Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1308 phát triển tín dụng cá nhân tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 92)

Nhằm xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, tạo điều kiện ổn định cho hoạt động tín dụng cá nhân của các Ngân hàng thương mại, đồng thời tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để các ngân hàng yên tâm đầu tư phát triển cho các sản phẩm tín dụng cá nhân, việc ban hành các văn bản pháp luật cần có sự hội thảo giữa Chính phủ và các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Chính phủ cần hoàn thiện các hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân như Luật thuế thu nhập, Luật đất đai,...

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính nên được cải cách để hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu mà vẫn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Một trong những vấn đề mà các Ngân hàng thương mại thường hay gặp phải là vấn đề về tài sản thế chấp khi giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân. Phần lớn, tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân khi vay vốn thế chấp là bất động sản, sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Đa phần thủ tục thế chấp các giấy tờ này khá phức tạp, đặc biệt các thủ tục pháp lý trong trường hợp ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay. Trong khi đó, các thị trường và hành lang văn bản về bất động sản và cấm cố chưa hoàn thiện. Do đó, Chính phủa cần đẩy mạnh việc điều chỉnh các thủ tục hành chính để hỗ trợ các ngân hàng phát triển hoạt động cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân đã được trình bày trong chương 2, với những thành tích và hạn chế, chương 3 đi sâu vào việc đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển tín dụng cá nhân tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân trong thời gian tới.

Các đề xuất giải pháp đối với NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân bao gồm ba nhóm chính: Thứ nhất, nhóm giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân, đặc biệt là tín dụng thế chấp. Thứ hai, nhóm giải pháp quản trị rủi ro. Thứ ba, nhóm giải pháp phát triển mối quan hệ với khách hàng. Ngoài ra, chương 3 còn đưa ra một số kiến nghị dành cho NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước việt Nam và Chính phủ.

Những đề xuất trên đều nhằm thực hiện mục tiêu chung là phát triển tín dụng cá nhân tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, từ đó góp phần triển khai chiến lược phát triển của Ngân hàng Bán lẻ của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam để sẵn sàng cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ trong nước và nước ngoài.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu dư nợ của tín dụng cá nhân, chất lượng tín dụng cá nhân cùng với các quy trình, sản phẩm tín dụng cá nhân tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân trong giai đoạn 2014 đến hết năm 2016 để từ đó tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để phát triển mảng tín dụng cá nhân, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quát lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của tín dụng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng cá nhân; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng cá nhân của NHTM. Luận văn đưa ra những trường hợp ngân thương mại cổ phần khác đã thành công trên thị trường tín dụng bán lẻ tại Việt Nam từ đó chỉ ra bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cho NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng cá nhân ở NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng cá nhân tại đây như: sản phẩm tín dụng cá nhân; những kết quả đạt được trong triển khai tín dụng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục như: sự cần thiết phải đổi mới và đa dạng hoá danh mục sản phẩm, phát triển tín dụng nhưng vẫn cần có cơ cấu tín dụng bền vững và giảm thiểu được rủi ro,... và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển tín dụng cá nhân tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân như: sự thụ động trong việc cải tiến, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm tín dụng thế chấp; định hướng của ngân hàng tập trung quá nhiều vào sản phẩm cho vay tín chấp gây mất cân đối dư nợ cũng cần được xem xét lại; công tác truyền thông, marketing sản phẩm cần được sâu sát hơn.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển tín dụng cá nhân đối với bản thân NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân như: nhóm giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân, đặc biệt là tín dụng thế chấp, nhóm giải pháp quản trị rủi ro, nhóm giải pháp phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân trong thời kỳ cạnh tranh ngày một tăng cao.

Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng và của những ngân hàng trước đây chỉ tập trung hoạt động kinh doanh bán buôn nói chung. Trong giai đoạn kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn ở các ngân hàng nước ngoài khiến cho mảng hoạt động kinh doanh bán buôn trước đây không còn là lợi thế so sánh nữa. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng này buộc phải chuyển hướng tích cực sang phát triển song hành hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để những khiếm khuyết và hạn chế của luận văn được bổ sung hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Chu Văn Cấp, Phạm Văn Phan, Trần Bình Trọng, 2003, Giáo trình

Kinh tế chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2014, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh Ngân hàng, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. PGS.TS Tô Kim Ngọc, 2012, Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, NXB Dân trí, Hà Nội.

6. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2013, Giáo trình Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2015, Toàn tập Quản trị Ngân hàng Thương mại,

NXB Lao Động, Hà Nội.

8. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, TS. Nguyễn Đức

Hưởng, 2016, Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Lao Động, Hà Nội.

9. Quốc hội khóa XII (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/ 2010/QH12 ngày 16/06/2010.

10. NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, báo cáo hoạt động kinh doanh các năm.

11. Tạp chí tiền tệ 2013, 2014, 2015.

12. Tạp chí ngân hàng, thời báo ngân hàng các năm 2013, 2014, 2105. 13. Các website:

www.msb.com.vn www.vneconomy.vn www.Sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu 1308 phát triển tín dụng cá nhân tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 92)