Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/06/2009 về trợ giúp và phát triển DNNVV, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu “Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao năng lực pháp lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển SXKD, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động”.
Phát triển tín dụng đối với DNNVV đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, nó mang lại lợi ích
72
lớn đối với ngân hàng, không chỉ tăng cường sự hiện diện và gia tăng thị phần của các ngân hàng, mà nó còn giúp đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng, phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao.
Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước cũng như định hướng của VCB, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam cũng có những chủ trương chính sách phát triển tín dụng đối với DNNVV. Về định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam trong thời gian tới được cụ thể hóa ở những nội dung cơ bản sau:
- Tiếp tục cơ cấu lại dư nợ theo hướng phát triển tín dụng đối với các DNNVV trên cơ sở phát triển tín dụng một cách có chọn lọc, tăng dư nợ nhưng vẫn bảo đảm phương châm: “An toàn - Hiệu quả”.
- Tập trung sàng lọc khách hàng, duy trì và phát triển tín dụng với các doanh nghiệp vay vốn truyền thống, tín nhiệm tại Vietcombank chi nhánh Hà Nam; đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các DNNVV có tình hình tài chính lành mạnh, SXKD ổn định, hiệu quả.
- Tăng cường sửa đổi, tháo gỡ những điểm bất hợp lý để không ngừng hoàn thiện quy chế bảo đảm tiền vay nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi nợ.
gian giải quyết món vay nhanh nhất là quá trình thẩm định, tạo điều kiện
thuận lợi
cho DNNVV có thể dễ dàng vay được vốn của Ngân hàng để SXKD.
- Tăng cường triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng có lợi thế, phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với khách hàng.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và tích cực đi tiếp cận khách hàng để nắm bắt các nhu cầu và thu thập các thông tin nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp và Ngân hàng đồng thời đưa ra các kiến nghị đề nghị tăng dư nợ và hạn chế rủi ro.
- Chủ động nắm bắt diễn biến lãi suất thị trường trong nước, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất ưu đãi phù hợp đối với chính sách khách hàng trong đó chú trọng những khách hàng có số dư tiền gửi, tiền vay lớn.
Để thực hiện được các định hướng phát triển trên, Vietcombank chi nhánh Hà Nam cần khắc phục được các hạn chế trong hoạt động kinh doanh và phát triển tín dụng DNNVV.