/1999/QĐ- NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN, Công văn 1525/CV-TTr1
GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD, Thơng tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.
Tuy nhiên Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 được xây dựng trên cơ sở Luật NHNN Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10, đã khơng cịn phù hợp và bộc lộ nhiều hạn chế so với tình hình hoạt động ngày càng đa dạng, phức tạp về loại hình TCTD và các sản phẩm hoạt động ngân hàng. Mặt khác giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng là nội dung mới và đã được Luật NHNN 2010 quy định, nên cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định về giám sát ngân hàng để thay thế VBQPPL về GSTX đối với các TCTD đã khơng cịn phù hợp với Luật NHNN 2010. Ngoài ra, Nghị định 26/2014/NĐ-CP cũng quy định về hình thức giám sát an tồn vi mơ và giám sát an tồn vĩ mơ; theo đó phải kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng với giám sát an tồn của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Vì vậy, hiện tại NHNN Việt Nam đang xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện Thơng tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.