Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồnghoán đổi

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 28)

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Swap Transction):

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là nghiệp vụ đồng thời mua và bán một số lượng ngoại tệ nhất định với hai kỳ hạn khác nhau. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ có thể thực hiện trên thị trường liên ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với một khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp). Giao dịch hoán đổi ngoại tệ điển hình nhất là hoán đổi giao ngay với có kỳ hạn (Spot againt forward). Một nhà kinh doanh tiền tệ (dearlers) sẽ mua một số lượng nhất định ngoại tệ trên thị trường giao ngay của một ngân hàng và đồng thời bán số ngoại tệ đó theo phương thức có kỳ hạn do chính ngân hàng đó. Cách thức giao dịch này thường được tiến hành với một ngân hàng, vì vậy, các nhà kinh doanh tiền tệ không phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Sự khác biệt giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn đã được biết thông qua niêm yết tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn của ngân hàng. Chẳng hạn, Ngân hàng A mua 1 triệu GBP theo tỷ giá giao ngay 1,5670USD/GBP của ngân hàng B, đồng thời ngân hàng A ký hợp đồng bán 1 triệu GBP đó theo tỷ giá có kỳ hạn 3 tháng là 1,5680 USD/GBP cho chính ngân hàng B. Mục đích của giao dịch hoán đổi này là để giảm chi phí vốn của hai ngân hàng. Ngân hàng A cần số vốn 1 triệu GBP trong thời hạn 3 tháng trong khi lại có số vốn bằng USD tương đương và 3 tháng sau lại cần lại số vốn USD đó. Đối với ngân hàng B, nhu cầu sử dụng vốn lại ngược lại với ngân hàng A. Như vậy ngân hàng A và ngân hàng B cần tính toán lợi ích của giao dịch hoán đổi trên cơ sở so sánh chênh lệch lãi suất chênh lệch tỷ giá hối đoái giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Nghiệp vụ hoán đổi giao ngay với có kỳ hạn cũng có thể được thực hiện giữa các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế với các ngân hàng. Các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ hoán đổi để đáp ứng nhu cầu vốn mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng các loại tiền khác nhau trong từng kỳ khác nhau. Đồng thời giảm được chi phí vốn nếu không sử dụng giao dịch hoán đổi.

Một hình thức giao dịch hoán đổi ngoại tệ phức tạp hơn là hoán đổi có kỳ hạn với có kỳ hạn (Forward - Forward swap), còn được gọi là nghiệp vụ kỳ hạn hai

chiều. Chẳng hạn, một doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế có thể bán 20 triệu GBP kỳ hạn 2 tháng để nhận USD theo tỷ giá có kỳ hạn 2 tháng là 1,9880 USD/GBP cho một ngân hàng và đồng thời mua lại 20 triệu GBP bằng USD với kỳ hạn 3 tháng là 1,6820 USD/GBP của chính ngân hàng đó. Về thực chất giao dịch này được xem là kỹ thuật vay vốn bằng các đồng tiền khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các bên tham gia giao dịch. Vì vậy, cả hai bên tham gia giao dịch hoán đổi ngoại tệ cần phải xem xét đến mối quan hệ giữa chênh lệch lãi suất và chênh lệch tỷ giá. Nếu chênh lệch lãi suất đúng bằng chênh lệch tỷ giá (Lý thuyết cân bằng lãi suất thực hiện) thì không bên nào bị thiệt do nghiệp vụ hoán đổi. Nhưng nếu lãi suất không cân bằng thì một nghiệp vụ hoán đổi. Nhưng nếu lãi suất không cân bằng thì một bên tham gia giao dịch bị thiệt do khác biệt lãi suất không bù đắp được khác biệt tỷ giá và khi đó phải xem xét lợi ích sử dụng vốn đề quyết định.

Giao dịch hoán đổi còn được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái. Nếu không sử dụng nghiệp vụ hoán đổi, các doanh nghiệp tham gia thị trường ngoại hối buộc phải mua hoặc bán các loại ngoại tệ để có được loại tiền tệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và do đó phải gánh chịu hai khoản thiệt hại là chênh lệch giá mua, giá bán và khi cần lại loại ngoại tệ ban đầu lại phải tiếp tục bán mua trên thị trường. Nghiệp vụ hoán đổi sẽ cho phép tránh được thiệt hại này do các bên tham gia sẽ cho phép tránh được thiệt hại là chênh lệch giá mua, giá bán và khi cần lại loại ngoại tệ ban đầu lại phải tiếp tục bán mua trên thị trương. Giao dịch hoán đổi sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế có được loại ngoại tệ mong muốn để sử dụng trong dài hạn mà không cần chịu rủi ro do thay đổi tỷ giá.

Tại Việt Nam, giao dịch hoán đổi tiền tệ được thực hiện theo Quyết định số 17/1998/QĐ - NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Giao dịch hoán đổi đã giúp cho các ngân hàng thương mại giải quyết được nhu cầu về vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh và tín dụng mà không cần thông qua mua bán trên thị trường và giảm được thiệt hại do biến động tỷ giá.

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w