Giao dịch hoán đổi

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 37)

Giao dịch hoán đổi chính thức được áp dụng tại thị trường Việt Nam cùng thời điểm với giao dịch kỳ hạn dựa trên quyết định số 17/1998/QĐ - NHNN7 ngày10/01/1998. Theo đó, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái gồm đồng thời cả hai giao dịch là giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Như vậy, hợp đồnghoán đổi có hai dạng: mua giao ngay - bán kỳ hạn và bán giao ngay - mua kỳ hạn.

Xác định tỷ giá hoán đổi: một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá:

tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thỏa thuận. Tỷ giá kỳ hạn được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng.

Đối với giao dịch hoán đổi giữa NHNN và các NHTM thì được điều chỉnh bằng quyết định số 430/1997/QĐ-NH13 ngày 24/12/1997 do Thống đốc NHNN ký ban hành. Theo đó, NHNN thực hiện giao dịch SWAP đôla Mỹ/ Đồng Việt Nam (và các loại ngoại tệ khác khi điều kiện cho phép) cho các kỳ hạn 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng với các NHTM là thành viên Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Số ngày quy ước làm cơ sở tính toán tỷ lệ HOÁN ĐÔI của một tháng là 30 ngày, của một năm là 360 ngày. Đồng thời cũng quy định công thức xác định tỷ giá trong hợp đồng hoán đổi:

Tỷ giá SWAP = Tỷ giá giao ngay +Điểm SWAP

2 (LSTCV ĐVN - LIBOR Đôla Mỹ) x SNHĐ

Điểm SWAP=TGGN = _____________________________________________ 360

Trong đó: TGGN: Tỷ giá giao ngay

LSTCVĐ VN: Lãi suất tái cấp vốn Đồng Việt Nam SNHĐ: Số ngày Hợp đồng

Ngày 17/07/2001, NHNN ban hành quyết định 893/2001/QĐ-NHNN thay thế quyết định số 430 về việc thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam cho các ngân hàng. Tại quyết định này, kỳ hạn giao dịch hoán đổi được điều chỉnh linh hoạt hơn: 7 ngày, 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày.

Về tỷ giá giao dịch: Tỷ giá NHNN mua Đô la Mỹ là tỷ giá mua giao ngay của

NHNN tại ngày ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (hoặc tại ngày xác nhận giao dịch hoán đổi ngoại tệ qua mạng REUTERS). Tỷ giá NHNN áp dụng khi bán lại Đô la Mỹ cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ được xác định trên cơ sở tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (hoặc tại ngày xác nhận giao dịch hoán đổi ngoại tệ qua mạng REUTERS) và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Tỷ giá NHNN áp dụng khi bán lại Đô la Mỹ cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ do NHNN công bố trong từng thời kỳ.

1.4.3 Giao dịch quyền chọn

Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, chính thức đề cập đến giao dịch quyền chọn được phép thực hiện trên thị trường Việt Nam. Tại quyết định này giao dịch quyền chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến đồng Việt Nam).

Giao dịch quyền chọn ngoại tệ chính thức được áp dụng thí điểm đầu tiên tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank) sau khi được sự cho phép của NHNN năm 2002, áp dụng cho các loại ngoại tệ mạnh như EUR, AUD, SGD so với USD. Sau thành công tại Eximbank, một số NHTM khác như ACB, VCB, Techcombank cũng được phép thực hiện thí điểm giao dịch này và mở rộng sang nhiều loại tiền tệ dựa trên tỷ giá USD/VND và giá vàng thay vì chỉ dựa trên tỷ giá EUR/USD, AUD/USD như lúc mới thí điểm. Đáng kể nhất là ngân hàng ACB, nơi cung cấp khá đa dạng các loại hợp đồng quyền chọn trên tỷ giá giữa các loại ngoại tệ như EUR, JPY, GBP so với USD và kể cả giao dịch quyền chọn trên tỷ giá USD/VND.

Theo quy định của NHNN, tỷ giá thực hiện (giá strike) trong hợp đồng quyền chọn USD/VND không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng kỳ hạn. Đối với Option ngoại tệ/VND, ngân hàng chỉ được thực hiện với các cá nhân và tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam (cá nhân và tổ chức kinh tế luôn là bên mua trong hợp đồng quyền chọn) và các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã được NHNN cho phép thí điểm thực hiện nghiệp vụ Option tiền đồng. Khách hàng khi mua quyền chọn mua nếu thực hiện hợp đồng phải xuất trình cho ngân hàng chứng từ đầy đủ theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Tuy nhiên, do những diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại tệ kéo dài từ giữa năm 2008 và việc vận dụng không đúng bản chất của loại giao dịch này tại một số NHTM mà đến ngày 18/03/2009 NHNN đã ban hành quyết định 1820/NHNN - QLNH về việc dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng kể từ ngày 23/03/2009. Như vậy cho đến nay giao dịch quyền chọn đã bị thu hẹp lại và trên thị trường ngoại hối chỉ còn loại quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ/vàng hoặc quyền chọn vàng với VND.

1.5Kinh nghiệm của nước ngoài trong việc sử dụng ngoại hối phái sinh

Trong suốt ba thập kỷ qua, nền tài chính thế giới đã phát triển nhanh chóng nhờ sự phát triển không ngừng về chất và lượng của các công cụ tài chính phái sinh.

Những công cụ phái sinh này được phổ biến rộng khắp và trở thành những công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý tài chính, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, những công cụ ngoại hối phái sinh vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các công cụ phái sinh khác như phái sinh lãi suất. Theo số liệu từ Bank For International Settlements (BIS) tháng 3/2008, doanh số của công cụ phái sinh ngoại hối trên OTC là 62.983 tỷ USD chỉ chiếm 9% trong tổng doanh số công cụ phái sinh là 683.725 tỷ USD, trong khi đó, doanh số của phái sinh lãi suất là 458.304 tỷ USD, chiếm đến 68%.

Nhưng thị trường công cụ ngoại hối phái sinh thế giới cũng đang rất khả quan với doanh số đang tăng dần trong các năm gần đây. Theo số liệu của BIS thì doanh số ngoại hối phái sinh trên OTC tăng từ 38.127 tỷ USD tháng 6/2006 lên 62.983 tỷ USD tháng 6/2008, trong đó doanh thu từ công cụ kỳ hạn và hoán đổi ngoại hối chiếm ưu thế hơn so với công cụ quyền chọn ngoại hối. Nguyên nhân giải thích cho điều này là các công cụ kỳ hạn ngoại hối trở nên thích hợp hơn so với công cụ quyền chọn và kèm với nó là chi phí rẻ hơn.

Các DN nói chung và các DN XNK nói riêng trên thế giới, như các DN ở Mỹ, Châu Âu.. .ngày nay sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh rất phổ biến, có đến 76% trong số các DN của Mỹ tham gia thị trường tài chính phái sinh thực hiện các giao dịch phái sinh ngoại hối để phòng ngừa sự biến động của tỷ giá (Theo một nghiên cứu năm 2003 của Wharton School). Như vậy, các DN trên thế giới đã ý thức được rất rõ ràng về việc tự bảo hiểm với các công cụ phái sinh ngoại hối, chính nhờ điểu này họ vẫn duy trì được ổn định năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải bận tâm nhiều đến nhưng biến động khó có thể dự đoán trước của TGHĐ.

Kết luận chương 1

Tài chính là một lĩnh vực rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đánh dấu sự phát triển của thị trường tài chính là sự ra đời của thị trường công cụ phái sinh.

Chương 1 nêu khái quát những khái niệm cơ bản, đặc điểm của tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối, cũng như ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đối với giá trị doanh nghiệp, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gánh chịu do tỷ giá gây ra. Từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh nhằm tránh tổn thất cho doanh nghiệp, đồng thời điểm lại quá trình hình thành và phát triển của thị trường phái sinh trên thế giới và Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN

HOÁ DẦU QUÂN ĐỘI

2.1 Giới thiệu công ty

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w