Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 1326 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 101 - 104)

Cán bộ công nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, là nhân tố trọng tâm trong việc phát triển về chiếu sâu của ngân hàng. Do đó, để có thể phát triển vững chắc, nâng cao vị thế của VPBank trên thị trường ngân hàng thì cần phải việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên là giải pháp không thể thiếu trong mọi giai đoạn phát triển của VPBank. Mục tiêu hướng tới của hệ thống nhân sự VPBank không chỉ là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự tự tin, bản lĩnh nghề nghiệp mà song song với nó phải bồi dưỡng rèn luyện người cán bộ có dủ đạo đức và tư tưởng đúng đắn rõ ràng. Hai nội dung này cần phải được thường xuyên thực hiện và từng bước nâng dần chất lượng nguồn nhân lực.

> Xây dựng quy trình tuyển dụng khách quan, chặt chẽ hơn

Với xu hướng tăng mạnh về số lượng cán bộ nhân viên trong thời gian vừa qua đôi khi chất lượng cán bộ đầu vào chưa được thực sự chú trọng. Làm việc trong lĩnh vực tài chính liên quan trực tiếp tới đồng tiền nên càng cần có các cán bộ có đạo đức. Vì vậy, trong thời gian tới, VPBank k cần tập trung hơn vào công tác tuyển dụng để thực sự tuyển dụng được những nhân viên vừa có trình độ vừa có đạo đức nghề nghiệp.

> Tổ chức thường xuyên hơn các khóa đào tạo nghiệp vụ

Sau công tác tuyển dụng thì chính sách đào tạo cũng là việc quan trọng không kém. Cũng do sự tăng mạnh về số lượng cán bộ nhân viên mà công tác đào tạo cũng không còn được kỹ càng như trước đây. Một bộ phận lớn nhân viên mới là sinh viên mới ra trường, trẻ, năng động, nhiệt huyết, có kiến thức được trang bị về ngành tài chính ngân hàng, song kinh nghiệm còn hạn chế, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề, nhất là các vấn đề về quản trị rủi ro, còn thiếu chiều sâu. Hiện có nhiều cán bộ đã tham gia xử lý công việc nhưng chưa thực sự được đào tạo, tập huấn một cách đầy đủ, điều này vô hình chung đã dẫn đến các sai sót, rủi ro không đang có trong tác nghiệp do việc thiếu thông tin, kỹ năng cần thiết. Ví dụ chỉ riêng trong lĩnh vực bán hàng thì đối với các khách hàng, người đi vay đặc biệt là các cá nhân hộ kinh doanh nhỏ lẻ thường có sự hạn chế chề kiến thức pháp luật nói chung, về ngân hàng nói riêng, từ đó có tâm lý dè dặt, e dè khi tiếp xúc với ngân hàng, tạo nên khoảng cách giữa người đi vay với ngân hàng; và việc tiếp cận và tư vấn tài chính hợp lý, tận tình đến từ phía cán bộ ngân hàng sẽ giúp rút ngắn khoản cách này. Do vậy, công tác đào tạo cũng cần phải được triển khai thường xuyên hơn nữa để đào tạo cả về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cũng như cả về các kỹ năng mềm nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.

Hiện nay, VPBank đang lơ là công tác đào tạo tân tuyển, với nhiều đơn vị thì nhân viên mới khi được tuyển dụng không được tham gia các lớp đào tạo chính thống mà chỉ thông qua sự đào tạo của đồng nghiệp. Do đó, VPBank cần áp dụng chính sách phải tham gia các khóa đào tạo cơ bản bao gồm các nội dung như về tổng quát về VPBank, quy trình, quy chế trong tác nghiệp, về văn hóa tổ chức,... tạo cho nhân viên mới có nhận thức rõ ràng hơn về công việc và tổ chức. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần triển khai các lớp tập huấn định kỳ để

cập nhật những kiến thức mới về sản phẩm, nhận biết rủi ro, gắn lý luận với thực tiễn để nhân viên có thể áp dụng triển khai sản phẩm một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn trong công việc. Đồng thời cũng cần lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ, có trình độ đi đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, cán bộ nguồn làm nòng cốt cho nhân lực của VPBank trong tương lai.

Không những thế, việc chú trọng trao dồi nâng cao đạo đức nghề nghiệp cũng quan trọng không kém so với nâng cao năng lực chuyên môn. Cần tăng cường công tác giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của từng cán bộ nhân viên, triệt tiêu tư tưởng thờ ơ, làm việc thiếu trách nhiệm hay tiêu cực trong đạo đức, vì lợi ích riêng mà bỏ qua quy trình quy chế gây thiệt hại cho ngân hàng.

> Chế độ lương thưởng và thăng tiến hợp lý hơn

Cần có một cơ chế chi trả lương công bằng cho cán bộ nhân viên, mức trả lương đủ cao để thu hút được nhân tài đồng thời hạn chế được tình trạng chảy máu chất xám của VPBank, nhất là đối với các tầng lớp nhân viên có kinh nghiệm. Cần có sự sắp xếp lại lao động, bố trí nhân sự đúng người đúng việc, đúng với năng lực và phát huy tối đa sở trường, phát huy thế mạnh của từng cá nhân. Từ đó hướng tới cơ chế lương theo công việc. Hiện tại mức lương ở VPBank giữa các cán bộ nhân viên chưa có sự công bằng, mức lương chênh lệch cao dù các cán bộ ở cùng một vị trí, cơ chế tăng lương cũng khác nhau giữa các bộ phận dù trong cùng một đơn vị. Việc xây dựng một cơ chế lương công bằng lả khá khó khăn song cơ chế này sẽ giúp nâng cao tinh thần, sự gắn bó của cán bộ nhân viên với ngân hàng hơn.

Tiến hành công khai cơ chế thăng tiến cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, để nhân viên có mục tiêu và ý chí phấn đấu vươn lên. Định kỳ cần có sự kiểm tra

sát hạch các vị trí để xác định lại năng lực đáp ứng các vị trí này nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp.

> Thiết lập các cơ chế khuyến khích, khen thưởng và chế tài xử phạt

Chính sách lương thỏa đáng và khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ nhân viên luôn là động lực để các cá nhân phấn đấu cố gắng hơn trong công việc, đồng thời cũng thu hút nhân tài, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám của ngân hang khi thị trường nhân sự ngành ngân hàng luôn có sự biến động, chuyển dịch.

Ngoài ra, cũng phải có các chế tài xử phạt nghiêm minh hợp lý, nhanh chóng để răn đe các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây tổn thất cho ngân hàng, từ đó giảm thiểu những rủi ro do con người trong vận hành hệ thống.

Một phần của tài liệu 1326 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w