triển Nông thôn Việt Nam
1.4.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội.
Agribank CN Tây Hà Nội là một chi nhánh được tách ra từ Agribank Chi nhánh Tràng An vào năm 2014, đây là một chi nhánh có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên là 50 cán bộ, không có phòng giao dịch trực thuộc, vị trí của chi nhánh nằm trên phố Duy Tân quận Cầu Giấy Hà Nội, đây là một con phố có rất đông các NHTM khác nhau cùng cạnh tranh vì thế số lượng khách hàng của chi nhánh rất ít. Chi nhánh cũng xác định được những lợi thế và những điểm bất lợi của mình, vì lẽ đó ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động chi nhánh đã xây dựng chiến lược phát triển của mình, theo đó thay vì cố gắng tìm kiếm thật nhiều các khách hàng mới (việc tìm kiếm khách hàng mới là công việc phải bỏ ra rất nhiều công sức, cũng như chi phí), chi nhánh đã tập
chung vào việc khai thác tối đa các khách hàng sẵn có của mình, ngân hàng đã xây dựng chính sách phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, luôn đặt ra mục tiêu làm sao để “1 khách hàng phải sử dụng ít nhất 5 sản phẩm” của ngân hàng. Bên cạnh đó do không có phòng giao dịch trực thuộc vì thế Agribank Tây Hà Nội xây dựng mạng lưới của mình thông qua việc lắp đặt các máy ATM, POS, QR Code, đặc biệt là dịch vụ Agribank E-Mobile Banking, đồng thời cũng tạo chất lượng dịch vụ tốt thông qua việc xây dựng đội ngũ nhân viên biết giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nhờ đó mà thu dịch vụ của Agribank CN Tây Hà Nội luôn ổn định qua các năm.
ỉ.4.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hưng Hà - Bắc Thái Bình
Agribank CN Hưng Hà là một chi nhánh cấp 2 giống như Agribank CN Ý Yên, tuy nhiên từ năm 2018 chi nhánh đã thành lập một phòng dịch vụ riêng biệt, kể từ khi phòng dịch vụ này đi vào hoạt động, phòng đã nỗ lực tìm khiếm các khách hàng mới, chủ yếu là các tổ chức, trường học,... để vận động thanh toán lương qua tài khoản, với ưu thế có số lượng lớn về các tổ chức hành chính, các khối cơ quan, trường học, chi nhánh đã tận dụng ưu thế này để gia tăng số lượng khách hàng, các cán bộ dịch vụ đến từng trường học, tổ chức để tiếp thị phát hành thẻ, thanh toán lương qua tài khoản, vì thế số lượng khách hàng, số lượng tài khoản, số lượng thẻ của ngân hàng luôn tăng qua các năm, điều này cũng tạo tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ khác kèm theo.
ỉ.4.2.3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Lục Nam - Bắc Giang II
Với lợi thế là một huyện có nhiều khu công nghiệp, khu chế suất, nhiều các công ty doanh nghiệp, số lượng công nhân đông, Agribank CN Lục Nam đã tận dụng được rất tốt và hiệu quả lợi thế này để tăng thu từ dịch vụ của
mình, cũng như Agribank CN Hưng Hà, phòng dịch vụ của chi nhánh cũng chỉ mới được thành lập từ đầu năm 2019, tuy nhiên trong 1 năm hoạt động, phòng dịch vụ đã mang lại hiệu quả bất ngờ cho chi nhánh, phòng đã đưa doanh thu từ hoạt động dịch chỉ chiếm 4%(2018) lên 10%(2019). Có được kết quả như vậy do ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động, các cán bộ dịch vụ đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể, tham mưu cho các lãnh đạo của chi nhánh việc làm sao để tăng doanh thu dịch vụ, theo đó để phát triển dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh thì chi nhánh cần làm tốt 3 việc đó là:
• Con người là yếu tố then chốt để phát triển dịch vụ: Với khẩu hiệu mỗi cán bộ Agribank CN Lục Nam phải là một người bán hàng, vì thế tất cả các cán bộ của chi nhánh, từ cán bộ tín dụng cho đến các giao dich viên đều bắt buộc phải hiểu về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang triển khai.
• Tận dụng tối đa các khách hàng hiện có của chi nhánh: Với mục tiêu 100% khách hàng mở tài khoản đều sử dụng dịch vụ E-Mobile Banking, Agribank CN Lục Nam đã nỗ lực vận động khách hàng sử dụng dịch vụ, hướng dẫn khách hàng sử dụng, và đưa ra các lợi ích mà dịch vụ đem lại. Ngoài dịch vụ này ra chi nhánh cũng tích cực bán chéo sản phẩm, tiếp thị các sản phẩm khác cho khách hàng lựa chọn.
• Máy móc thiết bị cần phải được vận hành thông suốt: Với đặc điểm nhiều khu công nghiệp, vì thế ATM cũng đóng góp nguồn thu đáng kể cho chi nhánh, vì thế CN cũng chú trọng vào việc bảo trì, bảo dưỡng máy ATM, đảm bảo máy không bị lỗi, và hoạt động tốt.
1.4.3 Bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ý Yên - Bắc Nam Định.
> Trước tiên hết để phát triển dịch vụ phi tín dụng Agribank CN Ý Yên cũng nên xem xét, và đào tạo những cán bộ chuyên phụ trách về dịch vụ phi tín dụng, như thế sẽ chuyên môn hóa công việc tăng hiệu quả hoạt động.
> Cần đề ra các mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, từ đó xây dựng kế hoạch rõ ràng và cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó, nhằm mục đích cuối cùng là phát triển dịch vụ phi tín dụng.
> Cần phải tận dụng tốt nguồn lực khách hàng có sẵn để phát triển các dịch vụ phi tín dụng, sao cho một khách hàng phải sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng.
> Nên xác định con nguời là yếu tố quan trọng, các cán bộ của Agribank CN Ý Yên ngoài kiến thức chuyên môn còn cần phải nắm đuợc rõ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình, hiểu và tu vấn cho khách hàng để khách hàng sử dụng.
> Trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có khoảng 200 các loại sản phẩm dịch vụ, việc của Agribank Ý Yên là lựa chọn các sản phẩm dịch vụ phù hợp với thực tế địa bàn hoạt động của mình. Hiện nay việc áp dụng các sản phẩm dịch vụ vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn rất hạn chế, vì thế chi nhánh cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ của mình, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ có áp dụng công nghệ hiện đại, và đáp ứng nhu cầu thiết thực của khách hàng. Trong thời buổi kinh tế thị truờng nhu hiện nay thì công nghệ đang có vai trò nhu một nhân tố chủ đạo, và sự phát triển của hàng hóa dịch vụ cũng gắn liền với sự phát triển của công nghệ, vì thế NH cần tập chung vào các DVNH hiện đại, những dịch vụ gắn liền với công nghệ cao, hiện đại để từ đó tạo nền tảng cho việc mở rộng kênh phân phối của ngân hàng.
> Phân loại các đối tuợng khách hàng để có thể cung ứng ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất cho từng đối tuợng. Đối với những khách hàng tiềm năng, những khách hàng quan trọng, nên có những chính sách uu đãi riêng để giữ chân những khách hàng này, đối với khách hàng là sinh viên, những khách hàng trẻ, đây là những khách hàng có sự hiểu biết rộng về công nghệ, NH nên triển khai các SPDV có sự uu việt về công nghệ.
> Xây dựng và giữ vững thương hiệu xứng đáng là NH “mang phồn thịnh đến khách hàng” tạo sự tin tưởng của khách hàng.
> Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới, kênh phân phối phục vụ khách hàng, điều này không chỉ nên dừng lại ở việc mở rộng chi nhánh, PGD mà còn tăng cường các kênh phân phối, thông qua các DVNH hiện đại.
> Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Tiếp thị để khách hàng có thể biết đến DV của NH nhiều hơn, giúp KH hiểu biết hơn về những tính năng ưu việt trong các SPDV của NH, chăm sóc KH thể hiện ở thái độ giao dịch, giải quyết các thắc mắc của KH một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng,..
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
•
Trong chương 1 của bài luận văn chủ yếu là khái quán những lý luận cơ bản về hoạt động DVPTD của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của DVPTD, và nêu ra các DVPTD cơ bản mà các NHTM hiện nay đang triển khai.
Bên cạnh đó chương 1 cũng phân tích sự phát triển của DVPTD, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DVPTD, đưa ra kinh nghiêm phát triển DVPTD của một số NH để từ đó rút ra bài học vận dụng cho Agribank CN Ý Yên. Trên cơ sở lý luận của chương 1 đưa ra sẽ dùng để phân tích thực trạng hoạt động DVPTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Ý Yên, Bắc Nam Định.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
Ý YÊN, NAM ĐỊNH