Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
2.4. Tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng cá nhân bình quân tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 2014-2016)
Quý Dư nợ Tín chấp Tổng dư nợ Tỷ trọng Q1/2014 30,5 94,4 32% Q2/2014 39,3 125,2 31% Q3/2014 53,,2 140,4 38% Q4/2014 73,4 167,6 44% Q1/2015 60,0 155,2 39% Q2/2015 95,0 197,5 48% Q3/2015 127,8 237,4 54% Q4/2015 133,5 248,7 54% Q1/2016 142,8 259,4 55% Q2/2016 1641 296,9 55% Q3/2016 183,3 320,4 57% Q4/2016 198,2 317,6 62%
Vào Quý 1 năm 2014, dư nợ tín dụng cá nhân của chi nhánh Thanh Xuân đạt 94,4 tỷ đồng và có xu hướng tăng dần lên theo thời gian. Đến Quý 4 năm 2014, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 167,6 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng tưởng 177%.
Tiếp theo sau đó, năm 2015 và năm 2016, tỷ lệ tăng tưởng tiếp tục đạt 148% và 128%. Với mức tăng trưởng khá cao và đều hơn 100% cho thấy quy mô tín dụng cá nhân của chi nhánh Thanh Xuân vẫn đang tiếp tục được mở rộng.
Với định hướng phát triển tín dụng cá nhân đã được đặt ra trong chiến lược phát triển của Ngân hàng nói chung và chi nhánh Thanh Xuân nói riêng, sự tăng trưởng tín dụng cá nhân trong giai đoạn những năm vừa qua là một kết quả đáng ghi nhận.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân bình quân theo nhóm sản phẩm tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
Đơn vị: tỷ đồng
Dư NỢ TDCN BÌNH QUÂN THEO SẢN PHẤM
■ Thế chấp "Tín chấp ■ Thấu chi
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 2014-2016)
Khi xem xét kỹ về cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân theo nhóm sản phẩm, nhóm sản phẩm thế chấp có sự duy trì ổn định và tăng trưởng nhẹ nhưng lại có dấu hiệu giảm vào cuối năm 2016. Trong khi đó, dư nợ tín chấp có xu hướng tăng trưởng rất mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân. Dư nợ thấu chi thì khá nhỏ và không có những sự biến động lớn trong thời gian vừa qua.
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín chấp trong tổng dư nợ cá nhân của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
Vay xây sửa nhà 12.2 7 16 % 12.6 9 13.0% 15.7 8 13.5% Vay mua nhà đất truyền thống________ 4 16.7 % 20 4 25.1 25.8% 9 27.0 23.2% Vay mua nhà dự án 47.2 8 % 62 6 57.3 58.8% 1 69.5 59.4%
Vay mua ô tô_______ - 0
% 2.28 2.3% 4.53 3.9%
Vay kinh doanh 0.02
1 0.03% 8 0.01 0.02% 2 0.01 0.01%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 2014-2016)
Bảng 2.3 cho thấy một sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm sản phẩm vay tín chấp, góp phần rất lớn trong việc mở rộng quy mô tín dụng cá nhân của chi nhánh Thanh Xuân. Trong vòng 3 năm từ 2014 đến 2016, dư nợ vay tín chấp từ 30,5 tỷ đồng tăng lên 198,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm tương ứng là 182% (2015) và 149% (2016) đã giúp cho vay tín chấp chiếm tới 62% tổng dư nợ cá nhân tại đây.
Tập trung tăng trưởng cho vay tín chấp là việc hoàn toàn hợp lý trong những năm vừa qua khi muốn tăng trưởng tín dụng nhanh chóng bởi thời gian xử lý ngắn hơn, hồ sơ vay vốn đơn giản hơn. Đặc biệt, với định hướng tập trung vào nhóm khách hàng hành chính sự nghiệp, đối tượng có sự ổn định cao trong thu nhập và công việc cũng góp phần giảm thiểu được một phần áp lực trong quản trị rủi ro.
Cho vay tín chấp cũng là nhóm sản phẩm mang lại tỷ suất lợi nhuận cao cho ngân hàng vì lãi suất vay vốn cao hơn thế chấp, do đó mở rộng cho vay tín chấp xét trong ngắn hạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn mà lại mang về lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, việc phát triển quá mạnh cho vay tín chấp cũng đi kèm nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, giá trị các khoản vay thường không cao nên số lượng hồ sơ, khách hàng sẽ nhiều lên, tốn kém chi phí cho đội ngũ bán hàng chăm sóc cũng như chi phí cho bộ phận hỗ trợ, phê duyệt, kiểm soát khi khối lượng công việc cần xử lý tăng lên.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ thế chấp theo sản phẩm của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
trọng tâm đẩy mạnh phát triển của chi nhánh Thanh Xuân trong thời gian vừa qua. Với sản phẩm này, khách hàng sẽ được NHTMCP Hàng hải Việt Nam hỗ trợ vay vốn lên tới 90% giá trị căn hộ với các dự án: Goldmark City, Goldseason, Goldsilk Complex. Đây đều là các dự án nhà chung cư và khu đô thị nằm xung quanh khu vực Thanh Xuân, với chất lượng và tiến độ xây dựng tốt và nhiều chương trình ưu đãi lãi suất nên được rất nhiều khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, với sự hợp tác cùng chủ đầu tư của các dự án giúp ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro và có
2014 được nguồn khách hàng tiềm năng để dễ dàng tiếp cận. Giá trị mỗi khoản vay lớn,6,50 186 thời hạn trả nợ dài cũng là một phần lý do giúp tổng dư nợ của sản phẩm duy trì được ổn định và tăng trưởng. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm 2016, với biến động do chủ đầu tư dự án Goldmark City bị bắt dẫn đến những tin đồn không hay, sản phẩm cho vay mua nhà dự án cũng bị ảnh hưởng và có dấu hiệu chững lại.
Kế đến là sản phẩm cho vay mua nhà đất truyền thống, với tỷ trọng khoảng 23%, và dư nợ có xu hướng tăng trưởng qua từng năm, đây là nhóm sản phẩm cần được đẩy mạnh với nhiều chương trình ưu đãi hơn nữa. Do tâm lý thích nhà mặt đất hơn nhà chung cư của đại bộ phận dân chúng, nhu cầu vay vốn để mua nhà mặt đât vẫn đang là một thị trường rất tiềm năng để khai thác. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ hỗ trợ vay với hạn mức tối da đến 50% hoặc 70% giá trị của tài sản thế chấp nên dư nợ các khoản vay thường không cao bằng sản phẩm nhà dự án. Điều kiện vay vốn và công tác thẩm định, kiểm tra định giá tài sản cũng chặt chẽ hơn trong khi thiếu những chương trình ưu đãi lãi suất nên chưa được tăng trưởng mạnh.
Sản phẩm vay xây sửa nhà thường chiếm tỷ trọng khoảng 13% trong cơ cấu cho vay thế chấp. So với sản phẩm vay mua nhà mặt đất thì điều kiện và hồ sơ vay vốn không quá khác biệt nhiều. Tuy nhiên thường giá trị khoản vay không cao bằng vay để mua nhà và thời hạn vay vốn thường không quá dài nên dư nợ của sản phẩm không cao.
Sản phẩm cho vay ô tô là một sản phẩm mới bắt đầu áp dụng từ giữa năm 2015, tuy nhiên gặp phải sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường, đặc biệt là với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, ngân hàng có nhiều năm kinh nghiệm trong việt phát triển sản phẩm cho vay ô tô cùng chính sách ưu đãi lãi suất hấp dẫn và hệ thống mạng lưới đại lý showroom ô tô hợp tác rộng khắp cả nước. Về quy trình xét duyệt hồ sơ, cho vay ô tô là một sản phẩm cho vay thế chấp chính chiếc xe ô tô dự định mua nên quy trình thẩm định, kiểm tra các thông tin thu nhập, nhân thân, giá trị và tình trạng xe,... rất kỹ càng và tốn thời gian. Do đó, dù mức hoa hồng thưởng cho các khoản vay ô tô khá cao nhưng đến giữa năm 2016, theo định hướng chung, sản phẩm vẫn được tiếp tục triển khai nhưng không đẩy mạnh,
chỉ nhằm phục vụ khi khách hàng có nhu cầu vì không thể cạnh tranh với thị trường cả về lãi suất và thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ.
Sản phẩm cho vay kinh doanh đã được tạm dừng triển khai mở mới từ giữa năm 2015. Nhóm khách hàng hộ kinh doanh phát sinh đã được chuyển sang nhóm khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và được quản lý bởi ngân hàng chuyên doanh phục vụ doanh nghiệp. Những khách hàng hiện hữu vẫn được tiếp tục quản lý bởi các trung tâm khách hàng cá nhân. Do đó doanh số sản phẩm sẽ giảm dần khi khách hàng trả nợ, trong năm 2016 khách hàng đã tất toán xong khoản nợ (tuy nhiên đây là số liệu tính theo số dư bình quân cả năm).
Bảng 2.5: Dư nợ sản phẩm thấu chi của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
Với việc được cấp một hạn mức thấu chi nhất định để sử dụng tiện lợi ngay khi cần thiết và chỉ tính lãi trên số ngày thực tế phát sinh, thấu chi là một sản phẩm tiện lợi cho khách hàng khi có nhu cầu vốn gấp trong thời gian ngắn. Dư nợ sản phẩm thấu chi mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân của chi nhánh Thanh Xuân nhưng cũng có sự tăng trưởng trong những năm vừa qua cả về dư nợ và số lượng tài khoản thấu chi mở mới. Điều này cũng cho thấy, nhu cầu tín dụng cá nhân của khách hàng nói chung ngày càng có xu hướng tăng cao.
Tuy nhiên, theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016, khoản 6, điều 27 quy định: Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh
toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm. Như vậy, khoản vay thấu chi chỉ được thực hiện trên tài khoản thanh toán của khách hàng thay vì được phép rút tiền mặt như trước đây. Với quy định này, hệ thống vận hành của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam vẫn chưa đảm bảo kiểm soát được giao dịch rút tiền mặt từ tài khoản thấu chi nên từ năm 2017, sản phẩm này sẽ được tạm dừng cho đến khi hệ thống sẵn sàng.
Như vậy, trong 3 năm liên tiếp từ 2014 đến 2016, dư nợ tín dụng cá nhân của chi nhánh Thanh Xuân đã liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng rất khả quan. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó phần lớn là nhờ vào sự mở rộng quy mô của nhóm sản phẩm cho vay tín chấp. Đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách cho chi nhánh Thanh Xuân trong việc quản trị rủi ro những khoản vay đó.
2.3.1. Số lượng khách hàng mới sử dụng sản phẩm tín dụng cá nhân
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng mới sử dụng sản phẩm tín dụng cá nhân của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
Đơn vị: số lượng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 2014-2016)
Biểu đồ 2.3 cho thấy số lượng khách hàng mới sử dụng các sản phẩm tín dụng cá nhân tại chi nhánh Thanh Xuân trong ba năm từ 2014 đến 2016 bao gồm các sản phẩm: Cho vay thế chấp, cho vay tín chấp, thấu chi và thẻ tín dụng. Xét tổng quát thì tất cả nhóm sản phẩm đều có xu hướng tăng lên về số lượng khách hàng mới. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự quyết tâm và thành quả mở rộng của chi nhánh.
Với sản phẩm cho vay thế chấp, số lượng khách hàng giải ngân mới mặc dù có tăng trưởng qua từng năm không có sự biến động đáng kể. Khi so sánh với số lượng khách hàng mới sử dụng các sản phẩm khác sẽ thấy nhóm khách hàng mới này chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (chỉ khoảng 4%). Điều này cũng là một minh chứng cho việc sản phẩm cho vay thế chấp chưa thực sự phát triển tại chi nhánh Thanh Xuân.
Số lượng khách hàng mới giải ngân tín chấp tăng trưởng mạnh qua từng năm, tốc độ tăng trưởng của 2015 (so với năm 2014) là 210% còn năm 2016 (so với năm 2015) là 166%. Dù giá trị của từng khoản vay không lớn nhưng đã mang về một sự tăng trưởng dư nợ đáng kể cho nhóm sản phẩm này. Điều này cũng cho thấy việc mở rộng khách hàng đang triển khai khá tốt đối với các sản phẩm cho vay tín chấp.
Để có sự tăng trưởng mạnh đối với sản phẩm cho vay tín chấp, ngoài việc thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh chóng và nguồn khách hàng tiềm năng phong phú, còn là nhờ vào cơ chế tính thưởng hoa hồng cho đội ngũ cán bộ bán hàng trong việc giải ngân các khoản vay mới. Cụ thể:
• Tiền thưởng cho đội ngũ cán bộ bán hàng chỉ dựa trên doanh số giải ngân mới.
• Với 1 triệu giải ngân mới của sản phẩm cho vay tín chấp sẽ được thưởng hoa hồng 4.000 đồng (nếu khoản vay ngắn hạn) và 5.000 đồng (nếu khoản vay dài hạn).
• Với 1 triệu giải ngân mới của sản phẩm cho vay thế chấp sẽ được thưởng hoa hồng 1.200 đồng (nếu khoản vay ngắn hạn) và 1.500 đồng (nếu khoản vay dài hạn).
• Với cơ chế tính thưởng cho cán bộ bán hàng như vậy, việc giải ngân một khoản vay tín chấp 100.000.000 đồng sẽ được thưởng bằng giải ngân một khoản vay thế chấp 333.000.000 đồng. Đây cũng chính là một trong những biện pháp định hướng bán hàng trên toàn hệ thống của hội sở NHTMCP Hàng Hải Việt Nam. Thể hiện rõ định hướng tập trung phát triển sản phẩm cho vay tín chấp của ngân hàng trong giai đoạn vừa qua.
Tuy vậy, việc này cũng gây nên áp lực trong việc xử lý hồ sơ cho bộ phận hỗ trợ và thẩm định tín dụng khi ngân hàng hoạt động theo mô hình tập trung dẫn đến tình trạng thường xuyên quá tải hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ và giải ngân bị kéo dài hơn so với mức bình thương. Đồng thời, công tác quản trị rủi ro và kiểm soát sau vay cũng là vấn đề cần được chú trọng khi số lượng khách hàng ngày càng tăng, đặc biệt là khách hàng vay vốn tín chấp không có tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó, nhằm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín chấp, việc giao chỉ tiêu giải ngân sản phẩm tín chấp cũng được áp dụng cho mọi chức danh của cán bộ bán hàng, số lượng chuyên viên tín dụng cá nhân cũng tăng lên chóng trong những năm vừa qua cũng góp phần trong việc mở rộng quy mô tín dụng cá nhân của NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân.
Đối với sản phẩm thấu chi, năm 2014 có 186 khách hàng mở mới, sang năm 2015 con số này là 321 khách hàng (tăng trưởng 173%) và hết năm 2016 là 415 khách hàng (129%) đều là tăng trưởng dương. Điều này cũng phản ánh đúng về nhu cầu có một nguồn tài chính dự phòng vừa đủ cho các nhu cầu chi tiêu bất thường của khách hàng. Tuy nhiên với việc tạm dựng triển khai vào cuối năm 2016, con số này trong tương lai chắc chắn sẽ giảm xuống cho tới khi hệ thống ngân hàng khắc phục để triển khai lại sản phẩm.
về sản phẩm thẻ tín dụng, đây là sản phẩm có số lượng khách hàng mở mới khá nhiều (chỉ sau tín chấp). Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán, chi tiêu của khách hàng cá nhân ngày càng
lớn. Tuy nhiên số lượng thẻ tín dụng vẫn thấp hơn số lượng cho vay tín chấp, trong khi đó thủ tục cho vay tín chấp thậm chí còn khó khăn hơn và khách hàng sẽ phải chịu lãi ngay khi giải ngân. Điều này cho thấy việc khai thác bán thẻ tín dụng tại khu vực vẫn còn tiềm năng rất lớn cần khai thác thêm.
Nhìn chung, số lượng khách hàng mới sử dụng các sản phẩm tín dụng cá nhân tại khu vực ngày một tăng cao, điều này cho thấy sự tăng trưởng quy mô tín dụng là nhờ vào sự tăng trưởng về số lượng khách hàng, tránh được rủi ro khi tập trung vào một số khách hàng lớn. Trong đó là sự tăng trưởng đáng kể của khách hàng sử dụng