Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 1333 quản lí nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 44 - 47)

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ quản lý nợ và cưỡng chế thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Các tiêu chí này gồm:

1.5.1.1. Chỉ tiêu 1 - Tỷ lệ tổng nợ quá hạn trên số thuế thu được hàng năm

Tổng số thuế nợ quá hạn không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên số thu được hàng năm. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm. Đồng thời, cho biết khả năng thu nợ của từng địa phương trên tổng số thu ngân sách hàng năm tăng lên hay giảm đi, so sánh tỷ lệ thực hiện năm nay với thực tế các năm trước đó sẽ giúp cho cơ quan thuế cấp trên có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo thu nợ tại địa phương đó. Theo thống kê tại Tổng cục Thuế, tỷ lệ này có mức trung bình là 5%, nếu nợ quá hạn trên tổng số thu ngân sách hàng năm trên 5% thì có hai trường hợp xảy ra: nợ quá hạn tăng lên hoặc số thu ngân sách giảm đi, trường hợp cả hai cùng giảm thì tốc độ giảm của nợ quá hạn chậm so với tốc độ giảm của thu ngân sách. Qua đó, cơ quan quản lý thuế sẽ có những biện pháp kịp thời để chấn chỉnh công tác quản lý thuế, tránh buông lỏng quản lý để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

1.5.1.2. Chỉ tiêu 2 - Tỷ lệ nợ thuế quá hạn không có khả năng thu trên tổng nợ quá hạn

Theo các cách phân loại như đã đề cập tại các phần trên, trong nhóm các khoản nợ quá hạn, người ta lại phân ra các loại nợ khác nhau như nợ quá hạn có khả năng thu, nợ quá hạn không có khả năng thu ... Việc theo dõi tỷ lệ các trường hợp nợ thuế quá hạn không có khả năng thu được không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số nợ quá hạn tăng lên hay giảm đi cũng rất quan trọng đối với cơ quan

thuế, tỷ lệ này được tính trên số lượng các khoản nợ không có khả năng thu, cách tính này sẽ chính xác hơn nếu tính theo giá trị bằng tiền của các khoản nợ. Thông thường tỉ lệ nợ này năm sau thấp hơn năm trước thì hiệu quả của công tác thu nợ được nâng cao hơn, nếu tỉ lệ này năm sau cao hơn thì công tác quản lý đôn đốc nợ cần được tăng cường và có các biện pháp cưỡng chế phù hợp. Do đó, tỷ lệ các trường hợp nợ thuế quá hạn không có khả năng thu được không vượt quá một tỷ lệ nhất định là một tiêu chí cần thiết để đánh giá hiệu quả công tác thu nợ nói riêng và quản lý nợ, cưỡng chế thuế nói chung.

1.5.1.3. Chỉ tiêu 3 - Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn

Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp, cho biết khoảng thời gian trung bình của một khoản nợ từ khi phát sinh đến khi được nộp vào ngân sách nhà nước.

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tổng số ngày thực tế phát sinh của tất cả các

Tuổi nợ bình quân khoản nợ quá hạn

(tmh theo ngày) = Tổng số khoản nợ quá hạn

1.5.1.4. Chỉ tiêu 4 — So sánh với tỷ lệ chi phí hành chính hàng năm dùng cho chương trình thu nợ thuế quá hạn

So sánh tỷ lệ chi phí hành chính hàng năm dùng cho chương trình thu nợ thuế quá hạn với tỷ lệ phần trăm của số thuế quá hạn thu hồi trên tổng nợ quá hạn mỗi năm. Công thức tính tỷ lệ chi phí hành chính như sau:

Tổng chi phí thực tế dùng cho thu nợ

Tỷ lệ chi phí = --- x 100% hành chính

Tổng số tiền nợ quá hạn trong năm

Qua tiêu chí này, cơ quan thuế có thể nhận thấy hiệu quả về chi phí khi thực hiện các biện pháp thu nợ cao hay thấp, so sánh với năm trước để đánh giá qua đó nghiên cứu cải tiến các thủ tục khi thực hiện biện pháp thu nợ đảm bảo chi phí thấp và hiệu quả thu nợ tối đa.

1.5.1.5. Chỉ tiêu 5 - Số trường hợp nợ thuế quá hạn thu được mỗi năm

Số trường hợp nợ thuế quá hạn thu được mỗi năm. Chỉ tiêu này cho biết số lượng các trường hợp nợ thu được qua từng năm, so sánh chỉ tiêu này năm nay với các năm trước để đánh giá được hiệu quả của công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

Ngoài các tiêu chí nói trên, còn có một số tiêu chí khác có thể nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của công tác thu nợ như: số lượng các cuộc cưỡng chế đã được thực hiện so với số tiền thuế thu được, số tiền thuế nợ thu được qua từng năm so với số thu ngân sách, số nợ thuế đến cuối năm không quá một tỷ lệ nhất định so với tổng số thu thực hiện của năm.

1.5.1.6. Chỉ tiêu 6 — Tỷ lệ thành công các trường hợp phải cưỡng chế

Tỷ lệ áp dụng thành công các trường hợp phải cưỡng chế/ Tổng số đối tượng đã thực hiện cưỡng chế thuế. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của các trường hợp đã thực hiện cưỡng chế thuế đã thực hiện trong năm như thế nào để từ đó có thể đánh giá hiệu quả của công tác này qua từng năm.

1.5.1.7. Chỉ tiêu 7 — Tỷ lệ chi phí cưỡng chế

So sánh tỷ lệ chi phí cưỡng chế qua từng năm để xem xét chi phí thực tế mà cơ quan thuế đã phải bỏ ra để thực hiện các cuộc cưỡng chế và kết quả mang lại từ các cuộc cưỡng chế này có hiệu quả như thế nào để từ đó có các biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tổng chi phí thực tế dùng cho cưỡng chế thuế

Tỷ lệ chi phí = ---ɪ-ɪɪ--T-ɪ-—ụ--- x 100% Tổng số tiền nợ thu được trong năm

cưỡng chế

Mặc dù có thể tính toán cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ ràng hiệu quả kinh tế của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, bởi việc quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau trong từng thời kỳ. Do đó, bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, như vậy mới thấy rõ được tiến bộ của từng khâu trong quản lý nợ để có

biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Một phần của tài liệu 1333 quản lí nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w