Một trong những biện pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tín dụng tín chấp cá nhân đó là việc phát triển kênh phân phối, mà trọng tâm là mở rộng mạng lưới. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tiếp tục là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng tín chấp cá nhân nói riêng.
Tính đến hết ngày 31/12/2016, VPBank có một Hội sở chính, 51 chi nhánh và 163 phòng giao dịch trên cả nước. Tuy nhiên, mạng lưới của VPBank vẫn còn nhiều hạn chế khi chưa có điểm giao dịch tại nhiều tỉnh thành như Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Lạng Sơn, Lào cai,... và số lượng các phòng giao dịch, chi nhánh hiện có cũng chưa phủ được hết địa bàn một phần do quy mô và số lượng còn hạn chế.
Nhìn chung hệ thống mạng lưới của VPBank chưa được phân bố rộng khắp, chưa sâu sát với thị trường. Còn rất nhiều địa bàn chưa có chi nhánh của VPBank trong khi đã có nhiều ngân hàng thương mại khác đã có hoạt động từ trước.
Hiện tại tuy VPBank đã có triển khai nhiều kênh bán khác nhau tạo thành các trung tâm riêng (như kênh bán hàng trực tiếp, kênh bán hàng qua điện thoại,...), có phủ tới cả các địa bàn hiện VPBank chưa có điểm giao dịch song việc này chưa thực sự hiệu quả vì mặt hạn chế về nguồn lực do địa bàn chưa có cơ sở chính thức dẫn đến gây khó khăn, tốn kém chi phí hơn trong công tác tìm kiếm khách hàng, thẩm dịnh cũng như thu hồi nợ.
> Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc
Trong thời gian tới, VPBank cần thực hiện công tác nghiên cứu thị trường tốt hơn, cũng như chuẩn bị về mặt quản trị, nguồn nhân lực, công nghệ,. làm cơ sở mở rộng mạng lưới ở các khu vực có tiềm năng phát triển nhằm đem lại nhiều cơ hội, nhiều khách hàng hơn tiếp cận với dịch vụ tài chính của ngân hàng, hướng tới mục tiêu thành lâp ít nhất tại mỗi tỉnh thành 1 chi nhánh tại trung tâm tỉnh thành và 1 phòng giao dịch tại quận huyện trực thuộc có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh nhất.
> Phát triển các kênh bán hàng độc lập
Vpbank nên hướng tới việc phát triển thêm nhiều kênh bán hướng tới từng phân khúc khách hàng khác nhau, mỗi kênh bán sẽ hướng tới một thị trường cụ thể hoặc một phân khúc khách hàng để có thể có sự khai thác, thu hút khách hàng một cách tối ưu hơn.
Bên cạnh đó việc phát triển về mặt chất lượng cũng như số lượng của cán bộ kinh doanh tại các kênh bán hiện tại, loại bỏ hạn chế đi những kênh bán
không có hiệu quả, rủi ro cũng là một yêu cầu cấp thiết không kém khi mà có những kênh bán hoạt động tốt hiệu quả đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng song cũng có những kênh bán có tỷ lệ hồ sơ quá hạn cao, thường xuyên có các hồ sơ bị gian lận giả mạo.
> Phát triển mạng lưới thông qua ngân hàng điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin, nhiều dịch vụ đã được cung cấp qua mạng mà không cần khách hàng phải tới trực tiếp tại nơi cung cấp. Và với dịch vụ tín dụng ngân hàng, VPBank cũng đã có sự triển khai theo hướng này song hiện mới chỉ áp dụng sản phẩm thấu chi online, thẻ tín dụng phê duyệt trước thông qua việc dăng ký trực tiếp trên mạng. VPBank cần có sự nghiên cứu và đưa hình thức cấp tín dụng thông qua ngân hàng điện từ này áp dụng với nhiều sản phẩm hơn, đặc biệt là với các sản phẩm tín dụng ít rủi ro như các sản phẩm phê duyệt trước đối với khách hàng hiện hữu. Với chiến lược này, VPBank vô hình chung có thể mở rộng hệ thống mạng lưới của mình mà không cần mở thêm phòng giao dịch hay chi nhánh nào.