Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡngchế nợ thuế

Một phần của tài liệu 1333 quản lí nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 40 - 41)

Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt và độc lập với nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và bổ sung cho nhau. Quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế song hành và bổ sung lẫn nhau, điều này thể hiện qua các khía cạnh sau:

Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ thì cơ quan thuế xác định được những khoản nợ cần ưu tiên tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng... mục đích cuối cùng là thu đủ thuế vào ngân sách nhà nước.

Quản lý nợ tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc của cơ quan thuế đối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường giảm, khi số lượng nợ chuyển sang nợ khó thu giảm đi, nó sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng công việc cưỡng chế thuế, từ đó chi phí cưỡng chế thuế giảm đồng thời đạt được yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế thuế là tính hiệu quả khi chi phí cưỡng

chế của cơ quan thuế là thấp nhất và hiệu quả thu nợ là tối đa.

Ở chiều tác động ngược lại, việc cưỡng chế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số

tiền nợ thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang được theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm đi. Khi số lượng các khoản nợ giảm thì khối lượng công việc quản lý nợ cũng giảm, từ đó cơ quan thuế sẽ tập trung huy động nguồn lực vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Tóm lại, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có mối quan hệ tác động tương hỗ, do đó nghiên cứu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ cũng chính là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế. Vậy, hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thể hiện ra sao và theo các tiêu chí nào chính là những vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.

Một phần của tài liệu 1333 quản lí nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w