Vai trò và yêu cầu của công táccưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu 1333 quản lí nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 39)

1.3.3.1. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế

Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là hai mặt tác động và bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Quản lý nợ thuế có vai trò quản lý, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế, theo dõi quản lý nợ để đảm bảo số nợ thuế của đối tượng nộp thuế chính xác. Cưỡng chế nợ thuế căn cứ vào số liệu nợ từ công tác quản lý nợ để tác động vào tình hình tuân thủ của đối tượng nộp thuế một cách phù hợp và tiết kiệm chi phí tối đa. Chính vì vậy, cưỡng chế thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói chung đạt hiệu quả, vai trò của công tác cưỡng chế được thể hiện như sau:

Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế thực hiện nghiêm pháp luật thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước.

Thứ hai, thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì còn không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thuế lại chưa có biện pháp, các chế tài đủ mạnh và có hiệu quả để thu đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Do đó, dẫn đến hiện tượng cố tình không nộp thuế đúng hạn, lợi dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước để nhằm chiếm đoạt vốn nhà nước, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, giữa các thành phần kinh tế. Chính vì lẽ đó, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế.

Thứ ba, trước đây do hậu quả của nền kinh tế tập trung bao cấp để lại, nền kinh tế là tự cấp tự phát, bên cạnh việc hầu hết ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế kém, tình trạng trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tham nhũng xảy ra tại các công ty thuộc sở hữu của nhà nước tràn lan đã ăn sâu vào ý thức của người dân. Chính vì vậy, cho đến nay khi đất nước đổi mới, nền kinh tế phát triển không ngừng nhưng một bộ phận không nhỏ người nộp thuế vẫn giữ thói quen cũ, cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, lợi dụng các kẽ hở của cơ chế, chính sách để trốn thuế, tránh thuế gây thất thu ngân sách, hiện tượng coi thường pháp luật thuế diễn ra ở nhiều nơi, nhiều đối tượng. Còn về phía cơ quan quản lý thuế thì chưa có biện pháp, chế tài đủ mạnh để có ý nghĩa răn đe, giáo dục người nộp thuế. Do đó, cùng với các chế tài xử phạt khác thì cưỡng chế thuế có vai trò giáo dục, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần quản lý thuế có hiệu quả, đảm bảo hiệu lực của bộ máy công quyền nhà nước.

1.3.3.2. Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế

được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và các yêu cầu cụ thể. Cưỡng chế nợ thuế là việc áp dụng các biện pháp, chế tài xử lý của cơ quan quản lý thuế nhằm mục đích thu đúng, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Do vậy, công tác cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Yêu cầu này đòi hỏi các quyết định cưỡng chế thuế khi ban hành phải đảm bảo được thực hiện một cách thống nhất từ cấp trung ương tới địa phương. Tránh xảy ra tình trạng một quyết định hành chính về cưỡng chế thuế khi ban hành không được thực hiện do các nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan thuế như ban hành không chính xác về số tiền nợ hoặc không chính xác tên đối tượng nợ, sẽ dẫn đến phản ứng từ đối tượng nợ thuế. Việc ban hành các quyết định hành chính nếu không được thi hành sẽ làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền. Chính vì vậy, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước là yêu cầu tất yếu trong công tác cưỡng chế thuế của cơ quan thuế, góp phần đảm bảo minh bạch trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

Thứ hai, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế hành chính thì cơ quan thuế phải đảm bảo chi phí cưỡng chế là tối thiểu. Mặt khác, quyết định cưỡng chế khi ban hành phải đảm bảo đầy đủ thẩm quyền của cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụ của người nợ thuế, chi phí của người nợ thuế khi thực hiện cưỡng chế được giảm đến tối thiểu... Trước khi ban hành một quyết định cưỡng chế thì cơ quan thuế phải tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế thuế như thời gian cưỡng chế, địa điểm thi hành, hình thức cưỡng chế. để công tác cưỡng chế đạt hiệu quả nhất. Cơ quan thuế cần cân nhắc thật kỹ lưỡng đối với từng trường hợp nợ thuế, trường hợp nào thì cần cưỡng chế theo hình thức nào, thời gian nào, ví dụ như một đối tượng nợ thuế là 30 triệu đồng thì biện pháp tịch thu tài sản là không thích hợp, do chi phí cao mà hiệu quả lại thấp. Hay một đối tượng nợ 30 tỷ đồng thì biện pháp dừng bán hoá đơn hay biện pháp trích tài khoản tiền gửi sẽ đem lại hiệu quả tối ưu. các vấn đề trên đặt ra yêu cầu cho việc cưỡng chế phải đảm

bảo tính hiệu quả khi thực hiện.

Thứ ba, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế cơ quan thuế góp phần nâng cao tính hiệu lực của pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu 1333 quản lí nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w