2.2.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế
Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì cơ quan thuế các cấp chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế. Do đó, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế được thực hiện riêng rẽ ở nhiều bộ phận khác nhau từ bộ phận tin học và kế toán thuế đến bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế. Do đó, ở giai đoạn này, luôn phát sinh chênh lệch về số liệu theo dõi nợ của từng doanh nghiệp giữa các bộ phận của cơ quan thuế. Những phát sinh chênh lệch nợ thuế này thường không được điều chỉnh kịp thời giữa các bộ phận dẫn đến việc theo dõi nợ thực tế không chính xác.
Kể từ thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, cùng với việc tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng, quản lý nợ và cưỡng chế thuế đóng vai trò là một chức năng quan trọng trong mô hình tổ chức mới. Hiện nay, số liệu nợ thuế toàn quốc được theo dõi và quản lý tại Vụ quản lý nợ tại Tổng cục, ở cấp cục thuế được quản lý và tổng hợp tại bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế, số liệu về nợ thuế qua các năm cũng đã có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Cùng với đó, công tác quản lý nợ thuế cũng được quan tâm hơn và trở thành một khâu quan trọng trong quản lý thuế để đảm bảo số thu NSNN.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác theo dõi, đôn đốc nợ thuế được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện dự toán thu NSNN.
Bảng 2.1: Tình hình nợ thuế luỹ kế qua các năm
( Số liệu tại thời điểm 31/12 hàng năm)
Tổng thu NSNN trừ dầu
72,854,56
5 92,796,963 107,542,254 120,510,145
cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ tăng nợ. Cụ thể, năm 2010, tổng số tiền thuế nợ của các doanh nghiệp thuộc Cục thuế TP Hà Nội là 3.078.076 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2009. Đặc biệt đến năm 2011, con số này là 4.342.523 triệu đồng, tăng 41% so với năm 2010, sang đến năm 2012 là 5.985.219 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2011. Đây là tỷ lệ gia tăng nợ khá cao.
Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 là một năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát tăng cao ở mức 19%, tăng trưởng kinh tế giảm sút còn 5,8%, tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, giá cả các mặt hàng leo thang chưa từng thấy. Đây cũng là năm đầu tiên mà số doanh nghiệp tuyên bố là phá sản lên đến 48.000 doanh nghiệp. Tình hình kinh tế khó khăn kéo theo những khó khăn về tài chính với các doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều. Năm 2011, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế từ các nước Châu Âu, nợ công của các nước Mỹ, Hy lạp, Itali ... quá cao dẫn đến tính thanh khoản của đồng Đôla Mỹ bị giảm sút đã lan sang các nước Châu Á, đặc biệt là ảnh hưởng tới khối ASEAN, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, chính phủ đã phải ra nhiều biện pháp
kích cầu, miễn giảm, gia hạn nộp tiền thuế cho các doanh nghiệp, các biện pháp thực hiện đã phát huy tác dụng rõ nét. Bên cạnh đó thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đóng băng, khối lượng giao dịch thấp dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và xây dựng cơ bản không có nguồn để trả nợ... Đó là những yếu tố tác động trực tiếp lên công tác thu NS nói chung cũng như ngành thuế HN nói riêng nên nhiệm vụ thu của năm trở nên hết sức nặng nề. Các chính sách kích cầu hỗ trợ theo NQ30 và NQ08 của chính phủ tạo điều kiện giúp các DN vừa và nhỏ vượt qua khó khăn của nền kinh tế, đã làm giảm đáng kể nguồn thu của Hà Nội cũng như gây những khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý nợ thuế.
Tuy nhiên, không thể nói việc nợ tăng cao chỉ hoàn toàn do những khó khăn của nền kinh tế. Việc số tiền nợ thuế tăng lên quá cao phần nào phản ánh thực trạng công tác quản lý nợ những năm qua chưa thực sự tốt. Nhưng nếu đánh giá hiệu quả công tác thu nợ chỉ dựa trên số nợ tuyệt đối là không hoàn toàn chính xác. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự gia tăng về số lượng cũng như phát triển về qui mô của các doanh nghiệp, số thu NSNN qua các năm cũng không ngừng tăng lên. Sự phát triển này mặt khác đem lại nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng. Do đó, việc gia tăng về số tiền thuế nợ qua các năm cũng là điều dễ hiểu và phù hợp với qui luật phát triển của nền kinh tế.
Nhưng cũng qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009, tổng số thuế nợ của các doanh nghiệp thuộc Cục thuế TP Hà Nội là 2,618,416 triệu đồng, chiếm 3,6% tổng thu NSNN. Đến năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống còn 3,3%. Tỷ lệ nợ trên tổng thu NSNN giảm xuống là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác quản lý nợ thuế đạt được hiệu quả khá cao. Hơn nữa tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu NSNN cả 2 năm 2009 và 2010 đều ở mức dưới 4% là tỷ lệ nợ khá an toàn và đạt được chỉ tiêu thu nợ mà Tổng cục thuế giao (Tỷ lệ nợ thuế giữ ở mức dưới 4% trên tổng thu NSNN). Tuy nhiên, đến năm 2011, tỷ lệ này tăng lên khá cao ở mức 4,04% và năm 2012 là 4,97%, tăng hơn 1,65% so với năm 2010. Như vậy, trong năm 2012, số tiền nợ thuế tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ lệ nợ. Nguyên
nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu quả của công tác thu nợ thuế, chúng ta phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đánh giá trên nhiều chỉ tiêu. Bởi lẽ tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu NSNN đôi khi cũng không phản ánh hết được tình trạng nợ đọng thuế. Số liệu nợ thuế thường có tính thời điểm cao. Do đó, đánh giá hiệu quả công tác nợ, cũng cần xem xét từng loại nợ được phân loại theo từng nội dung đã nêu ở phần trên được quản lý ra sao và sự tăng, giảm các loại nợ như thế nào để đưa ra các biện pháp đôn đốc phù hợp.
2.2.1.1. Công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trong hiệu quả công tác quản lý nợ, Cục thuế TP Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ. Sau khi kết thúc năm Ngân sách, Cục thuế đã quán triệt chốt số nợ đến 31/12 năm trước căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.
Sau đó, Căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã được xác định được và chỉ tiêu thu tiền thuế được Tổng cục thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định đồng thời báo cáo lên Tổng Cục thuế.
Có thể nói, công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nợ tại Cục thuế TP Hà Nội. Không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ hàng năm mà còn là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác quản lý nợ hàng năm.
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ còn chưa phát huy đựoc tối đa hiệu quả của nó. Bởi vì:
Thứ nhất, Việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Việc lấy số nợ tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ
cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa tính đến được những biến động về kinh tế - xã hội của năm thực hiện.
Thứ hai, Việc tổng Cục thuế qui định mức tiền thuế nợ/ tổng thu NSNN chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cũng phần nào gây khó khăn cho công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của Cục thuế TP Hà Nội. Thực tế quản lý hiện nay cho thấy. Cơ cấu nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành nghề khác nhau. Có những ngành nghề, lĩnh vực có số thuế nợ đọng rất nhỏ, hầu như không có nợ: ngân hàng, bảo hiểm... Trong khi đó có những ngành nghề có số nợ rất lớn: xây dựng, giao thông vận tải...
Do đó, việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các đơn vị khối: ngân hàng, bảo hiểm... dễ dàng hơn nhiều so với việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các đơn vị khối xây dựng cơ bản, giao thông vận tải... Mặc dù Cục thuế TP Hà Nội đã chỉ đạo mức chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các ngành nghề đặc thù có số thuế nợ đọng lớn có thể cao hơn so với mức chung Tổng cục thuế qui định. Ngược lại, chỉ tiêu thu nợ của khối ngân hàng, bảo hiểm phải thấp hơn nhiều mức chung do Tổng cục thuế qui định. Tuy nhiên, do không thể đặt ra một mức chỉ tiêu quá cao so với mức chung Tổng cục thuế qui định. Do đó, khối các đơn vị khối xây dựng cơ bản luôn gặp khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm.
2.2.1.2. Công tác phân công thu nợ thuế
Phân công nợ thuế là việc phân công người nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ cụ thể để đôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của đơn vị.
Phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Phân công hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý. Việc phân công bất hợp lý không chỉ gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý nợ thuế không cao. Công tác quản lý nợ thuế không chỉ là công việc của phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế mà còn liên quan đến rất nhiều phòng ban chức năng: kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kê khai và kế toán thuế, phòng thuế TNCN... Do đó, việc phân công hợp lý có ý nghĩa
CHỈ TIÊU Năm phân tích 2010 2011 2012 Tổng số thuế nợ 3,078,076 4,342,52 3 5,985,21 9 Khối DN ĐTNN Tuyệt đối 412,154 596,694 655,804 Tương đối 13.40% 13.70% 10.90%
quan trọng trong việc phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
Trước năm 2012, Công tác phân công thu nợ thuế của Cục thuế TP Hà Nội được thực hiện theo chương của từng đơn vị. Cụ thể: phòng QLN & CCN được chia thành 6 nhóm tương ứng với sự phân chia doanh nghiệp thuộc 6 phòng KTT thuộc Cục thuế TP Hà Nội.
+ Nhóm phòng KT1: Khối DN ĐTNN
+ Nhóm phòng KT2: Khối DN thuộc lĩnh vực giao thông, Xây dựng và bưu điện + Nhóm phòng KT3: Khối văn hoá thể thao nghệ thuật và công nghiệp điện + Nhóm phòng KT4: Khối ngoài quốc doanh
+ Nhóm phòng KT5: Khối nông nghiệp, an ninh quốc phòng + Nhóm phòng KT6: Khối ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
Công tác quản lý nợ thuế được phân công theo chương của đơn vị. Chương của đơn vị được xác định theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ quản lý nợ được phân công quản lý các đơn vị thuộc một hoặc một số chương. Tuy nhiên, do có những chương có nhiều đơn vị nên sẽ có một số cán bộ được phân công quản lý tương ứng. Việc phân công quản lý nợ theo chương (ngành nghề) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Một cán bộ được phân công chuyên quản những doanh nghiệp thuộc một hoặc một số ngành nghề kinh doanh giúp cho việc nắm bắt tình hình dễ dàng hơn, việc nắm bắt chính sách để phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn nhiều. Những doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề thường có rất nhiều điểm chung. Hơn nữa Nhà nước cũng thường có chính sách ưu đãi, khuyến khích, miễn, giảm... theo ngành nghề. Do đó, cán bộ phân công quản lý theo ngành nghề là rất hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.
Bảng 2.2: Số liệu nợ thuế theo nhóm phòng kiểm tra thuế Đơn vị tính: triệu đồng
Khối VHTTNT và công nghiệp điện
Tuyệt đối 590,458 742,944 1,260,89 0
Tương đối 19.20% 17.10% 21.30%
Khối ngoài quốc doanh
Tuyệt đối 645,028 1,011,81 2 1,125,26 9 Tương đối 21.00% 23.30% 18.8% Khối NN, ANQP Tuyệt đối 410,059 557,197 382,480 Tương đối 13.30% 12.80% 6.70% Khối NH, BH, chứng
khoán Tuyệt đối 275,249 253,329 246,890
lĩnh vực giao thông, xây dựng và khối ngoài quốc doanh luôn chiếm phần lớn trong tổng số thuế nợ đọng hàng năm và ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, số thuế nợ đọng của khối ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và nông nghiệp, an ninh quốc phòng lại luôn ở mức rất thấp và đặc biệt là khối ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán ngày càng có xu hướng giảm số thuế nợ đọng.
Cụ thể: Năm 2010, số thuế nợ của khối doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng và bưu điện là 745 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng số thuế nợ; đến năm 2011, con số này tăng lên là 1.172 tỷ đồng và đến năm 2012 tăng lên tới 2.274 tỷ đồng, chiếm tới 38% tổng số thuế nợ và là lĩnh vực có số thuế nợ đọng lớn nhất.
Điều này phần nào là do đặc thù của lĩnh vực xây dựng cơ bản, luôn cần một lượng vốn rất lớn, khối lượng thanh toán không tập trung, thường theo tiến độ công trình. Hơn nữa, số thuế phát sinh thường rất lớn. Ngoài ra, năm 2011 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế và cũng là năm đặt biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà nước thắt chặt chi tiêu công khiến cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn NSNN không được giải ngân và gặp khó khăn về vốn, thị trường bất động sản đóng băng, lượng cầu giảm xuống thấp... Tất cả những nhân tố đó khiến cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư XDCB gặp khó khăn lớn về vốn và khả năng thanh toán nghĩa vụ thuế với NSNN. Do đó, số thuế nợ đọng lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Cũng theo bảng số liệu trên, số thuế nợ đọng của khối ngoài quốc doanh cũng rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thuế nợ và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ thuế nợ của khối ngoài quốc doanh là 21%; đến năm 2011 con số này đã tăng lên tới 23,3%. Năm 2012 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 18,8%, nhưng xét về số tuyệt đối nợ NQD vẫn tăng 113 tỷ so với năm 2011. Nhìn vào thực trạng trên thì số thuế nợ đọng của các doanh nghiệp NQD luôn có xu hướng tăng qua các năm. Điều này một phần là do đặc thù của các doanh nghiệp NQD. Các doanh nghiệp NQD là một trong số những đối tượng có mức độ rủi ro về thuế cao