3.3.2.1. Điều chỉnh qui định về trình tự thanh toán tiền thuế, tiền nợ
Như đã phân tích ở trên, việc qui định trình tự thanh toán tiền thuế, tiền nợ: tiền
thuế truy thu, tiền thuế nợ, tiền thuế phát sinh, tiền phạt không tạo điều kiện cho NNT
trong việc thanh toán nghĩa vụ với NSNN. Nhiều trường hợp NNT gặp khó khăn về tài
chính và cố gắng để hoàn thành nghĩa vụ mới phát sinh với NSNN. Tuy nhiên, do qui
định nêu trên nên số tiền NNT nộp vào NSNN tự động được trừ cho số nợ cũ và vẫn bị
nợ và bị tính phạt trên số thuế mới phát sinh. Hơn nữa, theo qui định hiện nay của Cục
thuế TP Hà Nội thì các phòng kiểm tra sẽ có trách nhiệm đôn đốc, quản lý các khoản nợ có thời hạn dưới 90 ngày, các phòng thanh tra có trách nhiệm đôn đốc, quản lý các
khoản nợ phát sinh từ các quyết định thanh tra, kiểm tra có thời hạn dưới 30 ngày. Phòng Quản lý nợ & CCNT chỉ quản lý các khoản nợ có thời hạn từ 90 ngày trở lên và
các khoản nợ phát sinh từ các quyết định thanh tra, kiểm tra có thời hạn trên 30 ngày.
Do đó, theo đúng như trình tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt như trên thì sẽ rất khó đánh giá hiệu quả công tác của từng phòng, ban chức năng trong việc đôn đốc thu nợ.
Khi phòng kiểm tra đôn đốc để NNT nộp khoản nợ mới phát sinh thì khoản tiền này sẽ
được tự động trừ cho khoản nợ cũ và vẫn tính nợ trên khoản thuế mới phát sinh. Do đó,
rất khó đánh giá hiệu quả công tác quản lý.
nộp, tổng số thuế nợ của NNT nhưng nó không phản ánh đúng nỗ lực và động thái nộp thuế của doanh nghiệp. Dễ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp đã cố gắng để thanh toán tiền thuế nhưng vẫn bị đánh giá là trây ỳ, dây dưa, không có ý thức trong chấp hành nghĩa vụ thuế do có số thuế nợ đọng từ quá khứ. Do đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong chấp hành nghĩa vụ thuế, để đánh giá đúng tính tuân thủ pháp luật của NNT và để thuận lợi trong việc đánh giá chất lượng công tác của từng phòng, ban trong công tác quản lý nợ thuế thì nên đề xuất để thay đổi trình tự thanh toán tiền thuế nợ, tiền phạt. Hoặc nếu giữ nguyên trình tự thanh toán này thì nên qui định cho khoanh lại số nợ cũ, không tính phạt và không trừ số tiền NNT nộp mới vào khoản nợ cũ đó. Có thể qui định khoanh lại những khoản nợ đã quá 5 năm để không tính phạt và không tính bù trừ với những khoản tiền thuế NNT mới nộp vào NSNN. Và NNT cũng như CQT phải có trách nhiệm trình cấp trên để có biện pháp xử lý hợp lý với những khoản nợ đã được khoanh lại đó.
Qui định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN, giúp NNT dễ dàng đối chiếu, đánh giá số liệu thu nộp của đơn vị mình với số liệu theo dõi tại CQT. Ngoài ra còn giúp đánh giá đúng ý thức tuân thủ pháp luật của NNT và có ý nghĩa không nhỏ trong công tác quản lý nợ, không làm dầy nợ và đồng thời giảm số nợ đọng với các khoản nợ mới phát sinh.
3.3.2.2. Điều chỉnh qui định về mức tính phạt chậm nộp
Phạt chậm nộp là một trong những biện pháp để giảm thiểu số thuế nợ đọng. Tuy nhiên, phạt chậm nộp tiền thuế giống như “con dao 2 lưỡi”. Nếu được vận dụng hợp lý thì sẽ có tác dụng răn đe các đối tượng nợ thuế, tránh tình trạng nợ đọng tiền thuế. Tuy nhiên, nếu áp dụng không hợp lý thì không những không có tác động tích cực đối với công tác quản lý mà còn làm cho nợ thuế ngày càng dầy thêm và không có khả năng thu hồi. Do đó, việc qui định mức phạt chậm nộp hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Như đã phân tích ở trên, mức tính phạt chậm nộp 0,05% hiện nay chưa đủ răn đe đối với những ĐTNT cố tình trây ỳ, dây dưa, chiếm dụng tiền thuế của NSNN. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nợ để, đảm bảo biện pháp
phạt chậm nộp tiền thuế có ý nghĩa trong công tác quản lý nợ thuế thì theo tôi cần đưa ra một mức phạt chậm nộp cao hơn, tối thiểu là bằng mức lãi suất ngân hàng. Các chủ doanh nghiệp là những người hiểu hơn ai hết về giá trị thời gian của đồng tiền. Do đó, phải cho họ thấy việc nợ đọng tiền thuế không những không có lợi về mặt uy tín của doanh nghiệp mà kể cả về mặt kinh tế cũng không có lợi. Theo tôi, có thể xem xét đặt ra mức phạt chậm nộp linh hoạt theo mức lãi suất cho vay tối thiểu của NHNN qui định. Qui định này không những đảm bảo mức phạt chậm nộp không thấp hơn mức lãi suất ngân hàng để các doanh nghiệp có thể lợi dụng chiếm dụng tiền thuế của NSNN để phục vụ các mục đích khác, đồng thời có thể đảm bảo mức phạt biến đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường và sự thay đổi của lãi suất ngân hàng.
Tuy nhiên, khi qui định mức tính phạt chậm nộp cao hơn và nếu việc phạt chậm
nộp không áp dụng đúng đối tượng thì có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công tác quản lý nợ. Không những không răn đe đúng đối tượng mà còn làm nợ đọng thuế tăng
cao. Do đó, cần xem xét lại diện tính phạt chậm nộp hợp lý để tránh việc tính phạt chậm nộp với những khoản nợ hoàn toàn không có khả năng thu hồi, tính phạt với những đơn vị không có nguồn lực để nộp thuế... Trước mắt có thể kiến nghị Bộ Tài chính không tính phạt chậm nộp đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do
nguyên nhân khách quan như ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho doanh nghiệp,
thu hộ cho ngân sách bên thứ ba ở nước ngoài, doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng
âm (-) đang làm thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đồng thời thể hiện quan điểm bình đẳng giữa doanh nghiệp và nhà nước. Đối với người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng thì không xử
phạt chậm nộp số thuế còn nợ ngân sách tương ứng với số thuế đề nghị hoàn, vì thời gian xử lý hồ sơ hoàn thuế thường dài từ 15 đến 60 ngày làm việc. Tuy nhiên, để thực
hiện được giải pháp này thì cơ quan thuế cần phải ban hành các qui định cụ thể về các
tiêu chí đối với doanh nghiệp như thế nào thì được coi là có khó khăn về tài chính, tránh trường hợp lựa chọn theo ý chí chủ quan của một số cán bộ thuế. Nếu không lựa
chọn chính xác sẽ không công bằng cho người nộp thuế, người bị phạt, người không bị
phạt chậm nộp sẽ làm cho người nộp thuế mất lòng tin vào cơ quan thuế, đồng thời tạo
ra lỗ hổng để một bộ phận cán bộ thoái hoá lợi dụng để làm giàu cho bản thân, gây thất
thu ngân sách nhà nước.
3.3.2.3. Điều chỉnh qui định liên quan đến các khoản nợ khó thu và nợ chờ xử lý
Thực trạng của tình hình nợ thuế và thực tế hiện nay cho thấy, số nợ thuế tăng cao năm này qua năm khác nhưng cơ quan thuế không thể thu dứt điểm các khoản nợ
này, đồng thời cũng không thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế là do các quy định của biện pháp xử lý nợ thuế và phạt còn chưa hợp lý. Chẳng hạn như một người nộp thuế bỏ trốn, đã giải thể hay phá sản đã xác định là không có khả năng thu nhưng vẫn
phải theo dõi quản lý do chưa có quy định cho phép xoá nợ đối với khoản tiền nợ, tiền
phạt thuế này nên số nợ thuế ngày càng tăng cao mà không có biện pháp nào có thể giảm nợ được. Chính vì vậy, việc quy định rõ ràng về đối tượng, điều kiện, thủ tục để
xoá nợ các khoản tiền thuế, tiền phạt đến nay không còn đối tượng để thu nợ như đối với các đối tượng bỏ trốn, mất tích, các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không
làm các thủ tục giải thể phá sản đúng pháp luật, hộ kinh doanh đã ngưng nghỉ để giải quyết dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu là hoàn toàn cần thiết.
Đối với nợ thuế của doanh nghiệp có số nợ từ 5 năm trở lên, không còn hoạt động ở địa chỉ kinh doanh, không có tài sản để thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu
hồi nợ thì cần có cơ chế cho xoá nợ thuế. Tránh trường hợp, nợ ảo cũ và nợ mới phát sinh tăng sẽ không phản ánh thực chất của hiệu quả việc quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
Ngoài ra theo qui định hiện hành của qui trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
thì vẫn tiến hành ra thông báo nợ và phạt chậm nộp đối với nhóm nợ khó thu và nhóm
nợ chờ xử lý. Như đã phân tích ở trên, qui định này không thuận lợi với công tác quản
lý nợ thuế. Xét về mặt bản chất, nợ khó thu là khoản nợ của những doanh nghiệp chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, những doanh nghiệp không có khả năng thanh toán tiền thuế cho NSNN, còn nợ chờ xử lý thực chất là những khoản nợ đang chờ các quyết định miễn, giảm, xóa nợ... và nếu xử lý xong lại phải làm thủ tục điều chỉnh, xóa phạt
rất phức tạp mà trước đó số nợ lại tăng lên.
Do đó, theo tôi nên qui định không tính phạt chậm nộp đối với nhóm nợ khó thu
và nhóm nợ chờ xử lý. Tránh mất thời gian, công sức trong việc ra phạt rồi xóa phạt, tránh tình trạng dầy nợ không đáng có. Tuy nhiên, khi qui định không tính phạt chậm
nộp đối với nhóm nợ khó thu và nợ chờ xử lý thì đồng thời với đó chúng ta phải xem xét
lại qui định liên quan đến việc phân loại nợ thuế vào nhóm nợ khó thu và nhóm nợ chờ
xử lý. Cần qui định hồ sơ, thủ tục chặt chẽ hơn. Tránh tình trạng lợi dụng qui định
này để
không ra phạt với những khoản nợ thực chất không phải nợ khó thu, nợ chờ xử lý.
3.3.2.4. Qui định linh động hơn về việc điều chỉnh các khoản tiền thuế đã nộp NSNN nhưng sai sót
Trong thực tế hiện nay, số lượng khoản tiền thuế đã nộp NSNN nhưng bị sai sót: nhầm mục lục ngân sách, sai tài khoản, sai MST, sai kho bạc.... rất lớn, dẫn đến việc doanh nghiệp vừa có số nộp thừa, vừa có số thuế nợ ảo. Có những phòng kiểm tra thuế có số nộp sai tiểu mục lên đến hàng trăm tỷ đồng, hàng trăm doanh nghiệp nộp thuế sai tiểu mục, sai tài khoản... Do đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc điều chỉnh khoản tiền sai sót này có ý nghĩa vô cùng to lớn với công tác quản lý nợ thuế, giảm số nợ ảo, giảm nợ thuế, giúp đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nợ đọng thuế.
Tuy nhiên, theo qui định hiện hành, các khoản tiền thuế đã nộp vào NSNN nhưng có sai sót: sai mục lục ngân sách, sai tài khoản, sai chương... phải được phát hiện và điều chỉnh trước ngày 31/01 của năm sau. Đồng thời để được điều chỉnh những khoản sai sót này thì NNT phải làm công văn, làm giấy đề nghị điều chỉnh, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ gửi tại bộ phận một cửa. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, số lượng doanh nghiệp nhầm tiểu mục là rất lớn. Việc qui định thời hạn điều chỉnh là 31/01 của năm sau gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không biết mình đã nộp sai mục lục NSNN, sai chương, sai tài khoản nếu không được cơ quan thuế thông báo. Trong khi đó, một cán bộ thuế quản lý hàng trăm doanh nghiệp, do đó, không có đủ thời gian để rà soát tất cả số thu nộp của từng đơn vị để có thể phát hiện sai sót kịp thời. Do đó, việc qui định thời hạn điều chỉnh đó không thuận lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp phát sinh số thuế nhầm lẫn vào những kỳ cuối năm và không công bằng đối với các đơn vị cùng phát
sinh khoản thuế đã nộp NSNN có sai sót nhưng một đơn vị phát sinh ở thời điểm đầu năm và một đơn vị phát sinh vào thời điểm cuối năm.
Theo quan điểm của tôi, nên qui định thời gian điều chỉnh linh hoạt hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả công tác điều chỉnh nợ sai, nợ ảo. Có thể qui định thời hạn điều chỉnh là 5 - 6 tháng kể từ ngày phát sinh khoản thuế nộp NSNN nhưng có sai sót. Thời gian điều chỉnh linh động theo thời gian phát sinh sai sót vừa đảm bảo công bằng giữa các ĐTNT vừa đảm bảo NNT cũng như CQT có đủ thời gian để phát hiện, điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra về thủ tục liên quan đến việc điều chỉnh nợ sai, nợ ảo theo tôi cũng nên
linh động hơn. Thay vì từng NNT phải hoàn thiện hồ sơ và gửi qua bộ phận một cửa thì
có thể cho phép phòng QLN tập hợp danh sách các đơn vị có số thuế nợ sai, nợ ảo bộ
phận kiểm tra thuế, kê khai - kế toán thuế để điều chỉnh cho NNT và phòng QLN có trách nhiệm đôn đốc NNT hoàn thiện hồ sơ để điều chỉnh và nộp trực tiếp cho phòng QLN để phòng QLN gửi các phòng ban liên quan. Việc này có thể đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh nợ sai, nợ ảo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ.
Tuy nhiên cùng với việc qui định linh hoạt hơn về việc điều chỉnh nợ sai, nợ ảo thì chúng ta cũng phải tuyên truyền để NNT tự ý thức được trách nhiệm của mình khi kê khai, nộp thuế. Tránh kê khai nhầm lẫn dẫn đến nợ sai, nợ ảo và tốn công sức, thời gian để phát hiện, điều chỉnh.
3.3.2.5. Điều chỉnh các qui định liên quan đến cưỡng chế
Thực trạng tình hình cưỡng chế thuế theo phân tích ở chương 2 cho thấy những
tồn tại và hạn chế của công tác này thời gian qua. Số vụ cưỡng chế còn ít so với yêu cầu, một số biện pháp cưỡng chế còn chưa được thực hiện đầy đủ, đồng bộ. Chính vì vậy, cưỡng chế thuế chưa đạt được mục tiêu về tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật
thuế quy định. Cưỡng chế thuế chưa mang tính răn đe và chưa nâng cao ý thức tuân thủ
của người nợ thuế nên số nợ thuế thời gian qua chưa có xu hướng giảm.
Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần
hiện các biện pháp cưỡng chế phải thực hiện tuần tự từ biện pháp thứ nhất đến biện pháp thứ tám, qui định cứng nhắc nói trên đã dẫn đến hiệu quả của công tác cưỡng chế
mang lại thường không cao. Giả sử như biện pháp có hiệu quả và tiết kiệm chi phí khi
thực hiện tại cơ quan thuế là biện pháp đình chỉ sử dụng hoá đơn lại chỉ được thực hiện
ở biện pháp thứ 6, trong khi những biện pháp không khả thi và mất nhiều chi phí hành
chính như kê biên tài sản lại được thực hiện trước. Đây chính là bất cập của công tác cưỡng chế mà cơ quan thuế cần nghiên cứu sửa đổi. Do đó, cần thiết phải bỏ quy định
về trình tự thực hiện các biện pháp cưỡng chế để nâng cao hiệu quả của cưỡng chế nợ
thuế thời gian tới. Nên cho phép cơ quan thuế sau khi khảo sát, nắm bắt cụ thể tình