Quy trình cấp tín dụng tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực để loại trừ dần khách hàng không đủ điều kiện, nằm trong danh sách hạn chế hoặc trong tiêu chí từ chối cho vay, nhằm giảm thời gian xem xét.
Cụ thể, quy trình cấp tín dụng cho một khoản vay được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp cận khách hàng và hướng dẫn hồ sơ.
Tiếp nhận nhu cầu vay vốn: cán bộ tín dụng liên hệ với khách hàng để tiếp thị và hướng dẫn về sản phẩm cho vay vốn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau khi xác định được sản phẩm phù hợp, cán bộ tín dụng sẽ thống nhất với khách hàng về điều kiện cho vay cùng với các loại phí theo quy định của NHTMCP Hàng hải Việt Nam trong từng thời kỳ.
Hướng dẫn và thu thập hồ sơ: cán bộ tín dụng thu thập và kiểm tra bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đảm bảo tính pháp lý theo quy định pháp luật, tính đầy đủ của danh mục hồ sơ được quy định cho từng loại sản phẩm, tính hợp lệ của hồ sơ (đầy đủ, nguyên vẹn, không bị tẩy xoá, cắt dán,.). Đồng thời, cán bộ tín dụng kiểm tra thông tin CIC của khách hàng và ký đối chiếu bản gốc trên tất cả hồ sơ là bản sao do khách hàng cung cấp hoặc kết quả CIC trả về. Đối với các khoản vay thế chấp, cán bộ tín dụng còn phải thực hiện gửi hồ sơ và thực hiện định giá tài sản bảo đảm.
Thực hiện chấm điểm khách hàng theo công cụ chấm điểm Scorecard nội bộ của NHTMCP Hàng hải Việt Nam nhằm sàng lọc những khách hàng không đủ điều kiện và đánh giá sơ bộ về mức độ rủi ro của khách hàng.
Sau khi có bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, khách hàng được chấm điểm có đủ điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng và trình phê duyệt tờ trình đề xuất cấp tín dụng ở cấp cơ sở (giám đốc Trung tâm Khách hàng cá nhân).
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay.
Sau khi được duyệt tờ trình đề xuất cấp tín dụng ở cấp cơ sở, cán bộ hỗ trợ tín dụng thực hiện gửi hồ sơ lên đầu mối của trung tâm quản lý rủi ro tín dụng cá nhân để kiểm tra danh mục hồ sơ, thực hiện bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thiếu giấy tờ cần thiết. Khi bộ hồ sơ đã hoàn thiện đầy đủ sẽ được chuyển cho cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng.
Cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra qua điện thoại hoặc khảo sát thực tế (nếu cần) với các nội dung trong tờ trình đề xuất cấp tín dụng. Nếu thấy các thông tin chưa rõ ràng, cán bộ thẩm định sẽ yêu cầu đơn vị kinh doanh giải trình, làm rõ các thông tin đó hoặc bổ sung giấy tờ nếu cần thiết. Sau đó, cán bộ thẩm định trình giám đốc phê duyệt tín dụng ra kết quả phê duyệt. Giám đốc phê duyệt tín dụng có thể ra quyết định đồng ý giải ngân hoặc không tuỳ từng trường hợp.
Bước 3: Hoàn thiện thủ tục trước giải ngân cho khách hàng.
Trong trường hợp, đề nghị cấp tín dụng cho khách hàng được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ liên hệ với khách hàng để thực hiện ký hợp đồng tín dụng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tín dụng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng vẫn chưa ký thì quyết định phê duyệt tín dụng sẽ hết hiệu lực. Đối với khách hàng vay thế chấp, cần thực hiện thêm bước xác minh giấy tờ sở hữu tài sản bảo dảm.
Cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện soạn thảo thêm hợp đồng bảo đảm tiền vay, mua bảo hiểm tài sản bảo đảm để khách hàng ký kết.
Cán bộ tín dụng sẽ chủ động lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản bảo đảm tại đơn vị sau khi các giấy tờ đã được ký kết và cập nhật dữ liệu lên hệ thống.
Bước 4: Quy trình giải ngân.
Chuyên viên kiểm soát tín dụng lập và trình ký giám đốc trung tâm kiểm soát tín dụng về việc mở mới hạn mức tín dụng. Sau khi được phê duyệt, chuyên viên kiểm soát tín dụng thực hiện tạo hạn mức tín dụng, tạo tài sản bảo đảm, gắn hợp đồng tín dụng, gắn kết tài sản bảo đảm với hợp đồng tín dụng trên phân hệ tín dụng.
Giám đốc trung tâm kiểm soát tín dụng thực hiện kiểm soát, phê duyệt trên phân hệ tín dụng phù hợp với văn bản phân quyền mở hạn mức tín dụng.
Chuyên viên hỗ trợ tín dụng căn cứ vào biên bản phê duyệt tín dụng và các giấy tờ liên quan để soạn khế ước nhận nợ (3 bản) đảm bảo chính xác và đầy đủ thông tin theo mẫu và quy định hiện hành, chuyển cho khách hàng ký. Đồng thời, lập và trình ký phiếu đề nghị thu nợ tự động trên hệ thống và chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ để trình phê duyệt giải ngân.
Giám đốc Trung tâm Khách hàng cá nhân kiểm tra bộ hồ sơ trình, phê duyệt giải ngân. Chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện hạch toán nếu cần thiết trên phân hệ tín dụng và chuyển hồ sơ giải ngân cho giao dịch viên bao gồm: 02 bản khế ước nhận nợ, uỷ nhiệm chi, phiếu nhập kho (bản sao), hợp đồng tín dụng theo mẫu đã soạn. Giao dịch viên thực hiện kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách hàng, nội dung trong hồ sơ giải ngân và đặc biệt là chữ ký của khách hàng so với thông tin trên hệ thống. Sau đó, giao dịch viên cập nhật giao dịch giải ngân trên hệ thống và chuyển bộ hồ sơ cho Kiểm soát viên phê duyệt, chuyển lại bộ hồ sơ giải ngân cho chuyên viên hỗ trợ tín dụng lưu hồ sơ.
Bước 5: Quy trình sau giải ngân.
Sau khi giải ngân xong, cán bộ tín dụng cần thực hiện thêm các công việc quản lý sau vay bao gồm:
- Theo dõi điều kiện tín dụng sau giải ngân hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ mục đích sử dụng vốn vay.
STT Sản phẩm vay Biên độ lãi suất ngắn hạn (%/năm)
Biên độ lãi suất trung, dài hạn
(%/năm)
1 Vay mua nhà dự án 3,25% 4,25%
2 Vay mua nhà đất truyền thống 3,5% 4,5%
3 Vay xây sửa nhà 3,25% 4,25%
4 Cho vay mua ôtô 3,25% 4,25%
5 Cho vay kinh doanh 4,5% 5,5%
- Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm 6 tháng/1 lần.
- Theo dõi và nhắc nợ hàng tháng trước ngày đến hạn thanh toán của khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng đóng tiền trả nợ.
- Thực hiện điều chỉnh lãi suất khi quy định của ngân hàng thay đổi.
- Đánh giá lại tài sản bảo đảm.
- Giải chấp tài sản bảo đảm.
- Xử lý thu hồi nợ quá hạn (nếu có).