Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu 1311 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 109)

Môi trường vĩ mô là nhân tố tác động khách quan đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt đương nhiên phải có một môi trường kinh doanh tốt, cạnh tranh bình đẳng. Vừa qua nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bằng các nỗ lực về chính sách ưu đãi của Nhà nước tình hình đã có những cải thiện nhất định, nhưng việc củng cố và tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, theo hướng phát triển bền vững vẫn luôn được quan tâm hàng đầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

> Cần xây dựng hệ thống pháp luật một cách đồng bộ tạo ra môi trường và hành lang pháp lý ổn định, minh bạch cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

> Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV trong việc thành lập, đăng ký kinh doanh, lập và thực hiện các dự án đầu tư...

90

> Tiếp tục cải cách chính sách thuế theo hướng bảo đảm tính ổn định và công bằng, đơn giản hóa hệ thống thuế, cụ thể hóa các ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế...

> Thực hiện tốt và cải cách chính sách thông thoáng hơn trong việc cấp đất hay thuê đất đối với DNNVV, cải tiến hệ thống cấp phép đối với việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất tránh quan liêu, tiêu cực.

> Các cơ quan có thẩm quyền cần hỗ trợ các DNNVV trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

> Chính phủ củng cố và phát triển các quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương tạo điều kiện cho các DNNVV trong vay vốn. Đồng thời trong trường hợp các DNNVV gặp phải rủi ro không trả nợ được nợ vay ngân hàng thì các quỹ bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ thay và có sự bảo đảm từ các bên.

> Chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV vay vốn ngân hàng. Đây là một trong những chính sách có tác động trực tiếp tới các DNNVV nhằm giúp các DN vượt qua khó khăn nhưng số lượng doanh nghiệp có thể đáp ứng được các thủ

tục, điều kiện vay vốn cũng vẫn rất ít. Do đó, chính phủ cần thành lập ban giám sát nhằm theo dõi giám sát thường xuyên hiệu quả hoạt động trong thực tế của chính sách để kịp thời bổ sung, sửa đổi những điều chưa hợp lý.

> Thành lập quỹ phát triển DNNVV nhằm để trợ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phát triển sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, cũng như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khi thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của nhà nước.

> Ngoài các chính sách kinh tế, nhà nước cũng cần tổ chức các khóa đào tạo cho các DNNVV về công tác tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập. Tổ chức các khóa đào tạo như vậy có thể giúp các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, tăng mối quan hệ đầu tư, hợp tác kinh doanh.

cho thấy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đặc biệt là quy mô phát triển tín dụng đã vượt ngoài khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng và năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín dụng của CIC. Chính NHNN cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng thì một cơ quan như CIC chưa thể

đáp ứng đầy đủ được. Việc ra đời các trung tâm tín dụng tư nhân có thể bổ sung cho các trung tâm tín dụng công bằng cách mở rộng diện thu thập và lưu

trữ thông tin vay nợ sang nhiều loại đối tượng, công ty và cá nhân mà trung tâm tín dụng công hiện nay không đảm nhận hết.

Một phần của tài liệu 1311 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 109)