Nâng cao công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu 1326 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 104 - 105)

Rủi ro là một phần tất yếu của tín dụng, và đối với hoạt động tín dụng tín chấp cá nhân thì rủi ro luôn ở mức cao hơn so với các lĩnh vực tín dụng khác do đặc thù riêng. Vì vậy công tác quản trị rủi ro luôn là một vấn đề cần được chú trọng quan tâm của ngân hàng.

> Tăng cường kiểm soát trong, trước và sau khi cho vay

Rủi ro tín dụng xuất hiện khi cho vay không chỉ tới từ phía khách hàng mà còn do ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát dẫn tới việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích,.. Vì thế để phòng ngừa những rủi ro này ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát trong và sau khi cho vay chặt chẽ.

Ngoài ra, đối với các khoản vay lớn đối với hoạt động tín dụng tín chấp cá nhân (ví dụ các khoản vay trên 100 triệu VNĐ) cần có sự kiểm soát về mặt chứng từ để chứng minh mục đích vay, đồng thời hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ trường hợp đặc thù của khách hàng, chỉ nên áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để tiện trong việc kiểm soát mục đích vốn vay của khách

hàng.

> Sử dụng công cụ bảo hiểm tiền vay

Do đặc thù rủi ro có thể xuất hiện từ nhiều khía cạnh mà ngân hàng không thể đo lường, dự đoán trước được,. Vì vậy việc sử dụng các công cụ bảo hiểm khoản vay giúp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro là cực kỳ quan trọng.

Ngoại trừ các loại hình khoản vay có rủi ro ở mức thấp như khoản vay tín chấp cán bộ nhân viên,.. thì ngân hàng nên áp dụng việc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay với hầu hết các sản phẩm tín dụng tín chấp. Chi phí mua bảo hiểm nên được trừ trực tiếp trên số tiền giải ngân của khoản vay để ngân hàng có thể kiểm soát được việc này. Từ đó giúp ngân hàng giảm bớt phần nào rủi ro tới từ các khoản vay.

> Thực hiện nghiêm túc việc phân loại và trích lập dự phòng

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là những tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ về rủi ro tín dụng. Việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với rủi ro tín dụng gia tăng. Do vậy ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả hoặt động kinh doanh mà thiếu sự tuân thủ trong công tác phân loại và trích lập dự phòng rủi ro.

Ngân hàng cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. Từ đó nhằm tăng khả năng bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu 1326 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w