CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Sự PHÁT TRIỂN TÍN

Một phần của tài liệu 1326 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 35)

Hiệu quả của hoạt động tín dụng cá nhân được phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng tín chấp cá nhân hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng tín chấp cá nhân trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa thu lãi đầu ra so với chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng.

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng tín chấp cá nhân trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng cá nhân nhằm đặt ra các mục tiêu, đường lối phát triển trong tương lai.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Sự PHÁT TRIỂN TÍN DỤNGTÍN CHẤP CÁ NHÂN TÍN CHẤP CÁ NHÂN

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

- Định hướng phát triển của ngân hàng:

Định hướng phát triển của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để phát triển tín dụng tín chấp cá nhân. Nếu ngân hàng không quan tâm đến lĩnh vực này, thì các khách hàng cá nhân cũng không có nhiều lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu và ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng tín chấp cá nhân thì họ sẽ đưa ra các chiến lược cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với mình.

- Chính sách tín dụng:

Phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao, phát triển tín dụng tín chấp cá nhân, ngân hàng cần phải có chính

sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.

- Năng lực tài chính của ngân hàng:

Năng lực tài chính là một trong các yếu tố quyết định then chốt tới đường lối phát triển của ngân hàng. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như: số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, chỉ số thanh khoản... Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính thì ngân hàng có thể đầu tư dễ dàng hơn vào các danh mục mình quan tâm.

- Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng và nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.

- Kiểm soát nội bộ:

Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong qui chế tín dụng cũng như qui trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tổ chức nhân sự:

Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt

động của một ngân hàng. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong bố trí sử dụng, người cán bộ tín dụng cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

- Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng:

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại đồng thời có sự quản lý hoạt động chặt chẽ thì họ có thể tăng tiện ích cho các khách hàng nhờ bán chéo sản phẩm và dịch vụ, ví dụ: một ngân hàng phát triển mạnh dịch vụ thẻ thanh toán, hệ thống máy ATM, internet banking, dịch vụ trả lương qua tài khoản... thì có thể kết hợp tiếp thị cho vay các sản phẩm theo lương, sản phẩm thấu chi, thẻ theo các hình thức đăng ký trực tuyến.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến cũng giúp các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàng được cập nhật trên hệ thống một cách bài bản và với hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân cũng giúp ngân hàng tiết kiệm được nhân lực cũng như chi phí quản lý, từ đó góp phần giảm giá thành dịch vụ, lãi suất và dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Trong qui trình tín dụng, các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên. Đặc biệt với hình thức tín dụng tín chấp là việc cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo, uy tín và đạo đức khách hàng là điều kiện vô cùng quan trọng quyết định tới chất lượng của khoản vay.

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi khoản vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích,...Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ. Uy tín của khách hàng được thể hiện một phần qua lịch sử tín dụng của khách hàng.

> Nhóm nhân tố thuộc môi trường

- Mối trường kinh tế:

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra biến động trong tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tín chấp cá nhân nói riêng.

Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, từ đó ngân hàng có cơ hội phát triển tín dụng tín chấp cá nhân. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người dân chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn hoặc e ngại việc không đủ khả năng chi trả nợ vay.

- Môi trường xã hội:

Môi trường xã hội mà đặc trưng là các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, tập quán, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như tính cần cù, trung thực, ham lao động,..) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc, ... cũng ảnh hưởng lớn tới thói quen tiêu dùng của người dân.

Thông thường, những nơi nào là trung tâm kinh tế, xã hội, tập trung nhiều người thu nhập cao, trình độ, địa vị trong xã hội thì nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn và nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng cũng lớn hơn nơi khác, có khả năng mở rộng tín dụng hơn.

- Môi trường pháp luật:

Môi trường pháp luật bao gồm hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây tổn hại đến lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ tín dụng. Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tín chấp cá nhân nói riêng được diễn ra thông suốt và hiệu quả.

Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể xây dựng chính sách định hướng đi vào quỹ đạo ổn định, từ đó giúp ngăn chặn một số những rủi ro, tiêu cực có thể xảy ra, từ đó nâng cao hiệu quả việc phát triển tín dụng.

- Môi trường cạnh tranh:

Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp trong đó có ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng... của các ngân hàng khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng cá nhân tín chấp của một ngân hàng.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng luôn là một cuộc đua, trong đó yếu tố năng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng còn cần tạo ra được sự khác biệt trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các ngân hàng khác. Chính việc này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng tín chấp cá nhân của mỗi ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

- Môi trường tự nhiên:

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như: lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, dịch bệnh,. có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và cả ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán, nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong việc kinh doanh ngân hàng thì có rất nhiều mảng, phân khúc khách hàng mà ngân hàng có thể hướng đến. Một trong số đó là lĩnh vực tín dụng tín chấp cá nhân với các đặc thù, đặc điểm riêng biệt.Vấn đề là làm thế nào để có thể phát triển, khai thác đúng hướng thị trường này cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chương 1 của luận văn là những khái quát các vấn đề cơ bản về hoạt động ngân hàng nói chung, tín dụng tín chấp cá nhân nói riêng, các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hưởng tới lĩnh vực này, qua đó làm cơ sở cho các chương tiếp theo.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TÍN CHẤP CÁ

Một phần của tài liệu 1326 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w