Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1311 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 88)

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam vẫn còn không ít những hạn chế đang tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV.

> Số lượng khách hàng là DNNVV còn chưa tương xứng với tiềm năng của Vietcombank chi nhánh Hà Nam. Mặc dù tỷ trọng khách hàng là DNNVV trên tổng số khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng thực tế vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với số doanh nghiệp trên địa bàn.

> Vietcombank chi nhánh Hà Nam vẫn chưa thực sự quan tâm phát triển tín dụng cho vay đối với khách hàng là DNNVV mới, mà chủ yếu vẫn là cho vay đối với các DN đã có quan hệ với ngân hàng.

> Dư nợ tín dụng của đối tượng khách hàng DNNVV chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, và chủ yếu vẫn tập trung vào các DN lớn, các tập đoàn kinh tế. Hầu hết các DNNVV muốn vay vốn đều phải có TSBĐ hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba, trong khi TSBĐ là vấn đề mà hầu hết các DNNVV đều khó khăn.

> Danh mục sản phẩm tín dụng đối với DNNVV còn ít chưa đa dạng, chưa phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Với nhu cầu vay vốn đa dạng của DN cả vốn ngắn hạn và vốn dài hạn, trong khi các sản phẩm mà ngân hàng cũng cấp cho DN lại rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của DN. Sản phẩm mà ngân hàng đưa ra để phục vụ các đối tượng khách hàng là DNNVV chỉ là những sản phẩm tín dụng đơn giản phổ biến. Vì vậy ngân hàng cần phải đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ để đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

❖ Từ phía ngân hàng

Một là, điều kiện cho vay các DNNVV còn khá chặt chẽ, các khoản tín dụng hầu hết đều phải có tài sản bảo đảm. Các TSBĐ mà ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam nói riêng chấp nhận là những tài sản dễ phát mại, hạn chế tài sản hình thành từ vốn vay. Mặt khác, do tâm lý ngại rủi ro khi cho vay trung dài hạn đối với DNNVV nên việc cho vay trung dài hạn còn nhiều hạn chế. Điều này cũng gây nhiều khó khăn cho các DNNVV khi xin vay vốn.

64

thủ tục, điều kiện, giầy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian làm lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian đánh giá thực hiện các bước của quy trình

tín dụng DNNVV vẫn giống như cho vay doanh nghiệp lớn, cho nên ngân hàng vẫn ưu tiên giải quyết các dự án có quy mô lớn hơn.

Ba là, các ngân hàng cũng phải cạnh tranh với nhau và với các nguồn tài chính khác trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chẳng hạn như các quỹ đầu tư tư nhân, cá nhân cho vay, nguồn tài chính từ các thành viên gia đình, bạn bè của chủ doanh nghiệp và các nguồn tài chính không chính thức khác. Điểm yếu của các nguồn tài chính không chính thức này là quy mô nguồn vốn nhỏ, chi phí vay thường cao hơn lãi suất ngân hàng, còn điểm mạnh của chúng là thủ tục nhanh chóng, chủ yếu dựa vào quan hệ quen biết cá nhân, và hình thức giải ngân đa dạng, đáp ứng yêu cầu kịp thời về tiền mặt của các doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng phát triển tín dụng DNNVV của Vietcombank chi nhánh Hà Nam.

Bốn là, việc thu thập, khai thác và sử dụng thông tin từ các nguồn tại Vietcombank chi nhánh Hà Nam còn nhiều hạn chế. Ngay cả khi thu thập thông tin cũng chưa chọn lọc và có nhiều khó khăn. Các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được chỉ là những thông tin manh mún, chủ yếu là lấy từ phía khách hàng mà không có sự đi sâu đi sát vào thực tế nên mang tính chủ quan rất lớn, cộng với sự phân tích thông tin chưa kỹ lưỡng dẫn đến những khó khăn trong quá trình thu nợ sau này. Mặt khác việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm cho Vietcombank chi nhánh Hà Nam khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó cản trở việc ra quyết định cho vay. Ngân hàng thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra các quyết định cho

vay. Điều này làm tăng tính rủi ro của các khoản vay, do đó các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam nói riêng có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý.

Năm là, công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng chưa chú trọng vào việc thực hiện các chính sách marketing cụ thể hướng vào các DNNVV, ngân hàng cũng chưa chú trọng phát triển, đa dạng hóa loại hình cho vay cũng như các dịch vụ đi kèm đối với DNNVV. Hầu như các cán bộ ngân hàng còn thiếu các kĩ năng marketing tại Vietcombank chi nhánh Hà Nam. Vì thế, họ thiếu chủ động trong việc tiếp cận khách hàng mới, cũng như thực hiện công tác tiếp thị cho ngân hàng của mình, cho rằng đó chỉ là việc của cán bộ tiếp thị. Công tác marketing chưa được coi trọng đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Sáu là, đội ngũ nhân viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích và thẩm định khoản vay dẫn đến làm tăng thời gian thẩm định hồ sơ, giải ngân khoản vay.

* Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, môi trường kinh tế của Việt Nam còn chưa thực sự ổn định, hành lang pháp lý cùng các quy định do nhà nước ban hành còn nhiều điểm bất cập chồng chéo, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng trong việc thực hiện.

Thứ hai, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều những biến động. Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn. Kinh tế trong nước giai đoạn 2014-2017 cũng đang còn nhiều khó khăn: thị trường bất động sản vừa trải qua giai đoạn đóng băng, thị trường chứng khoản ảm đạm, ngành ngân hàng

66

thì cũng nóng lên với những thương vụ sáp nhập NHTM, NHNN mua lại những ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng.. .Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung đều không mấy khả quan, chi phí đầu vào tăng trong khi đó các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn do Việt Nam đã gia nhập WTO nên nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả đã bị phá sản dẫn đến không thể trả được nợ cho Ngân hàng. Vì vậy, sự mở rộng đầu tư của các NHTM nói chung và phát triển tín dụng trung và dài hạn nói riêng đối với DNNVV bị hạn chế. Thành công kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô trong năm 2017 đã phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế và sự suy kiệt của hàng chục nghìn doanh nghiệp. Theo Tổng cục thống kê năm 2017 số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn, ở mức 38.869 đơn vị.

Thứ ba là từ phía DNNVV:

- Do năng lực của các DNNVV được thể hiện ở năng lực quản lý và năng lực lập, trình bày dự án còn hạn chế.

Năng lực quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh của DN kém hiệu quả, nên nhiều DNNVV khó khăn trong việc trả nợ. Đây là một hạn chế đã được đề cập trong phần các đặc điểm của các DNNVV. Nhiều DNNVV được hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, trình độ còn thấp.làm cho doanh nghiệp không có được những kế hoạch phát triển mang tính chiến lược, không phản ứng nhanh trước biến động của thị trường, của đối thủ cạnh tranh.. .Do đó các sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ trên thị trường, công việc làm ăn không đạt hiệu quả như mong muốn, không đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng.

Tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, các phương án kinh doanh được coi là một yếu tố then chốt trong việc ra các quyết định liên quan đến hồ sơ xin vay của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường yếu về kỹ năng quản lý và tài chính nên việc xây dựng các

phương án kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các giai đoạn phát triển và kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận các khoản vay vốn từ ngân hàng.

Ngoài ra, năng lực lập và trình bày dự án sản xuất kinh doanh của DNNVV còn hạn chế. Một số doanh nghiệp lập phương án kinh doanh còn mang nặng tính chủ quan, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy. Nội dung của phương án được thiết lập sơ sài, thiếu thuyết phục đối với ngân hàng. Các yếu tố về vốn, doanh thu dự kiến, chi phí cố định, chi phí biến đổi. chưa tính toán rõ ràng, gây mất thời gian để bổ sung, hoàn thiện, làm khó khăn cản trở cho công tác thẩm định tín dụng, kéo dài thời gian cấp tín dụng. Chính vì vậy đã làm cho các doanh nghiệp bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh, các cán bộ tín dụng lại có tâm lý e ngại khi cấp tín dụng cho DNNVV.

- Do khả năng đáp ứng các yêu cầu để được cho vay của các DNNVV còn kém.

Cho đến thời điểm hiện tại phần lớn thủ tục cho vay đối với các DNNVV của Vietcombank chi nhánh Hà Nam là dựa trên tài sản bảo đảm. Trong khi đó nhiều DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, điều kiện nhà xưởng máy móc thiết bị còn lạc hậu, giá trị thấp hoặc tài sản bảo đảm (chủ yếu là đất) thường không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng, thiếu những giấy tờ cần thiết liên quan làm cơ sở pháp lý để Ngân hàng xem xét cho vay.nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm của Vietcombank chi nhánh Hà Nam.

- DNNVV thiếu minh bạch trong hoạt động. Có một thực tế là hầu hết các DNNVV không có báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình thực tế, hệ thống sổ sách kế toán và phương pháp hạch toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, thiếu chính xác và minh bạch. Mà các thông tin tài chính lại là cơ sở cốt yếu cho việc ra quyết định cho vay

68

của ngân hàng

- Nhiều DNNVV đã sử dụng vốn sai mục đích, không phù hợp với những điều kiện trong hợp đồng tín dụng đã ký với Vietcombank chi nhánh Hà Nam gây nên nguy cơ phát sinh nợ quá hạn. Trong thực tế có một số các DNNVV có tư tưởng sử dụng vốn vay vào mục đích trục lợi cá nhân hoặc đầu tư vào những ngành nghề bất hợp pháp. Những khoản vay đó tất yếu sẽ trở thành những khoản nợ xấu nếu không được sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên và có những biện pháp kịp thời của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó nhiều DNNVV lại có hiện tượng dây dưa, chần chừ trong việc trả nợ cho ngân hàng, gây nên ảnh hưởng không tốt với Vietcombank chi nhánh Hà Nam, giảm chất lượng tín dụng.

- Uy tín của các DNNVV còn thấp. Các DNNVV Viêt Nam ít có uy tín trên thị trường, chủ yếu là làm ăn nhỏ lẻ nên khó tạo lòng tin đối với cán bộ ngân hàng. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều khi doanh nghiệp phải chấp nhận những điều kiện mua bán bất lợi về giá cả, phương thức thanh toán, việc mua bán chịu diễn ra khá phổ biến dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không thu được tiền hàng đúng hạn, không trả được nợ cho ngân hàng. Khoản vay bị chuyển thành quá hạn, doanh nghiệp phải chịu phạt, Ngân hàng bị gia tăng nợ quá hạn, tăng nguy cơ rủi ro, làm giảm chất lượng tín dụng.

- Quy mô hoạt động của các DNNVV vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phân tán. Trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm của các doanh nghiệp này khó cạnh tranh trên thị trường, nhất là với các doanh nghiệp lớn. Thực tế hoạt động của DNNVV đã gây ấn tượng không tốt đối với ngân hàng, từ đó cũng khó khăn trong việc vay vốn của DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam ở trên đã cho ta thấy công tác phát triển tín dụng đối với DNNVV của đơn vị đang được đẩy mạnh và có những chuyển biến khá tích cực, đạt được nhiều thành tích nhất định. Song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây trở ngại cho công tác mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Vietcombank chi nhánh Hà Nam. Chính vì thế cần phải có những giải pháp để có thể giải quyết, khắc phục được những hạn chế đó để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đối với các DNNVV an toàn, hiệu quả.

70

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu 1311 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 88)