Thực trạng sử dụng Hợp đồng quyền chọn tại Mipec

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46 - 56)

Trong giai đoạn 2014-2015, tỷ giá USD/VND có sự biến động mạnh mẽ. Tăng từ 21.100 đồng trong tháng 1/2014 lên mức 22.500 đồng tháng 9/2015. 22j600 22,400 22^00 22,400 2I,⅛L∣ O 21 JbOO 21,400 21,200 21j000 Tỷ giá ΓSI)∕VħlD 01/14 03/14 05/14 07/14 00/14 11/14 01/15 03/15 05/15 07/15 00/15 — ■ l‘ỹ giá BQLNH ■ ■■ Tỹ gjá trân

— - - - • Tý giá sán Tỹ gjá mua JIgay CLia VCH

— ■ Iy giá hán ngay cùa VC H

Λ⅛ιw⅛.∙ CEK.. VCBS

Biểu đồ 2.2.2.1: Sự biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2014-2015

Việc này đồng nghĩa là với cùng 1 lượng nhập khẩu xăng dầu, Mipec sẽ phải chi nhiều VND hơn để có thể thanh toán cho phía nhà xuất khẩu. Điều này làm tăng chi phí, ảnh hưởng trực tiếp tới Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trước tình hình đó, Mipec đã chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách mua hợp đồng quyền chọn mua do ngân hàng Vietcombank cung cấp.

VCB quy định rất cụ thể về quy mô tối đa, tối thiểu trong mỗi hợp đồng cũng như tổng giá trị các hợp đồng còn được phép ký kết với một khách hàng VCB bán quyền chọn. Hạn mức giao dịch quyền chọn với từng đối tác nước ngoài VCB mua quyền chọn theo từng thời kỳ. Về thời hạn hợp đồng quyền chọn tối thiểu là 7 ngày và tối đa là 6 tháng.

2.2.2.1 Hợp đồng quyền chọn mua đối với Mipec

Ngày 5/6/2018, Mipec phát sinh Hợp đồng nhập khẩu xăng dầu trị giá 1.800.000 USD đến hạn thanh toán sau 3 tháng, tỷ giá giao ngày (USD/VND) ở thời

chọn (Sb>E) (Sb<E) đồng quyền chọn

điểm hiện tại: 22.775 - 22.845 đồng trong khi đó tỷ giá giao ngay khi thanh toán chưa biết vì chưa xảy ra.

Ở thời điểm giao dịch: Để tránh rủi ro ngoại hối, công ty liên hệ với VCB mua quyền chọn mua có những nội dung, do VCB xác định và chào cho Mipec, như sau:

- Trị giá quyền chọn (K): 1.800.000 USD - Tỷ giá thực hiện (E): 22.950 VND

- Phí mua quyền chọn (P) tính trên mỗi đồng ngoại tệ: 100 đồng. Tổng chi phí mua quyền chọn bằng 1.800.000 x 100 đồng = 180 triệu đồng.

- Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ

- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T): 3 tháng.

Ở thời điểm này, Mipec đã bỏ ra tổng chi phí 180 triệu đồng để mua công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Mặc dù, lúc này thời điểm đáo hạn chưa xảy ra nhưng công ty biết trước được khi đáo hạn có hai khả năng xảy ra và các giao dịch khi quyền chọn đáo hạn như sau:

Ở thời điểm đáo hạn ngày 5/9/2019:

- Tỷ giá mua giao ngay Sb=23.355, Sb > E = 22.950 thì doanh nghiệp sẽ thực

hiện quyền chọn mua. Khi ấy giá trị của khoản phải trả quy ra nội tệ là V = 1.800.000 x 22.950 = 41.310.000.000 đồng, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao nhiêu. Trước đó Mipec đã bỏ ra một khoản chi phí bằng 180 triệu VND để mua quyền chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản phải trả tăng thêm nhưng vẫn được cố định ở mức 41.310.000.000 + 180.000.000 = 41.490.000.000VND. Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm soát.

- Giả sử tỷ giá giao ngay Sb < E = 22.950 thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Khi ấy giá trị khoản phải trả quy ra nội tệ là V(Sb) = 1.800.000 USD x Sb (triệu VNĐ). Trước đó Mipec đã bỏ ra một khoản chi phí bằng 180 triệu VND để mua quyền chọn nên giá trị khoản phải rả quy ra nội tệ tăng thêm lên đến 1.800.000(Sb + 100) triệu VND. Giá trị này chưa được cố định nhưng bị chặn trên tối đa ở mức 1.800.000(22.950+100) = 41.490.000.000VND, do Sb < 22.950. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.

Kết quả là dù tỷ giá giao ngay khi hợp đồng nhập khẩu đến hạn là bao nhiêu đi nữa thì trị giá phải thanh toán của hợp đồng nhập khẩu quy ra VND vẫn nằm ở mức tối đa là 41.490.000.000 VND.

- Giả sử, ngày 5/6/2018 Mipec không mua Hợp đồng quyền chọn thì khoản phải trả quy ra đồng nội tệ phải thanh toán vào ngày 5/9/2018 V(Sb) = 1.800.000 USD x 23.355 = 42.039.000.000 VND.

Chênh lệch khoản tiền phải thanh toán để mua 1.800.000 USD vào ngày 5/9/2018 giữa việc sử dụng Hợp đồng quyền chọn và không sử dụng là:

42.039.000.000 - 41.490.000.000 = 549.000.000 VND Tóm lại, ta có bảng sau :

Doanh thu từ hoạt động tài

chính

sinh đã được phát huy. Điều này kích thích việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi liên tục có những hợp đồng thanh toán ngoại tệ.

Ngày mua HĐ

Kỳ hạn Khôi lượng HĐ

quyền chọn (USD)

Phí HĐ (đồng) Chi phí tăng, giảm khi mua USD khi sử

dụng HĐ 3/2017 1 tháng 1.600.000 160.000.000 160.000.000 4/2017 1 tháng 1.729.030 172.903.000 -360.000.000 3/2018 1 tháng 1.920.780 192.078.000 -250.000.000 6/2018 3 tháng 1.800.000 180.000.000 -549.000.000 8/2018 2 tháng 1.268.000 126.800.000 -170.000.000 12/2018 2 tháng 1.309.289 130.928.000 130.928.000 2/2019 1 tháng 1.892.000 189.200.000 189.200.000 4/2019 2 tháng 1.672.920 167.292.000 -190.000.000 6/2019 2 tháng 1.892.710 189.271.000 -240.728.000

2.2.2.2 Diễn biến thực tế tình hình biến động tỷ giá giai đoạn 2018

Biểu đồ 2.2.2.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2018

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Tỷ giá VNĐ/USD có xu hướng tăng qua các tháng đặc biệt mạnh là giai đoạn từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018 do ảnh hưởng từ cuộc chiến Thương mại Mỹ - Trung.

Mipec quyết định mua Hợp đồng quyền chọn vào giai đoạn này là một quyết định đúng đắn, phòng ngừa rủi ro tỷ giá biến động mạnh trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 9 năm 2018 và đem lại khoản Doanh thu tài chính 549.000.000 đồng từ việc thực hiện hợp đồng.

Nhận xét:

Sử dụng hợp đồng quyền chọn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối có ưu điểm là giúp công ty vừa kiểm soát được rủi ro ngoại hối vừa giúp công ty tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi. Có thể nói hợp đồng quyền chọn, với tính chất linh hoạt của nó, là hợp đồng cho phép công ty đạt được cả hai mục tiêu: phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là công ty phải bỏ chi phí ra mua quyền chọn, cho dù có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn.

Tư vấn lựa chọn - Hợp đồng quyền chọn mua có thể được lựa chọn sử dụng như là giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả khi nào có một thị trường quyền chọn tập trung hoặc phi tập trung sẵn sàng cho loại giao dịch này. Mặt khác, nếu sự biến động tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó so với nội tệ rất khó dự đoán thì công ty nên chọn hợp đồng quyền chọn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối.

2.2.2.3 Tình hình thực hiện Hợp đồng quyền chọn qua các năm

sinh HĐ thanh toán HĐ (USD) đồng điểm thanh toán giá tăng, giảm 20/1/2017 2 tháng 1.550.900 22.590 22.820 356.707.000 20/2/2017 1 tháng 1.604.100 22.840 22.820 -32.082.000 9/5/2017 1 tháng 1.480.100 22.770 22.720 -74.005.000 06/6/2017 1 tháng 1.583.900 22.770 22.780 15.839.000 28/7/2017 3 tháng 1.900.100 22.765 22,750 -28.501.500 29/8/2017 1 tháng 1.793.000 22.765 22.760 -8.965.000 3/10/2017 1 tháng 1.786.000 22.760 22.750 -17.860.000 22/11/2017 1 tháng 1.821.020 22.760 22.745 -27.315.300

Nguồn: Báo cáo tài chính Mipec 2017-2019

Nhận xét:

Việc sử dụng công cụ phái sinh của Mipec đã đem lại hiệu quả tích cực giúp tiết kiệm chi phí mua ngoại tệ, giúp DN có phương án tài chính phù hợp, đối phó với tình hình biến động tỷ giá.

Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ phái còn hạn chế mới dừng ở mức chỉ sử dụng 1 loại hợp đồng phái sinh đó là Hơp đồng quyền chọn. Mipec vẫn chưa tận dụng hết được những lợi ích mà các loại hợp đồng khác nhau mang lại trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Phí quyền chọn mà Mipec phải trả cho VCB được xác định dựa trên căn cứ vào giá bán quyền chọn của ngân hàng nước ngoài để chào giá cho khách hàng. Điều này cho thấy VCB chỉ đóng vai trò trung gian hưởng hoa hồng giữa khách hàng mua quyền chọn và phía ngân hàng nước ngoài bán quyền chọn. Khoản hoa hồng đó được cộng trực tiếp vào phí quyền chọn mà ngân hàng nước ngoài đưa ra

nên làm cho phí này cao lên. Chính yếu tố phí quyền chọn cao là nguyên nhân cốt yếu làm cho loại hình giao dịch này chưa phát triển mạnh.

Doanh nghiệp không trực tiếp mua quyền chọn từ ngân hàng nước ngoài để giảm chi phí. Do nhu cầu của mỗi doanh nghiệp thường không lớn, nếu tự liên hệ với ngân hàng nước ngoài sẽ rất tốn kém, và các ngân hàng nước ngoài cũng không sẵn sàng thực hiện những hợp đồng nhỏ lẻ với khách hàng nước ngoài. Do đó, có thể nói VCB tạm thời giữ vai trò đầu mối tập trung các giao dịch quyền chọn nhỏ lẻ để giao dịch lại với ngân hàng nước ngoài trong lúc chưa tự doanh được. Tuy nhiên, lý do chính yếu nhất là các ngân hàng nước ngoài không thực hiện quyền chọn thanh toán bằng VND, mà chỉ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, trong khi đó doanh nghiệp không có đủ khả năng ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và bị hạn chế về quy chế quản lý ngoại hối của NHNN nên doanh nghiệp vẫn phải thực hiện giao dịch quyền chọn với các NHTM trong nước.

2.2.2.4 Hợp đồng thanh toán cho nhà xuất khẩu khi Mipec không sử dụng công cụ phái sinh trong giai đoạn 2017-2019

Mipec là doanh nghiệp có khối lượng nhập khẩu lớn, phát sinh theo từng tháng. Ta có Bảng tổng hợp các Hợp đồng nhập khẩu xăng dầu qua các năm, giai đoạn 2017-2019

Ngày phát sinh HĐ Thời hạn thanh toán Khối lượng Tỷ giá giao ngay tại ngày phát sinh HĐ

Tỷ giá giao ngay tại thời

điểm thanh toán Chênh lệch do tỷ giá tăng, giảm 12/1/2018 1 tháng 1.729.000 22.745 22.740 8.645.000 26/2/2018 2 tháng 1.937.000 22.755 22.805 96.850.000 10/4/2018 1 tháng 1.592.800 22.825 22.805 -31.856.000 15/5/2018 1 tháng 1.489.290 22.805 22.855 74.464.500 27/7/2018 1 tháng 1.309.280 23.280 23.335 72.010.400 28/9/2018 2 tháng 1.279.580 23.370 23.385 19.193.700 15/11/2018 1 tháng 1.489.890 23.355 23.345 -14.898.900

Biểu đồ 2.2.2.3 Tỷ giá USD/VND năm 2017

Nhận xét:

Từ Bảng tổng hợp các Hợp đồng nhập khẩu xăng dầu và Biểu đồ tỷ giá USD/VND năm 2017 ta thấy:

Giai đoạn từ tháng 1/2017 tới tháng 4 năm 2017, tỷ giá giao ngay USD/VND có nhiều sự biến động tăng giảm mạnh. Tuy nhiên, có thể do chủ quan với những biến động này mà Mipec đã không phòng ngừa rủi ro vào tháng 1, dẫn tới Chi phí mua ngoại tệ khi thanh toán hợp đồng nhập khẩu đã tăng 356.707.000 VND so với việc thanh toán ngay khi hợp đồng phát sinh do tỷ giá tăng mạnh từ 22.590 VND lên 22.820 VND. Tháng 2/2017, tỷ giá giao ngay tại ngày thanh toán giảm nhẹ so với ngày hợp đồng nên công ty tiết kiệm được 1 khoản chi phí để mua USD là 32.082.000 VND.

Từ tháng 5/2017 tới cuối năm, nhận định tình hình tỷ giá ổn định nên Mipec đã không dùng biện pháp phòng ngừa và thực tế tỷ giá thời gian đó khá ổn định quanh mức 22.750 VND nên các hợp đồng tại thời điểm thanh toán không tốn quá nhiều chi phí so với lúc phát sinh hợp đồng để mua USD.

sinh HĐ thanh toán

phát sinh HĐ

điểm thanh

toán tăng, giảm

11/1/2019 2 tháng 1.789.590 23.245 23.250 8.947.950 25/3/2019 1 tháng 1.680.000 23.255 23.310 92.400.000 15/5/2019 2 tháng 1.378.000 23.370 23.260 -151.580.000 10/7/2019 1 tháng 1.689.200 23.280 23.260 33.784.000

Nguồn: Báo cáo thường niên Mipec năm 2018

Tỷ giá giao ngay USD/VND 2018

236∞ 23400 23200 23000 228n0. 22600 22400 22200 ---USD/VND

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Biểu đồ 2.2.2.4: Tỷ giá USD/VND năm 2018

Nhận xét:

Từ tháng 1/2018 tới tháng 6/2018, tỷ giá khá ổn định, dao động quanh ngưỡng 22.750 VND. Tuy nhiên tháng 2/2018, tỷ giá tăng từ 22.755 VND lên 22.805 VND đã làm tăng chi phí mua USD lên 96.850.000 VND do khối lượng hợp đồng giao dịch lớn.

Tháng 6/2018 tới tháng 8/2018 là giai đoạn tỷ giá biến động mạnh. Mipec chỉ sử dụng hợp đồng quyền chọn vào tháng 6/2018. Tháng 7/2018, tỷ giá tăng làm tăng chi phí mua USD của công ty mà không có sự bảo vệ nào. Mipec đã nhận định chưa thực sự đúng về diễn biến tỷ giá.

Biểu đồ 2.2.2.5: Tỷ giá USD/VND các tháng đầu năm 2019

Nhận xét:

Từ tháng 1/2019 tới tháng 4/2019, tỷ giá biến động không nhiều, chi phí mua USD vẫn trong tầm kiểm soát và không quá biến động so với các tháng trước. Tháng 5/2019, thời hạn thanh toán sau 2 tháng, tỷ giá giảm mạnh từ 23.370 đồng xuống 23.260 đồng. Điều này làm công ty tiết kiệm được khoản chi phí lớn khi mua USD để thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46 - 56)