Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT ViệtNam

Một phần của tài liệu 1302 phát triển thương hiệu NH nông nghiệp phát triển nông thôn VN thực trạng giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 52)

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác (phát hành trái phiếu, vay NHNN và các TCTD khác).

- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ (chủ yếu thông qua Bộ Tài chính, NHNN ...), các tổ chức quốc tế, quốc gia và cả nhân ở trong nước, nước ngoài đầu tư cho các chương trình kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo qui định.

- Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ)

- Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của Chính phủ

- Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá xã hội.

- Được thành lập các công ty trực thuộc kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như: nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm; nghiệp vụ cho thuê tài chính; nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc đá quý; nghiệp vụ kinh doanh quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam.

- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các tổ chức kinh tế và các tổ chức tài chính - tín dụng khác.

- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản.

- Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

- Tư vấn về kinh doanh tiền tệ, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, thực hiện dịch vụ két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng.

- Kinh doanh các nghiệp vụ khác theo qui định của pháp luật.

2.1.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh

Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam được thể hiện ở một số chỉ tiêu cơ bản sau: (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2010

Tốc độ tăng trưởng (%) 17,5 7 35,83 15,61 24,4 2 17,10 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,9 0 2,50 2,68 2,70 3,80 4. Tổng thu 24.29 5 33.193 50.307 9 70.42 0 91.16 5. Tổng chi 22.36 6 28.038 46.341 7 66.26 8 88.28

6. Lợi nhuận sau thuế 1.10

Các số liệu trên cho thấy:

Trong 5 năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam có kết quả khá ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 là 20,85%.

Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân là 21,71%, năm 2006, dư nợ tín dụng là 181.252 tỷ VND thì đến năm 2010, dư nợ tín dụng là 414.755 tỷ VND, tăng 17,10% so với năm 2009 và tăng gấp 2,29 lần so với năm 2006. Tỷ lệ dư nợ so với tổng nguồn vốn là 87,3%.

Chất lượng tín dụng được duy trì tốt và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (dưới 3,8%).

Từ năm 2006 đến năm 2010, Ngân hàng kinh doanh đều có lãi. Tiền lương cho cán bộ nhân viên được đảm bảo và ngày càng được cải thiện.

Có thể nói, NHNo&PTNT Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, từ một Ngân hàng yếu kém nhất trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã trở thành một Ngân hàng có vốn, có thị phần lớn nhất và hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.

NHNo&PTNT Việt Nam trở thành một Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN về cho vay nông nghiệp nông thôn, kết quả trên 80% hộ nông dân tại các vùng miền trong cả nước được tiếp cận với vốn và dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam. Chính điều này đã góp phần đưa kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra hàng chục triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, chuyển đổi mạnh mẽ khu vực nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hoá.

- Hoạt động huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn ở mức cao trong hệ thống các NHTM.

Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với hoạt động ngân hàng. Có thể nói những khó khăn thử thách này là khó khăn thử thách lớn nhất, gay go nhất trong 20 năm đổi mới của ngành ngân hàng.

Sáu tháng đầu năm 2008, chúng ta đã từng chứng kiến tốc độ lạm phát tăng cao dần qua từng tháng, cuộc đua lãi suất của các NHTM tưởng chừng không có điểm dừng, khả năng thanh khoản của nhiều NHTM ở trạng thái chấp chới, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động luôn ở tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn thì NHNo&PTNT Việt Nam vẫn luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản và duy trì nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 thấp nhất trong toàn giai đoạn do những tháng cuối năm 2010 chịu ảnh hưởng sự biến động lớn của thị trường vốn và lãi suất huy động, tỷ giá vàng, ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam bị khống chế bởi lãi suất huy động đồng thuận với Hiệp hội và NHNN thì một số NHTM tìm mọi cách lách lãi suất, huy động cao hơn mức trần lãi suất đồng thuận công bố làm thị trường vốn biến động, nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam giảm mạnh. Mặt khác, NHNo&PTNT Việt Nam chịu ảnh hưởng của các công ty cho thuê tài chính ALC làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của các tổ chức lớn như Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn than, Tập đoàn cao su, Ngân hàng phát triển, ...

Tổng kết lại, năm 2006 nguồn vốn huy động là 233.902 tỷ VND thì đến năm 2010, nguồn vốn huy động tăng trưởng thành 474.941 tỷ VND, tăng 9,4% so với năm 2009 và tăng gấp 2,03 lần so với năm 2006.

Biểu 2.1: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị: Tỷ VND

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Năm 2010, trong tổng nguồn vốn huy động là 474.941 tỷ VND thì tiền gửi của khách hàng là 427.372 tỷ VND chiếm tỷ trọng 89,98% nguồn vốn huy động, tiền gửi từ

dân cư là 251.269 tỷ VND chiếm tỷ trọng 59% nguồn vốn huy động từ khách hàng. Toàn hệ thống đã coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn thông qua đa dạng hoá các hình thức huy động, đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng, kiên trì với chủ trương tăng nguồn vốn từ dân cư, góp phần tạo cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay nông nghiệp nông thôn.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền VND luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh, huy động vốn bằng ngoại tệ còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động nội tệ là 422.383 tỷ VND, trong khi nguồn vốn huy động ngoại tệ chỉ là 52.558 tỷ VND.

- Hoạt động sử dụng vốn

Năm 2006, tổng dư nợ cho vay đạt 181.252 tỷ VND, trong đó cho vay ngắn hạn là 103.314 tỷ đồng, chiếm 57% tổng dư nợ cho vay; cho vay trung dài hạn là 77.938 tỷ VND, chiếm 43% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ qui đổi đến cuối năm 2006 là 14.500 tỷ VND, chiếm 8% tổng dư nợ cho vay.

Năm 2008, tổng dư nợ cho vay đạt 284.617 tỷ VND chỉ tăng 15,61% so với năm 2007 do chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng của Chính phủ. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 167.582 tỷ VND, chiếm 58,88% tổng dư nợ cho vay; cho vay trung dài hạn là 117.035 tỷ VND, chiếm 41,12% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ qui đổi đến cuối năm 2008 là 21.346 tỷ VND, chiếm 7,5% tổng dư nợ cho vay.

Đến 31/12/2009, cùng với việc thực hiện các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354.112 tỷ VND, tăng 24,42% so với đầu năm và tăng gấp 1,95 lần so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 197.807 tỷ VND, chiếm 44,14% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ qui đổi đến cuối năm 2009 đạt 28.329 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 8% tổng dư nợ cho vay.

TT Chỉ tiêu/năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I Theo loại ti< ìn tệ

NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục khẳng định nông nghiệp và nông thôn là thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân. Đến cuối năm 2009, &PTNT Việt Nam đã đầu tư cho gần 10 triệu hộ với số vốn gần 198.303 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm từ 7,94% năm 2008 xuống còn 7,32% năm 2009. Trong khi đó, cho vay doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã tăng từ 34,76% năm 2008 lên 36,68% năm 2009.

Năm 2010, hoạt động tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khả quan. Triển khai thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư tập trung vốn cho vay nông nghiệp nông thôn, triển khai nghị định 41/CP cho vay khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ miền trung và thực hiện các chương trình của Chính phủ, NHNN. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tăng 20,5% so với đầu năm, nâng tỷ trọng cho vay khu vực này lên 58,2% tổng dư nợ; cho vay xuất nhập khẩu tăng 22% so với năm 2009, tiếp tục triển khai tốt chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Hạn chế và kiểm soát được cho vay bất động sản và kiểm soát chặt chẽ cho vay với các dự án đầu tư.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2010cao 3,8% do chịu ảnh hưởng của nợ xấu của các ALC là 4.472 tỷ VND, nợ xấu của Vinashin đang cơ cấu lại nợ. Nếu không kể nợ xấu của ALC thì chỉ tiêu này là 2,67% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Đạt được kết quả trên là do NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể: Chỉnh sửa và ban hành qui chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng theo hướng linh hoạt, tạo sự chủ động cho các chi nhánh; xác định tái cơ cấu đầu tư tín dụng có trọng điểm, phù hợp giữa các ngành, các thành phần kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả. Thực hiện điều hành cơ chế lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, đảm bảo tiền vay trên cơ sở xếp hạng khách hàng, tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra chuyên đề. Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo qui định của NHNN và bám sát thông lệ quốc tế, tích cực xử lý nợ tồn đọng.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2006-2010

II Theo thời gian 1 Ngắn hạn 103.314 57 147.713 60 167.582 58,88 197.807 55,86 253.585 61, 1 2 Trung và dài hạn 77.93 8 43 98.47 5 40 117.035 41,12 156.305 44,14 161.170 38, 9 Tổng dư nợ cho vay 181.252 10 0 246.188 10 0 284.617 100 354.112 100 414.755 100

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2006-2010

- Hoạt động kinh doanh khác:

Ngoài hoạt động huy động và sử dụng vốn, Ngân hàng còn thực hiện các hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế.

Dịch vụ thanh toán trong nước

Từ hệ thống thanh toán thủ công lạc hậu, trình độ thấp, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống thanh toán hiện đại, trình độ công nghệ cao, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh, chính xác cho khách hàng, nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Việt Nam trên thị trường.

Là một ngân hàng có đặc thù riêng có về mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước. Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng được tổ chức mô hình kế toán theo hai cấp, Trụ sở chính và chi nhánh. Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam có hơn 3.000 điểm giao dịch trên toàn hệ thống. NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phát hành được trên 5 triệu thẻ và đứng đầu về số lượng máy ATM (1.700 máy). Năm 2010, số lượng thẻ phát hành mới đạt 2,15 triệu thẻ, tăng 51% so với 31/12/2009, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường thẻ tại Việt Nam (mức bình quân của thị trường thẻ đạt khoảng 40%) nâng tổng số thẻ đã phát hành trong toàn hệ thống lên 6,38 triệu thẻ.

Tính đến thời điểm 31/12/2010, số dư tài khoản tiền gửi không kì hạn thẻ đạt 8.792 tỷ VND, tăng 56%, dư nợ thẻ tín dụng đạt 125 tỷ VND, tăng 62% so với đầu năm. Doanh số thanh toán đạt trên 84.000 tỷ VND, tăng 112%, tổng món giao dịch đạt trên 64 triệu món, tăng 112%.

Tổng số phí dịch vụ thẻ thu trong năm 2010 đạt 123 tỷ VND, trong đó thu phí phát hành thẻ là 48 tỷ VND, thu phí thường niên thẻ quốc tế đạt 4,2 tỷ VND, thu lãI tiền vay thẻ tín dụng 14,5 tỷ VND và phí khác là 56,3 tỷ VND.

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Thanh toán quốc tế: tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 8.790 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kì.

Kinh doanh ngoại tệ: tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 10.970 triệu USD, giảm 8,56%, tổng lãi đạt 483,05 tỷ VND.

Kiều hối: tổng doanh số chi trả kiều hối năm 2010 là 744 triệu USD, tăng 4% so với năm trước. Trong đó chi qua tài khoản là 171 triệu USD, qua Western Union là 573 triệu USD. Tổng phí thu là 3,5 triệu USD, tăng 9% so với năm trước.

Vay vốn tài trợ thương mại: doanh số qui đổi ra VND là 31,2 triệu USD, trong đó chủ yếu là các khoản vay đồng JPY, dư nợ tính đến 31/12/2010 còn 21,7 triệu USD.

Chuyển tiền trong nước: thanh toán trên hệ thống IPCAS tổng số lệnh đạt 8.843.350 với tổng số tiền 2.073.915 tỷ VND, tăng 26% so với cùng kì năm 2009, bình quân 35.093 lệnh/ngày. Thanh toán liên ngân hàng, song phương đạt doanh số chuyển tiền đi là 300.363 tỷ VND, tăng 17% ; doanh số đến là 264.728 tỷ VND, tăng 24% so với cùng kì năm 2009.

Cùng với việc tái cơ cấu mô hình tổ chức và triển khai thành công giai đoạn hai dự án hiện đại hoá Ngân hàng (IPCAS), đến nay đã có 175 chi nhánh NHNo&PTNT thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trên toàn quốc. Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế được nâng cao rõ rệt, các giao dịch được xử lý nhanh chóng, mọi giao dịch được tập trung quản lý và kiểm soát tại Trụ sở chính, đảm bảo dịch vụ được thực hiện với chất lượng cao và an toàn nhất, được các khách hàng và đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao, tiêu biểu là giải thưởng “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2008” do Citibank trao tặng.

Hoạt động thanh toán biên mậu

Thanh toán biên mậu là một trong những thế mạnh của NHNo&PTNT Việt Nam. Phát huy lợi thế mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch ở khắp các tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên thực hiện thanh toán biên mậu phục vụ khách hàng trong thanh toán

Một phần của tài liệu 1302 phát triển thương hiệu NH nông nghiệp phát triển nông thôn VN thực trạng giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 52)