Trong hoạch định chính sách, không chỉ cần sự cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hay nới lỏng quá mức. Tránh các sự thay đổi đột ngột có thể dẫn tới ảnh hưởng hệ thống NHTM, mà cần có lộ trình, quá trình.
Chính phủ cần tiếp tục triển khai hệ thống quản lý hành chính theo hướng công nghệ hiện đại hóa, để có thể quản lý toàn bộ thông tin về việc làm, nhân thân,... của các cá nhân trong xã hội. Điều này nếu được thực hiện sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực bao gồm lĩnh vực tín dụng nói riêng. Với một hệ thống quản lý thông tin cá nhân của chính phủ các ngân hàng sẽ dễ dàng triển khai các sản phẩm tín dụng tín chấp đối với hầu hết các đối tượng khách hàng một cách hiệu quả và nhanh cóng nhờ việc có thể xác định được chính xác công việc, nguồn thu nhập, uy tín cá nhân. Từ đó, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng cũng như các chi phí liên quan đến công tác thẩm định, điều tra, không những thế còn có thể giảm đi các rào cản giữa người đi vay và phía ngân hàng về mặt hồ sơ, chứng từ...
động tín dụng của NHTM.Mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay là mối quan hệ dân sự. Do đó, mối quan hệ này cần được thể chế rõ ràng, minh bạch trong quy định về nghĩa vụ của người đi vay và người ho vay mà cụ thể ở đây là các NHTM. Chính phủ cần có những quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay trong trường hợp người đi vay không thanh toán được nợ. Đồng thời các cơ quan pháp luật cũng cần chú ý giải quyết các vụ tranh chấp liên quan tới tín dụng ngân hàng theo hướng công bằng, đảm bảo quyền lợi chính đáng các bên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại VPBank trình bày trong chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế, chương 3 đi vào đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển hiệu quả tín dụng tín chấp cá nhân tại VPBank trong thời gian tới.
Các đề xuất bao gồm các nhóm giải pháp chính: (1) Mở rộng mạng lưới bán hàng; (2) Đa dạng hóa, phát triển sản phẩm mới, đặc trưng ; (3) Hoàn thiện quy trình, chính sách tín dụng; (4) Nâng cao trình độ nguồn nhân lực; (5) Tăng cường marketing, quảng cáo, tuyên truyền.
Các đề xuất giải pháp đều hướng tới mục tiêu định hướng là phát triển tín dụng tín chấp cá nhân theo hướng tăng trưởng bền vững, từ đó góp phần vào mục tiêu phát triển trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam của VPBank trước sự cạnh tranh khốc liệt tới từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước trong bối cảnh kinh tế hiện tại.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để phát triển mảng tín dụng tín chấp cá nhân nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong tình hình thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt từ nhiều bên, luận văn đã thực hiện những nội dung sau:
- Làm rõ những lý luận cơ bản về phát triển tín dụng tín chấp cá nhân của ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các dạng sản phẩm; những chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố tác động tới hoạt động tín dụng tín chấp cá nhân của ngân hàng thương mại.
- Thực trạng phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại Ngân hàng VPBank: (1) Quy trình tín dụng hợp lý, rõ ràng, khá hoàn thiện; (2) Sản phẩm đa dạng, phong phú, có hiệu quả, đối tượng khách hàng rộng, có tính cạnh tranh cao, nhưng còn rủi ro; (3) Còn một số hạn chế (cả về khách quan và chủ quan): quy định sản phẩm còn lỏng lẻo, một số sản phẩm còn có mức lãi suất cao, mức độ thu hút đối tượng khách hàng có thu nhập cao chưa lớn, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng, công tác marketing còn hạn chế...
- Để phát triển mạnh tín dụng tín chấp cá nhân, VPBank cần có định hướng: phát triển hoàn thiện, hợp lý hơn quy trình tín dụng: hoàn thiện và đa dạng hóa sản phẩm; mở rộng địa bàn hoạt động và đẩy mạnh quảng bá - marketing; củng cố và xây dựng hệ thống nhân sự có chất lượng và đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) và học hỏi kinh nghiệm quốc tế; giảm thiểu và tăng cường quản lý độ rủi ro, thu hồi nợ.
đỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi của các thầy giáo, cô giáo Học viện Ngân hàng, đặc biệt là sự giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS Vũ Duy Hào. Nhân đây, Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS. TS Vũ Duy Hào, các thầy giáo, cô giáo và các Phòng ban chức năng của Học viện./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Vpbank, báo cáo tài chính năm 2014-2016
3. Nguyễn Hữu Tài (2007), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
4. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng,
NXB Thống Kê, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
6. Các website:
Website Ngân hàng Nhà nuớc: www.sbv.gov.vn
Website Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vương: www.vpbank.com.vn Website Tạp chí kế toán: www.tapchiketoan.com
Website Tap chí tài chính: www.tapchitaichinh.com
Website Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com Website Wikipedia: www.vi.wikipedia.org