Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 1311 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 114)

❖ Chấp hành nghiêm chỉnh luật doanh nghiệp, kế toán và các quy định về tài chính, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, cung cấp thông

tin chính xác và kịp thời cho các TCTD khi có yêu cầu. Bảo đảm tình hình tài chính minh bạch, báo cáo tài chính đầy đủ thông tin, độ chính xác cao để giúp ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng hơn trong việc thẩm định, tạo sự tin tưởng cho ngân hàng.

❖ Cần phải xây dựng phương án kinh doanh khả thi: nâng cao khả năng lập dự án, chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay của ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

❖ Sử dụng vốn vay ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng tín dụng, kinh doanh trung thực, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn để có khả năng trả nợ cho ngân hàng, giữ được uy tín và mối quan hệ với ngân hàng.

❖ Cần nâng cao hiểu biết về pháp luật và cơ chế chính sách về hoạt động của DNNVV. Tận dụng những điều kiện thuận lợi mà chính phủ và nhà nước đưa ra để phát triển doanh nghiệp.

❖ Chủ động sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng: các sản phẩm tín dụng, thanh toán, sản phẩm hỗ trợ tư vấn quản lý tài chính, lập dự án kinh doanh.. .Từ đó tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng, tạo dựng niềm tin cho ngân hàng thì cơ hội phát triển tín dụng sẽ nâng cao.

❖ Nâng cao quy mô vốn tự có để đáp ưng các yêu cầu về vốn chủ sở hữu, TSBĐ khi đến vay ngân hàng. Không ngừng đổi mới công nghệ, chú trọng đến chất lượng hàng hóa để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

❖ Nâng cao năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp và ban quản trị, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên. Đổi mới và nâng cao trình độ quản trị điều hành doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ hệ thống lý luận và thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị của cá nhân tôi nhằm phát triển tín dụng đối với các DNNVV tại Vietcombank chi nhánh Hà Nam. Đây là ý kiến chủ quan nhưng tôi hy vọng các giải pháp nêu ra có thể phần nào phù hợp với Vietcombank chi nhánh Hà Nam, giúp chi nhánh có thể phát triển hơn về mảng tín dụng DNNVV.

KẾT LUẬN

Bước vào thời kỳ mới, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Những yêu cầu mới đặt ra trong việc phát triển kinh tế, xã hội nhanh hơn và bền vững hơn đang đòi hỏi doanh nghiệp nước ta trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt. Trong đó các DNNVV ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong điều kiện hội nhập thế giới và toàn cầu hóa. Vì vậy, phát triển tín dụng đối với DNNVV là một việc làm hết sức cần thiết, là động lực khuyến khích các DNNVV mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Quá trình làm việc tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam tôi thấy hoạt động cho vay đối với các DNNVV còn chưa nhiều do còn một số vướng mắc như đã trình bày ở trên. Vì vậy, việc phát triển hoạt động tín dụng DNNVV là một điều vô cùng cần thiết, mang tính chiến lược đối với chi nhánh Hà Nam. Để thực hiện được điều đó trong nền kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của Ngân hàng, doanh nghiệp và có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, của hiệp hội các DNNVV.

Với sự nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị em cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam cùng cô hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Nhưng do những han chế về năng lực, nhận thức về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tế nên luận văn sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự phê bình, góp ý chân thành của các thầy cô cũng như tập thể cán bộ nhân viên Vietcombank chi nhánh Hà Nam để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV

2. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 22/2010/NQ-CP ngày 05/05/2010 về trợ giúp phát triển DNNVV.

3. Chính phủ (2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 về quy định chi tiết một số điều của luật hô trợ danh nghiệp nhỏ và vửa.

4. Quốc hội (2017), Luật số: 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 “Luật doanh nghiệp”

5. Quốc hội (2017), Luật số: 04/2017/QH14 ngày 12/06/2017 “Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ”

6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.

7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Quyết định số 228/QĐ- NHNT.HĐQT ngày 02/10/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành Quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về cho vay đối với khách hàng.

8. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2008), Quyết định số 36/QĐ- NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành Quy trình tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011), Quyết định số 30/QĐ-NHNT.CSTD ngày 20/01/2011 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành Hướng dân thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng.

10.Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức

97

trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

77.Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về việc ban hành Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

12.Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng sô 47/2010/QH12 thông qua ngày 26/06/2010.

17.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (2016), Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017.

15.PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

16.Luận văn thạc sỹ “ Phát triển cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính ” (2016) của tác giả Nguyễn Thị Lệ - Trường đại học Kinh tế, đại học quốc gia

17.Luận văn thạc sỹ: “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây”

(2011) của tác giả Nguyễn Thị Hoàn - trường đại học kinh tế quốc dân

18.“Nhu cầu tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng” của tác giả TS. Phạm Lê Thông - Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Tố Như - Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Long đăng trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 80 tháng 12/2012

Một phần của tài liệu 1311 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 114)